Xử giám đốc Sở Ngoại vụ Khánh Hòa: Liều mạng làm giấy tờ cho Phó Chánh Văn phòng “rởm” xuất cảnh

Trâm và nữ nhân viên kế toán cấp dưới tại tòa.
Trâm và nữ nhân viên kế toán cấp dưới tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) vừa mở phiên xử Nguyễn Quốc Trâm (SN 1968, nguyên GĐ Sở Ngoại vụ) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Giả mạo trong công tác”. Trong vụ án này, Nguyễn Thụy Phương Thảo (SN 1988, cấp dưới của Trâm, ngụ đường Nguyễn Trãi, TP Nha Trang) cùng bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Thủ đoạn tinh vi, kín kẽ

Theo cáo trạng, Trâm được bổ nhiệm giữ chức vụ GĐ Sở Ngoại vụ. Đây là cơ quan Nhà nước chuyên môn có tài khoản và con dấu riêng trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác ngoại vụ của tỉnh Khánh Hòa, có nguồn kinh phí hoạt động từ NSNN cấp hàng năm và được giao chỉ tiêu hợp đồng lao động.

GĐ Sở là chủ tài khoản tiền NSNN của Sở mở tại Kho bạc Nhà nước, có trách nhiệm quản lý và có thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn kinh phí được cấp; quyết định việc tuyển dụng lao động tại Sở theo số lượng biên chế được UBND tỉnh phê duyệt; có quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp phòng tại Sở.

Từ cuối năm 2015, đầu năm 2016, Trâm đã chỉ đạo cấp dưới làm giả các tài liệu để Trâm ký với chức danh Giám đốc Sở Ngoại vụ như sau: Chỉ đạo Lê Thị Bích Phượng (nhân viên văn phòng) soạn Quyết định bổ nhiệm Nguyễn Thị Ngọc Thảo giữ chức vụ Phó chánh văn phòng (CVP) Sở.

Chỉ đạo Nguyễn Thụy Phương Thảo (kế toán từ tháng 9/2015) lập khống bảng lương nhân viên của Sở có tên Ngọc Thảo từ tháng 7-12/2015; chỉ đạo Phan Thị Mai Thanh (nhân viên văn phòng) dịch thuật sang tiếng Anh các tài liệu trên; chỉ đạo Nguyễn Hồng Ân (văn thư) ghi chèn số 24A/QĐ-SNgV ngày 24/7/2014 của Quyết định và đóng hình dấu Sở Ngoại vụ lên các tài liệu làm giả trên.

Mục đích của các việc này nhằm làm giả hồ sơ cho Ngọc Thảo giả mạo là người thuộc Sở Ngoại vụ để được cấp thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ. 

Để hoàn thiện hồ sơ giả đề nghị Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM cấp thị thực nhập cảnh cho Ngọc Thảo, Trâm cung cấp cho Phượng thông tin lý lịch, sổ hộ khẩu của chủ hộ Nguyễn Văn Hai (số 96C Cù Lao Trung, Vĩnh Thọ, Nha Trang) nơi đăng ký thường trú của Thảo để Phượng hoàn thiện hồ sơ đăng ký visa; soạn thảo thư mời giả của Tập đoàn Trần Group gửi Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đề ngày 8/12/2015 với nội dung mời Trâm và Ngọc Thảo “Phó CVP Sở” đến Mỹ.

Trâm cũng giao Mai Thanh chỉnh sửa bản dịch Công hàm ngoại giao (do Phượng soạn bản tiếng Việt, tiếng Anh) gửi đến Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ: Quyết định 24A/QĐ-SNgV ngày 24/7/2014, sổ hộ khẩu số 22099, đăng ký mẫu DS160 đăng ký lịch phỏng vấn và nộp lệ phí phỏng vấn xin thị thực cho Thảo nhập cảnh vào Mỹ. 

Sau khi Trâm thực hiện chỉ đạo làm giả và ký các giấy tờ, thủ tục nêu trên, Thảo đã được xuất cảnh khỏi Việt Nam với chức danh là Phó CVP Sở Ngoại vụ Khánh Hòa.

