Những vụ trọng án chấn động thế giới năm 2013

(PLO) - Năm 2013 đã qua đi với những đột biến và không ít sự vụ bất ngờ, gay cấn. Dưới đây là những vụ án được báo chí thế giới đưa tin đậm và tập trung mổ xẻ nhiều nhất trong năm vừa qua.
1. Xử nhân vật số hai của Triều Tiên
Những ngày gần cuối năm 2013, vụ bắt giữ và hành quyết “nhân vật số hai” Jang Song Thaek được coi là một trong những sự kiện ấn tượng nhất trong lịch sử Triều Tiên những năm gần đây và được báo chí thế giới quan tâm đặc biệt. Triều Tiên đã bất ngờ xử tử ông Jang Song Thaek chỉ 5 ngày sau khi đột ngột bắt giữ ông này giữa một cuộc họp. 
Mọi hình ảnh, tài liệu về “nhân vật số 2” ở Triều Tiên, người từng được coi là “quan nhiếp chính” và là một trong bảy nhân vật thân cận phò tá cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều bị xóa bỏ. Ông Jang Song Thaek bị cáo buộc hàng loạt tội danh, từ quan hệ lăng nhăng với phụ nữ, tiêu xài công quỹ trên sòng bạc, tới tội danh phản quốc, tha hóa đạo đức,…
Triều Tiên đã gạch bỏ cái tên Jang Song Thaek khỏi lịch sử. Như vậy, 5 trong 7 nhân vật đi theo linh cữu của Kim Jong-un đã bị con trai ông triệt hạ. Cho dù những chuyện thanh trừng nội bộ ở Triều Tiên không phải hiếm, nhưng vụ hành quyết lần này lại được báo chí chính thống của Bình Nhưỡng loan tải rộng rãi, là vụ thanh trừng khốc liệt nhất từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền thay cha cách đây gần 2 năm. Những bí ẩn, nguyên nhân đằng sau vụ thanh trừng nhân vật số hai còn đang tiếp tục được giới phân tích thế giới mổ xẻ. 
2. Trung Quốc xử Bạc Hy Lai
Tháng 7/2013, Trung Quốc đã chính thức truy tố ông Bạc Hy Lai về các tội danh nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền hạn. Đến ngày 22/8 vừa qua, phiên tòa xét xử ông ta diễn ra tại tòa án thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Phiên tòa được tường thuật trực tiếp trên tài khoản mạng xã hội của tòa án và thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận trong và ngoài nước. 
Phiên tòa kết thúc vào ngày 26/8 và đến ngày 22/9, tòa đã ra phán quyết buộc tất cả các tội danh nói trên đối với ông Bạc Hy Lai. Tổng cộng các hình phạt mà ông này phải nhận là án tù chung thân. Ông Bạc sau đó đã kháng án nhưng bị bác đơn vào ngày 25/10. 
Ông Bạc Hy Lai là con trai của Bạc Nhất Ba - một trong Bát đại nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước khi bị bắt, ông ta đã gây dựng một hình ảnh đầy uy tín trên phương tiện truyền thông và được xem là một ứng cử viên tiềm năng cho một ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Sự nghiệp chính trị của ông kết thúc sau khi Vương Lập Quân - viên Cảnh sát trưởng của ông ta – chạy tới Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để xin tị nạn chính trị. Hậu quả là Bạc bị khai trừ khỏi chức vụ Bí thư Trùng Khánh vào tháng 3/2012 và bị đình chỉ vị trí trong Bộ Chính trị tháng tiếp theo. 
3. Vụ thảm sát Aleppo, Syria
Ngày 27/7, một cuộc tàn sát đẫm máu ở tỉnh Aleppo của Syria làm 123 người thiệt mạng. Phần lớn nạn nhân của hành động khủng bố này là các dân thường. Vụ việc xảy ra giữa lúc một phái đoàn Liên Hợp quốc đang thị sát tình hình sở hữu vũ khí hóa học của Syria, đã làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của Chính phủ Syria. 
Bất chấp tố cáo của Mỹ cho rằng quân chính phủ đã theo lệnh ông Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào thành phố Aleppo, người Nga và những người ủng hộ chính quyền Assad nghi ngờ đây là âm mưu của phe nổi dậy có sự trợ giúp của Mỹ để hạ bệ Chính phủ Syria. Mỹ đưa ra các bằng chứng khẳng định lệnh sử dụng vũ khí hóa học được phát đi từ cơ quan đầu não Chính phủ. 
