Xét xử lưu động: Đẩy mạnh tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm

Người dân đến chật kín sân vận động dự phiên xử lưu động vụ thảm sát Yên Bái
Người dân đến chật kín sân vận động dự phiên xử lưu động vụ thảm sát Yên Bái
(PLO) - Theo báo cáo công tác của Chánh án TANDTC về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII thì trung bình hàng năm, các tòa án đã tổ chức khoảng trên 9.000 phiên tòa xét xử lưu động các vụ án hình sự.

Được coi là một hình thức tuyên truyền pháp luật sâu rộng trong nhân dân và răn đe tội phạm nên các phiên tòa lưu động sẽ được ngành Tòa án tăng cường triển khai và chú trọng thực hiện tốt. Và theo báo cáo công tác của các tòa án 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy số lượng các phiên tòa XXLĐ đã cao hơn cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, TANDTC chưa ban hành văn bản để hướng dẫn cụ thể về các căn cứ, tiêu chuẩn để lựa chọn, xác định những loại vụ án nào (loại tội phạm nào) cần đưa ra XXLĐ. Nhưng trên thực tế, Tòa án thường lựa chọn những vụ án điểm, những vụ án hình sự có tính chất điển hình về tội danh, hành vi phạm tội, các vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, các loại tội phạm đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân như: Mua bán trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, giết người, vi phạm quy định về an toàn giao thông… để tổ chức XXLĐ.

Ngoài những tiêu chí lựa chọn trên, theo một số thẩm phán, để đảm bảo sự thành công, hiệu quả của phiên tòa lưu động thì thông thường, Chủ tọa phiên tòa sẽ có thêm một số tiêu chí để lựa chọn như: những vụ án mà tình tiết đơn giản, bị cáo thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội, có ít đương sự được triệu tập, việc dẫn giải (hoặc triệu tập bị cáo tại ngoại đến tòa) thuận lợi… 

Địa điểm mở phiên tòa để XXLĐ thường là ở nơi xảy ra vụ án hoặc nơi bị cáo thường trú, tạm trú và có điều kiện thuận tiện để tổ chức phiên tòa (như nhà văn hóa, sân vận động; hội trường UBND xã… là những nơi thuận lợi về giao thông, đảm bảo an ninh trật tự và tính tôn nghiêm của phiên tòa).

Đánh giá cao hiệu quả trong việc tuyên truyền pháp luật và răn đe tội phạm, nâng cao tính công khai, dân chủ trong hoạt động XXLĐ nhưng một số thẩm phán cũng cho rằng, các phiên XXLĐ có nhiều áp lực hơn đối với những người “cầm cân nảy mực”.

Điều này đòi hỏi lãnh đạo Tòa, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa hết sức thận trọng khi lựa chọn phiên tòa XXLĐ, đáp ứng được mục tiêu. Ngoài ra Tòa án cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, chính quyền địa phương, cảnh sát hỗ trợ tư pháp… trong việc lựa chọn, tổ chức XXLĐ vụ án để đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn an ninh, trật tự.

Trong khi nhiều người ủng hộ việc tăng cường tổ chức các phiên tòa lưu động thì một số chuyên gia lại có ý kiến ngược lại bởi thực tế đã xuất hiện một số bất cập và có “tác dụng ngược”, đơn cử như vụ việc một bị cáo ở Quảng Nam (bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản, được tại ngoại) đã tử tự vì thấy xấu hổ khi bị đưa XXLĐ.

Từ thực tế này đã đặt ra vấn đề, việc đưa bị cáo ra xét xử trước hàng trăm, hàng ngàn người dân nếu xét từ khía cạnh phẩm giá con người có thể sẽ không được đảm bảo. Và Điều 7 của Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng quy định: “Công dân có quyền được bảo hộ về danh sự, nhân phẩm… mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm đều bị xử lý theo quy định”.

Như vậy, tính đến thời điểm sau khi tuyên án sơ thẩm thì bị cáo vẫn được xem là chưa có tội. Do đó, các quyền công dân của bị cáo phải được tôn trọng và đảm bảo, trong đó có quyền được tôn trọng về danh dự và nhân phẩm.

Thực tế, khi XXLĐ, đôi khi Tòa án chỉ mới quan tâm đến mục đích răn đe, cảnh báo chung mà chưa quan tâm đến danh dự, uy tín của bị cáo và thân nhân gia đình họ. Trường hợp phạm tội do lầm lỡ mà bị XXLĐ sẽ gây thêm sự ác cảm từ cộng đồng và sự mặc cảm từ bản thân bị cáo, đó là rào cản trong việc tái hòa nhập cộng đồng.

Ngược lại, đối với những trường hợp phạm tội do bản tính côn đồ, coi thường pháp luật thì việc XXLĐ sẽ làm tăng thêm tính lỳ lợm, ngông cuồng, với tâm lý không còn gì để mất người phạm tội rất có thể sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn. 

Đọc thêm

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.

Phiên xử bị cáo Đỗ Hữu Ca: "Vợ Đước đến nhà tôi khóc lóc nhờ giúp lo cho chồng"

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm qua (10/4), TAND Quảng Ninh mở phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong vụ án này, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Dự kiến, phiên tòa diễn ra đến 12/4/2024.

Một quyết định thu hồi sổ đỏ tại Tân An bị người dân khởi kiện: Cần tham khảo các ý kiến trong báo cáo của Thanh tra Long An

Một quyết định thu hồi sổ đỏ tại Tân An bị người dân khởi kiện: Cần tham khảo các ý kiến trong báo cáo của Thanh tra Long An
(PLVN) - Ngày 8/4/2024, TAND cấp cao tại TP HCM đã đưa vụ án hành chính ông Nguyễn Thanh Phong (SN 1964) và 5 anh chị em là người khởi kiện; người bị kiện là UBND TP Tân An và UBND tỉnh Long An; ra xét xử. Trong vụ án này, nguyên đơn yêu cầu bị đơn hủy quyết định thu hồi sổ đỏ ban hành hồi năm 2022. Liên quan vụ việc, Thanh tra tỉnh đã có văn bản trình bày ý kiến quan điểm rất rõ ràng, tuy nhiên nội dung này vẫn chưa được tòa xem xét.

Đâm chết bạn nhậu do hát karaoke gây ồn ào

Bị cáo Trần Văn Thuận tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 10/4, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt bị cáo Trần Văn Thuận (41 tuổi, ngụ phường Dương Đông, TP. Phú Quốc, Kiên Giang) 19 năm tù về tội "Giết người". Bị hại trong vụ án này là Võ Văn Quý (SN 1982, ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).

Gia Lai: 9x lãnh 18 năm tù vì mua bán ma tuý

Gia Lai: 9x lãnh 18 năm tù vì mua bán ma tuý
(PLVN) - Ngày 10/4, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Hà Vũ Đình Kha (SN 1992, trú tại làng Chuét 02, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai ) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.