Xu hướng liên kết để tham nhũng tăng

Báo cáo tại phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước” do Ủy ban Tư pháp tổ chức, sáng qua, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, “số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng, chủ yếu ở cấp cơ sở. Số vụ việc tham nhũng phát hiện, xử lý qua kiểm tra, thanh tra còn ít…”.

Báo cáo tại phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước” do Ủy ban Tư pháp tổ chức, sáng qua, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, “số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng, chủ yếu ở cấp cơ sở. Số vụ việc tham nhũng phát hiện, xử lý qua kiểm tra, thanh tra còn ít…”.

Tăng xu hướng liên kết để tham nhũng

Các lĩnh vực là “địa bàn” của nạn tham nhũng vẫn là tín dụng, ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các DN…

Số vụ việc tham nhũng phát hiện, xử lý qua kiểm tra, thanh tra còn ít. Quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng có liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng.

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, việc ít phát hiện được hành vi tham nhũng qua hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước một phần là do một số người đứng đầu đơn vị, địa phương chưa tích cực và thiếu kiên quyết trong đấu tranh trong phòng chống tham nhũng; chưa nêu gương về đạo đức lối sống.

Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa nghiêm; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; chế độ công khai, minh bạch ở đơn vị còn hình thức đối phó.

Việc kiểm tra, tự kiểm tra để phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thường xuyên, chưa thực sự ngăn ngừa có hiệu quả nạn tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Do thiếu cơ chế xử lý sau thanh tra, trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan chủ quản còn hạn chế nên việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra còn hạn chế. Một số kết luận thanh tra chưa bảo đảm được tính thực tế và tính khả thi, gây khó khăn trong quá trình thực hiện…

Đề cao trách nhiệm cá nhân

Lý giải về tình trạng “sai phạm được phát hiện qua thanh tra nhiều nhưng phần lớn là xử lý vi phạm hành chính”, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, “công tác thanh tra hướng tới nhiều mục tiêu, nội dung chứ không riêng chỉ phát hiện và xử lý vi phạm. Ngành thanh tra đã chỉ đạo trong hoạt động thanh tra phải quan tâm phát hiện xử lý hành vi tham nhũng, đồng thời phát hiện sai phạm đến đâu sẽ chuyển xử lý đến đó không chờ kết luận thanh tra”.

Trả lời câu hỏi về việc ít phát hiện được hành vi tham nhũng qua hoạt động của các cơ quan hành chính, Tổng Thanh tra Chính phủ nêu nguyên nhân là do đối tượng tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ, thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi vi phạm. Nhiều trường hợp rất khó phát hiện, khó chứng minh động cơ “vụ lợi” trong việc cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm.

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi nhiệm vụ còn chưa tốt. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ ngành còn hạn chế... Bên cạnh đó, thẩm quyền của cơ quan thanh tra còn hạn chế khi “việc thanh tra chỉ có quyền phát hiện, kiểm tra làm rõ và kiến nghị, chứ không có có quyền xử lý và khởi tố...”.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định, ngành Thanh tra đã triển khai thực hiện tốt công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan thanh tra. Các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng đã bị xử lý nghiêm. Từ năm 2009, ngành đến nay đã xử lý 11 trường hợp vi phạm.

Làm rõ trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong phòng chống tham nhũng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn cho biết, cơ quan Kiểm toán Nhà nước luôn xác định rõ trách nhiệm trong PCTN và trước hết là phòng ngừa để không xảy ra hành vi tham nhũng.

Từ năm 2009-2012, qua kiểm toán 579 đầu mối đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý điều hành, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Tổng số tiền kiến nghị xử lý tài chính là 68.339 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần phòng ngừa không để hành vi sai phạm xảy ra. Nhưng “qua kiểm toán để phát hiện hành vi sai phạm đúng với bản chất của nó là rất khó khiến các vụ việc phát hiện qua kiểm toán sang cơ quan điều tra còn ít”, ông Nguyễn Hữu Vạn thừa nhận.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá, tình hình tham nhũng hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực. Cũng theo Phó Thủ tướng, khắc phục kẽ hở từ cơ chế xin-cho; quan tâm hơn tới công tác cán bộ, quản lý ngân sách nhà nước, công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị, tăng cường sự giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện công tác đấu tranh PCTN nói chung và trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng nói riêng... cũng là những giải pháp mà các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung để PCTN hiệu quả hơn.

Năm 2009, tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng phát hiện được là trên 700 tỷ đồng, đã thu hồi 350,5 tỷ đồng. Năm 2010, tổng giá trị tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng phát hiện được 193,5 tỷ đồng, 516,8 ha đất, đã thu hồi 56,4 tỷ đồng, 432,1 ha đất.

Năm 2011, các cơ quan chức năng đã thu hồi trên 300 tỷ đồng. Năm 2012, lực lượng cảnh sát điều tra đã thu hồi trên 410 tỷ đồng. Cơ quan điều tra trong quân đội đã thu hồi 163 triệu đồng. 

(Nguồn: Thanh tra Chính phủ)

Huy Anh

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.