Sốt lì xì “độc” Tết Giáp Ngọ

(PLO) - Với mong muốn mang lại may mắn cho người nhận thì bên cạnh việc lì xì bằng các loại tiền có thể tiêu được, năm nay hình thức lì xì bằng tiền cổ, “độc” đã trở thành mốt mới, đặc biệt là giới trẻ. 

“Săn” tiền con ngựa Tết Giáp Ngọ

Tết Giáp Ngọ năm nay, người mua đặc biệt quan tâm tới các loại tiền in hình ngựa để mừng tuổi, lấy may. Trong số này, hiện chủ yếu là đồng 1 USD giành riêng cho Tết Giáp Ngọ do Mỹ phát hành, các loại tiền Mông Cổ có in hình ngựa và loại 50 đồng cũ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1972.

Đồng 1 USD Giáp Ngọ do Mỹ phát hành được bán chạy trong dịp cận năm mới. Sản phẩm này không khác gì những phong bao lì xì đỏ may mắn theo đúng truyền thống của một số nước châu Á. Điều đặc biệt của những phong bao lì xì “made in USA” chính là những tờ tiền 1 đô la Mỹ được đính sẵn bên trong. Xét về cả hình thức lẫn ý nghĩa thì đây được coi là lựa chọn hàng đầu cho quà lì xì “độc” năm nay.
Đồng 1 USD Giáp Ngọ do Mỹ phát hành.

Đồng 1 USD Giáp Ngọ do Mỹ phát hành. 

Số seri của những đồng tiền 1 USD Giáp Ngọ tất cả đều bắt đầu bằng “8888”, vốn phát âm giống như từ “phát” trong tiếng Hán và được nhiều người xem là con số biểu trưng cho đại phú, đại lợi trong văn hóa Trung Hoa. Cũng với con số 8, sẽ có chính xác 88.888 phong bao loại này được bán ra, và sẽ được trang trí bằng những lời chúc  Tết mạ vàng cả bên trong lẫn bên ngoài cùng với hình một chú ngựa, linh vật đại diện cho năm mới âm lịch. Giá bán của mỗi tờ dừng lại ở mức 350.000 – 450.000/ tờ.
Tiền lì xì Tết VNCH 1972 với hình 3 con ngựa đang phi với tư thế dũng mãnh cũng là một lựa chọn cực kì độc đáo cho năm nay. Tết Nguyên đán 2014 là năm  con ngựa nên những tờ tiền in hình ngựa rất có giá. Trong đó, loại tiền cổ 50 đồng của Việt Nam phát hành năm 1972 hiện được rao khá nhiều trên mạng với giá 80.000 – 100.000 đ/tờ với những tờ tiền mới và 50.000đ/tờ tiền cũ.
50 đồng tiền VNCH năm 1972
50 đồng tiền VNCH năm 1972 
Theo phong thủy, ngựa tượng trưng cho sức mạnh bền bỉ, lòng kiên trì, đảm đang, tháo vát. Ngựa cũng là biểu tượng mang nhiều may mắn, tài lộc. Hình ảnh ngựa phi nước đại còn được gọi là “Lộc Mã”. Nó đem lại nguồn tài lộc, phát đạt và thăng tiến trong công việc và sự nghiệp. Tam mã mang nguyên khí của Thổ. Nó không những mang lại tài lộc, công danh mà còn phát huy Thổ khí, an cư lạc nghiệp, vui cửa vui nhà.
Ngoài hai loại tiền “độc” nói trên thì những bộ tiền Mông Cổ cũng là một lựa chọn khá thú vị cho Tết Giáp Ngọ năm nay. Hiện có 5 mệnh giá chính là 5 tugrik, 10 tugrik, 20 tugrik, 50 tugrik và 100 tugrik. Những tờ tiền này đều in hình đôi ngựa và được bán với giá từ 13.000 đến 100.000 đồng một tờ, tùy số lượng và seri.
Bộ tiền Mông cổ có hình con ngựa.

Bộ tiền Mông cổ có hình con ngựa. 

Cháy hàng dịp Tết Giáp Ngọ

Nhận thấy thị trường trao đổi các loại tiền lì xì “độc”,“lạ” năm nay sôi động hơn hẳn mọi năm. Số lượng khách hàng đặt, mua tăng lên gấp nhiều lần so với những năm trước. Theo anh Linh, chủ một shop bán lì xì thì năm nay số lượng khách hàng đặt mua tiền lì xì các loại đã tăng gấp đôi năm ngoái. Tính đến thời điểm hiện tại thì khoảng 25% khách hàng đã đến lấy sản phẩm đặt trước đó.

Dạo qua các shop bán hàng khu vực Đống Đa, Trường Chinh… mới thấy các dịch vụ này đang ngày càng thu hút nhiều đối tượng. Anh Nguyễn Văn Mạnh (Hàng Bè) cho biết: “Mọi năm tôi đều đặt hàng từ khá sớm. Nhưng năm nay công việc bận rộn quá nên giờ mới tranh thủ đi đặt hàng được. Đi muộn nên việc chọn lựa cũng không được thoải mái bằng mọi năm, may mình là khách quen nên chủ quán người ta cũng ưu ái hơn. Với tôi, tiền lì xì 200.000 hay 500.000 mới cứng cũng không bằng được những món đồ mình tự chọn vừa ý nghĩa vừa độc đáo”.
Anh Ngọc - sinh viên Đại học Kinh doanh công nghệ (Hà Nội), cùng một số sinh viên tham ra giao dịch tại một cửa hàng ở đường Trường Trinh, cho biết: “Các bạn trong lớp đua nhau đi “săn”, thấy lạ lạ nên tôi cũng đi thôi. Tôi đã chọn được loại tiền phù hợp với túi tiền. Đó là đồng 50 đồng tiền VNCH năm 1972, có biểu tượng con ngựa, vừa mang ý nghĩa tốt đẹp của tết Giáp Ngọ, giá cả lại phù hợp với túi tiền”.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Đọc thêm

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).

Đảm bảo tính chặt chẽ khi cải cách hoạt động quản lý dược

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) -  Chiều 16/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, các đại biểu cho rằng việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý dược cần gắn với cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện hậu kiểm, đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc được lưu hành, nhất là việc cắt giảm thủ tục liên quan đến quảng cáo thuốc.

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.