Xem ca kịch 40 năm diễn đi diễn lại đêm giao thừa

Xem ca kịch 40 năm diễn đi diễn lại đêm giao thừa
(PLO) - Vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, suốt 40 năm nay người dân Đức lại có truyền thống tự “tra tấn” mình bằng cách cùng nhau xem lại một chương trình truyền hình cũ kỹ đã được phát đi phát lại suốt 40 cái giao thừa.
Vở kịch “sống mãi cùng giao thừa” 
Nhiều người trên thế giới cho rằng thật khó để cảm thấy thích thú khi vào đêm giao thừa năm nay, bạn lại phải xem lại một chương trình truyền hình đã phát sóng từ năm ngoái, với cùng một kịch bản, cũng những đoạn đối đáp “ngơ ngơ” y chang năm trước. Tuy nhiên, kể từ năm 1972 đến nay, người Đức lại có truyền thống đặc biệt này. Chương trình đó là một vở kịch ngắn có tên “Bữa tối một người” (Dinner for One). 
Vở kịch ngắn này vốn chỉ được trình diễn để phục vụ các tiệm rượu tại Anh trong thập niên 1920, khi được đưa sang Đức lại có thể trở thành một tác phẩm được hâm mộ nhất ở Đức, quốc gia vốn nổi tiếng với đặc tính người dân có tinh thần dân tộc chủ nghĩa rất cao. 
Trong khi vở kịch có tên gốc là “Sinh nhật thứ 90” này đã trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của nhiều gia đình Đức trong dịp đón năm mới.
Dù có rất nhiều phiên bản mới hơn vẫn được sản xuất đều đều, song hàng năm cứ vào dịp đêm giao thừa, các kênh truyền hình Đức lại phát sóng phiên bản kinh điển đen trắng với các câu thoại tiếng Anh, được ghi hình vào năm 1963 ở Hamburg. Thế nên ở mọi nơi trên khắp nước Đức, dù cho có ai đó không mấy để tâm đến ngày tháng, thì hễ xem được chương trình này là họ biết năm mới đã tới gõ cửa nhà mình.
Trong phiên bản kinh điển được đài truyền hình Norddeutscher Rundfunk (NDR) của  Đức sản xuất dài 18 phút này, nam diễn viên người Anh Freddie Frinton thủ vai người quản gia ngà ngà say có tên James (Frinton đã qua đời năm năm sau buổi ghi hình vở kịch này); còn nữ diễn viên May Warden vào vai bà Sophie, người tổ chức tiệc đón năm mới và cũng là lễ sinh nhật lần thứ 90 của mình. 
Buổi tiệc có đầy đủ rượu, bánh và bốn khách mời, ngoại trừ một vấn đề duy nhất: Tất cả những vị khách khả kính của nữ chủ nhân đều đã… chết và người quản gia tận tụy James phải tự mình đóng vai bốn vị khách để chiều lòng bà chủ. 
Khi bữa tối bắt đầu và năm phần ăn được dọn ra với mỗi người một thực đơn khác nhau, người quản gia James bắt đầu lượn quanh bàn ăn để đóng vai bốn vị khách mời. Từ đây, những mẩu chuyện vui vẻ, những động tác khôi hài và những tình huống chọc cười bắt đầy nảy sinh trong suốt thời gian còn lại của vở kịch, cho đến khi người quản gia James say mèm vì uống quá nhiều (anh phải uống thay bốn vị khách đã chết của bà chủ). 
Câu đối đáp quan trọng nhất của vở kịch “Bữa tối một người” là: “Thưa bà, vẫn làm như năm ngoái chứ ạ?”. “Ôi, chuyện năm nào chả vậy mà, James?”. 
Ngày nay, vở kịch ngắn bông phèng và dường như khá tẻ nhạt về nội dung này bị một số người chỉ trích về hình ảnh uống rượu “như hũ chìm” của người quản gia James có thể cổ xúy cho tình trạng “rượu chè be bét”. 
Một cảnh trong vở diễn
 Một cảnh trong vở diễn
Tuy nhiên, vở kịch vẫn nổi tiếng đến mức một hãng hàng không của Đức vẫn cho trình chiếu trên mọi chuyến bay của hãng từ ngày 28/12 - 2/1 hàng năm để các hành khách không bỏ lỡ truyền thống đón năm mới thường niên.
Thói quen hay hiện tượng văn hoá toàn cầu?
“Bữa tối một người” là vở ca kịch hài được tác giả người Anh Lauri Wylie chắp bút và trình diễn trên sân khấu trong thập niên 1920. Dù gần như vô danh với người Anh, song vở kịch lại trở nên cực kỳ nổi tiếng tại Đức và trở thành một hiện tượng văn hoá đặc biệt ở quốc gia này. 
Nhà sản xuất chương trình giải trí Peter Frankenfeld và đạo diễn Heinz Dunkhase đã phát hiện ra vở kịch tại thành phố Blackpool, được trình diễn để phát sóng trực tiếp trên chương trình của Frankenfeld, ghi hình vào ngày 8/7/1963 tại Nhà hát Besenbinderhof (Hamburg). 
Những năm gần đây, điều bất ngờ là không chỉ phổ biến tại nước Đức, bản ghi hình vở kịch của NDR còn trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình đón năm mới của Đài truyền hình quốc gia một loạt nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy hay Phần Lan… 
Thậm chí, vở ca kịch ngắn ngủi này cũng bắt đầu lan toả sức “quyến rũ” sang các chương trình truyền hình đêm giao thừa ở các quốc gia thuộc những châu lục khác như Estonia, quần đảo Faroe và Áo… 
Để tiện so sánh, người ta đã có một số liệu cụ thể như sau: Giao thừa năm 2003, vở kịch này được phát sóng 19 lần (trên nhiều kênh truyền hình khác nhau) trên toàn thế giới. Và chỉ hai năm sau đó, “Bữa tối một người” đã được phát sóng tổng cộng… 230 lần vào giao thừa năm 2005. 
Rốt cuộc, lý do nào khiến một vở kịch dường như không mấy hấp dẫn nội dung lại trở thành một hiện tượng văn hoá nổi bật đến thế? Dĩ nhiên, mỗi người sẽ có cách giải thích khác nhau, song hầu hết các nhà bình luận đều cùng chung nhận định rằng quan trọng nhất chính là tính truyền thống, tính liên tục của vở kịch. 
Trong một thời gian dài, vở kịch được phát sóng vào đúng dịp đón năm mới khiến hầu hết mọi người đều cảm thấy đó là một phần không thể thiếu trong mỗi buổi sum họp gia đình tối tất niên. Ngoài ra, hình ảnh trong vở kịch cũng khá nhẹ nhàng, phảng phất không khí cổ điển. Bản giao hưởng số 9 của Beethoven ngân nga cũng đủ ru lòng người ta thư thái. 
Và đặc biệt nhất, chính sự chọc cười vui vẻ của vở kịch đã đáp ứng được nhu cầu giải trí của nhiều khán giả, muốn quên đi những bộn bề của cuộc sống thường ngày trong năm cũ để đón một năm mới tràn trề hi vọng về những điều tốt đẹp hơn.

Tin cùng chuyên mục

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.