Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng
Tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về khu vực phòng thủ được tồ chức lần đầu tại Hà Nội chiều nay, 23/8,  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo đặt vấn đề về nâng cao nhận thức trong việc xây dựng khu vực phòng thủ, làm sao kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng.

Hội nghị đã đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, xác định phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2017 và năm 2018. Hội nghị cũng nhằm thảo luận các chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ thời gian qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi, Quân ủy Trung ương, Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ, một công tác quan trọng trong công tác quốc phòng toàn dân. Việc chỉ đạo khu vực phòng thủ đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

Thủ tướng nêu rõ yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong việc xây dựng khu vực phòng thủ, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.

Thủ tướng cũng đặt vấn đề về nâng cao nhận thức trong việc xây dựng khu vực phòng thủ, làm sao kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng.

Theo báo cáo tại hội nghị, về kết quả năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, Ban Chỉ đạo Trung ương về khu vực phòng thủ đã tham mưu với Đảng, Nhà nước và cấp ủy chính quyền địa phương về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, hoạch định chủ trương, đường lối, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng và các đối sách xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới, biển đảo, vùng trời, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 152/2007/NĐ-CP, Nghị định số 02/2016/NĐ- CP và ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quân khu về khu vực phòng thủ.

Các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương đã quán triệt, triển khai xây dựng khu vực phòng thủ đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật là giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho đất nước phát triển kinh tế- xã hội; thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên các địa bàn ngày càng được củng cố vững mạnh, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc; nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ của các tổ chức và tầng lớp nhân dân được nâng lên.

Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội, Công an được nâng lên; có nhiều kinh nghiệm trong xử lý các tình huống, không để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng phân hóa, chia rẽ.

Phương hướng 6 tháng cuối năm 2017 và năm 2018 là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X); Nghị định 152/2007/NĐ-CP về xây dựng khu vực phòng thủ; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc; động viên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, xây dựng khu vực phòng thủ trên cả nước vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh;

Phòng chống có hiệu quả, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ; giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình cho đất nước phát triển; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trong thời gian tới, tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, Quân đội bảo vệ an ninh chính trị, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ an toàn tuyệt đối Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng. Nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng cho các đối tượng về kiến thức quốc phòng, an ninh.

Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh trong khu vực phòng thủ tại các địa phương. Chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng củng cố thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân;

Tăng cường biện pháp bảo vệ an ninh chính trị, nhất là an ninh mạng thông tin truyền thông... xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.