“Trò mèo” lập quỹ 

Quá trình điều tra. Cơ quan ANĐT Công an Khánh Hòa xác định trong thời gian giữ chức vụ GĐ từ tháng 12/2015-8/2017, Trâm đã chỉ đạo nhân viên kế toán nhiều lần lập khống hồ sơ, chứng từ chi thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp cho một số người nhằm lấy tiền nhập quỹ thu, chi phục vụ cho các hoạt động của Sở, gây thiệt hại cho NSNN gần 171 triệu đồng. 

Cụ thể: từ tháng 12/2015 và từ tháng 1/2017, Trâm đề nghị hai nhân viên lái xe là Nguyễn Công Minh và Đinh Duy Tùng làm thêm công việc bảo vệ tại Sở để có thêm thu nhập, nhưng phải nộp mỗi người 1 bộ hồ sơ xin việc và tài khoản ngân hàng của người khác để được trả lương bảo vệ. 

Minh, Tùng đồng ý và cung cấp cho Thảo để nộp cho Trâm hồ sơ xin việc của Trị (bạn của Minh) và Cường (em Tùng). Trên cơ sở đó, Trâm cung cấp cho Thảo hợp đồng lao động ký kết giữa Trị, Cường với Sở, đồng thời chỉ đạo Thảo lập khống hồ sơ chứng từ thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp để trả lương vào tài khoản ngân hàng cho Trị và Cường, nhưng thực chất Trị và Cường không làm công việc bảo vệ tại Sở, mà hàng ngày Minh và Tùng thay nhau làm bảo vệ. Trâm đã thỏa thuận với Minh và Tùng chỉ được giữ tiền công bảo vệ tại Sở 1 triệu đồng/tháng, số còn lại phải nộp vào quỹ hoạt động của Sở.

Trâm đã chỉ đạo nhân viên kế toán lập khống các chứng từ để thanh toán tiền lương, thưởng và phụ cấp vào tài khoản lương tại ngân hàng cho Trị từ giữa tháng 8/2015 đến tháng 8/2017 (tổng cộng 24,5 tháng) với số tiền hơn 56 triệu đồng. Trong đó, Minh đã thực nhận 21,9 triệu, nộp lại cho thủ quỹ 19 triệu. Tương tự cho Cường từ tháng 10/2016 đến 8/2017 với 29,5 triệu đồng, trong đó Tùng đã thực nhận 9 triệu, nộp lại cho kế toán 20,5 triệu. 

Trâm còn chỉ đạo Thảo lập khống các chứng từ thanh toán tiền lương, thưởng và phụ cấp tháng 11 và tháng 12/2016 với số tiền 8,3 triệu vào tài khoản lương cho Tùng sai quy định, sau đó yêu cầu Tùng nộp lại số tiền trên cho thủ quỹ. 

Sở Ngoại vụ còn ký hợp đồng lao động với Toàn làm nhân viên từ 1/8/2015 đến 31/7/2016 và Khánh từ 1/2/2015 đến 31/1/2016, nhưng Toàn và Khánh đều nghỉ việc từ 3/12/2015. Tuy nhiên, với lý do Toàn và Khánh sau khi nghỉ việc vẫn tiếp tục công tác, hỗ trợ giải quyết công việc tại Sở, nên Trâm đã chỉ đạo Thảo nhiều lần lập khống các chứng từ thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp cho Toàn và Khánh từ tháng 1/2016 - 6/2017 để chuyển tiền cho Toàn và Khánh. 

Quá trình điều tra, xác định toàn bộ số tiền do Minh, Tùng, Toàn, Khánh đã nộp thông qua Thảo và thủ quỹ Nguyễn Quý Nguyệt Hồng Uyên được đưa vào quỹ thu, chi ngoài NSNN của Sở sử dụng chi tiêu cho các hoạt động như tiếp khách, liên hoan, tặng quà dịp tết… Tuy nhiên, CQĐT không thu được sổ theo dõi thu, chi quỹ trên của Sở, nên không đủ căn cứ xác định cụ thể các khoản chi từ quỹ này.

Tại phiên xử vừa qua, HĐXX đã hoãn tòa vì vắng mặt hầu hết các nhân chứng và luật sư của bị cáo.

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.