Xôn xao vụ người giúp việc và chủ nhà 'đại chiến'

Khu nhà Mahagun Moderne – nơi xảy ra tranh cãi
Khu nhà Mahagun Moderne – nơi xảy ra tranh cãi
(PLO) - Tuần qua, dư luận Ấn Độ xôn xao trước một vụ bạo loạn giữa chủ nhà và những người giúp việc ở ngoại ô thủ đô New Delhi. 

Rạng sáng 12/7, tại khu chung cư cao cấp Mahagun Moderne ở Noida, ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã xảy ra một vụ bạo loạn quy mô lớn. Bất chấp sự ngăn cản của những người bảo vệ, hàng trăm người giúp việc mang theo đá và những thanh sắt đã xông vào khu chung cư rồi tới một căn hộ để tấn công chủ nhà, thậm chí còn dọa giết người này. Một lượng lớn cảnh sát đã được huy động tới để giải tán đám đông.

Ngay sau đó, hàng nghìn gia đình sống ở chung cư Mahagun Moderne đã vội vã đuổi người giúp việc của họ ra ngoài với lý do họ không thể tin tưởng để cho những người giúp việc tiếp tục ở trong nhà của họ.

Nguồn cơn của vụ bạo loạn được xác định xuất phát từ mâu thuẫn giữa chủ nhà Harshu Sethi và người giúp việc Johra Bibi. Hôm 11/7, bà Sethi cáo buộc bà Bibi lấy trộm 17.000 rupee, tương đương 265 USD, từ két sắt của gia đình. Khai báo với cảnh sát, bà Sethi nói rằng bà Bibi thú nhận đã lấy thêm 10.000 rupee phụ cấp rồi biến mất.

Ngược lại, bà Bibi khẳng định không thú nhận bất cứ điều gì và rằng bà Sethi đã nhốt bà lại tại nhà riêng của bà ta tối 11/7. Chồng của bà Bibi và những người dân sống ở khu ổ chuột của bà này đã xác nhận thông tin trên. Đến sáng 12/7, bà Bibi bị cảnh sát bắt đi và bạo lực đã xảy ra ngay sau đó. Tổng cộng đã có hơn 70 người sống ở khu ổ chuột của bà Bibi bị bắt giữ vì cáo buộc gây rối trật tự và các cáo buộc khác. 

Theo bà Tripti Lahiri, xung đột giữa người giúp việc và chủ nhà là một trong những nguyên nhân khá phổ biến trong các vụ phạm tội ở Ấn Độ. Song, bạo lực quy mô lớn như vụ việc vừa qua là điều chưa từng xảy ra. Nguyên nhân, theo bà Lahiri, là do dù có thể không hài lòng về cách đối xử của chủ nhà nhưng những người giúp việc ở Ấn Độ thường sợ mất việc nên không dám phản đối mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, ở các thành phố của Ấn Độ, những người giúp việc thường sống luôn ở nhà của chủ nhà, khiến họ ít có cơ hội để xây dựng mạng lưới những người có cùng hoàn cảnh. Song, tình hình đã thay đổi khi những ngôi nhà cao tầng đang mọc lên ngày càng nhiều ở các khu ngoại ô New Delhi và những khu ổ chuột mọc lên ngay cạnh đó, tạo thành thứ mà theo bà Lahiri là “địa điểm hoàn hảo cho một cuộc xung đột giữa 2 nhóm người”. 

Theo bà Lahiri, từ trước đến nay, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo ở Ấn Độ có nghĩa là những người giàu có thể thuê giúp việc với giá rẻ, không có hợp đồng và cũng có rất ít trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, vụ việc đang đánh thức “mối quan hệ thực sự giữa người giàu và người nghèo” ở nước này. Trong đó, người chủ nhà tố giúp việc ghét họ vì họ có tiền còn người giúp việc thì cáo buộc chủ nhà xử tệ, không trả tiền đầy đủ.

Khi vụ việc bắt đầu lắng xuống, nhiều người cũng bắt đầu lo lắng về thời gian tới, khi chủ nhà không có giúp việc còn người giúp việc thì không có công việc để làm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.