Cuối cùng, Syria phát hiện ra một âm mưu phản bội khiến ông Assad đã bị “gài bẫy” ngay từ những người thân cận của ông. Lệnh sử dụng vũ khí hóa học do một thành viên cấp cao của quân đội phát đi, chứ không phải từ chính Tổng thống Assad.
4. Vận động viên khuyết tật giết bạn gái
Việc người hùng của thể thao Nam Phi Oscar Pistorius bị truy tố về tội giết bạn gái không chỉ hủy hoại sự nghiệp đang lên của anh này mà còn làm những người yêu thể thao sốc nặng. Pistorius bị buộc tội giết người có chủ đích vì đã bắn chết bạn gái vào đêm Tình nhân 14/2. 
Mặc dù “người không chân” một mực chống lại lời buộc tội và cho rằng mình nổ súng do nhầm tưởng có kẻ lạ đột nhập vào ngôi biệt thự ở Pretoria (Nam Phi), nhưng căn cứ theo lời khai của các nhân chứng nghe thấy tiếng súng nổ và tiếng la hét của phụ nữ, tòa án đã kết luận rằng nhà vô địch Paralympic Pistorius có ý định giết bạn gái Reeva Steenkamp sau một cuộc ẩu đả, cãi vã, chứ không phải phản ứng lại sự sợ hãi do tưởng có người lạ đột nhập vào nhà. Vụ bắn chết bạn gái của vận động viên từng 6 lần đoạt Huy chương Vàng Paralympic đã trở thành câu chuyện được làng thể thao nhắc đến nhiều nhất trong năm qua. 
Ngày 19/8, Pistorius đã có mặt tại Tòa sơ thẩm Pretoria. Tại đây, anh ta đã bị truy tố về tội giết người có chủ đích. Phiên tòa xét xử anh này sẽ diễn ra vào đầu năm nay với sự chủ trì của một thẩm phán vì Nam Phi không có hệ thống bồi thẩm đoàn.
5. Anh giải cứu 3 phụ nữ bị bắt làm nô lệ 30 năm
Ngày 21/11 vừa qua, giữa lúc các nước phương Tây đang chuẩn bị cho ngày lễ Phục sinh theo truyền thống Thiên Chúa giáo, cảnh sát thủ đô London (Anh) đã bắt giữ một cặp vợ chồng và giải cứu 3 người phụ nữ bị bắt làm nô lệ suốt 30 năm trời trong một ngôi nhà ở London. Hai vợ chồng già 67 tuổi đã bắt 3 người làm nô lệ từ những năm 70 của thế kỉ trước. Nếu không có  sự giúp đỡ của một tổ chức từ thiện, không biết đến bao giờ 3 nạn nhân, 3 nô lệ thời hiện đại gồm một phụ nữ Malaysia 69 tuổi, một phụ nữ Ireland 57 tuổi và một phụ nữ Anh 30 tuổi mới được biết đến thế giới bên ngoài.
Người phụ nữ 30 tuổi cho biết cô đã bị nhốt trong ngôi nhà này từ bé đến nay và chưa hề được ra ngoài. Cảnh sát London cho biết các nạn nhân này đều bị sang chấn tâm lý nặng nề và họ đã được cảnh sát đưa tới nơi an toàn. Cảnh sát Anh cũng như dư luận hết sức bất ngờ với sự việc hy hữu trên. Một cảnh sát tỏ ra phẫn nộ, suốt nhiều năm làm cảnh sát của mình, ông chưa thấy bất cứ vụ việc nào mà các nạn nhân bị bắt làm nô lệ trong thời gian dài như vậy. Vụ việc cho thấy, ngay cả ở những nước được coi là dân chủ nhất cũng tồn tại những sự vụ phong kiến nhất. 
6. Triệt phá mạng ma túy Silk Road lớn nhất trên Internet
Ngày 2/10, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tổ chức chiến dịch truy quét, tịch thu 26.000 Bitcoin (3,2 triệu USD) từ trang web buôn bán ma túy có tên Con đường Tơ lụa (Silk Road). Silk Road là thị trường ảo trên mạng Internet được biết đến với vai trò là điểm đến của giới buôn lậu ma túy lớn nhất trên mạng.
 
Kẻ cầm đầu 29 tuổi Ross Ulbricht đã bị bắt giữ. Điểm đáng chú ý là trong vụ án này, cơ quan điều tra đã thu giữ tổng cộng 26.000 Bitcoin, tương đương với 3,2 triệu USD. Bitcoin vốn là đồng tiền ảo được sử dụng rộng rãi trong giới buôn ma túy. Vụ việc cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc sử dụng bừa bãi những loại tiền ảo không được quản lý đang trôi nổi trên mạng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.