Xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại tọa đàm.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại tọa đàm.
(PLVN) - Bà Nguyễn Thị Mai Hữu - Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia – cho hay, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Cuối tuần qua, ngay sau tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức Tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Tọa đàm được tổ chức sau dù đã có tiến bộ nhưng Tiếng Anh cùng với Lịch sử vẫn là 2 môn có số điểm trung bình thấp nhất tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Kết quả thi có sự phân hóa theo vùng

Thông tin tại Tọa đàm, ông Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT - cho biết, hằng năm Bộ đều phân tích kết quả thi THPT quốc gia, trong đó có môn tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy - học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.

Theo ông Hồng, phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh từ 2017 đến 2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5,0; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3,0 đến 3,4. 

Kết quả thi này có sự phân hoá theo vùng miền. Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hà Giang, Sơn La, Hậu Giang… nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước; thì những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… lại đứng đầu. 

Điểm trung bình của TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu đều từ 5-6, cao hơn mức chung của cả nước. Tỷ lệ điểm dưới trung bình, điểm từ 8 trở lên cũng có sự phân hoá theo địa phương.

Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, nhìn chung kết quả môn tiếng Anh của học sinh cả nước đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh/thành phố lớn còn khu vực khó khăn như miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long gần như không thay đổi.

Giáo viên giỏi có xu hướng về thành phố lớn

Nhìn nhận phổ điểm thi THPT quốc gia từ góc độ hệ đào tạo, ông Đặng Hiệp Giang - chuyên viên môn tiếng Anh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - cho biết, hiện nay vẫn đang tồn tại hai hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3) trong đó hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.

Theo ông Giang, vấn đề khác biệt hệ đào tạo là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều, kết quả thi không đồng đều. Do đó, vấn đề đặt ra là phải triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm rộng khắp hơn.

Tuy nhiên, theo ông Giang, để triển khai được rộng khắp hệ 10 năm cần một đội ngũ giáo viên có chất lượng, trong khi thực tế chất lượng giáo viên hiện nay rất không đồng đều, ở những tỉnh khó khăn, trình độ giáo viên còn hạn chế, “có xu hướng là giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở các vùng khó khăn sau một thời gian công tác sẽ chuyển về những những thành phố lớn, có điều kiện tốt hơn”.

Cùng quan điểm với ông Giang về việc cần sớm triển khai rộng rãi chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm, bà Nguyễn Thị Mai Hữu - Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia – cho hay, theo khảo sát, điểm trung bình thi THPT quốc gia của học sinh học hệ 10 năm cao hơn học sinh hệ 7 năm xấp xỉ 2 điểm. 

Có điều, bà Hữu cũng cho rằng, rất cần có vai trò xã hội hóa, cần sự hỗ trợ của các trung tâm ngoại ngữ trong đào tạo giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa. 

Bà Hữu cho biết thêm, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non, trẻ em càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ càng tốt.

Đại diện đơn vị đào tạo tiếng Anh, bà Lê Quang Thục Quỳnh - Tổng Giám đốc Anh văn Hội Việt Mỹ cho rằng, để đào tạo tiếng Anh có chất lượng, nguồn lực giáo viên cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo cần thống nhất và nghiêm ngặt, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cũng cần được cập nhật thường xuyên, giáo trình giảng dạy cần theo chuẩn quốc tế...

Bà Quỳnh phát biểu tại tọa đàm.
Bà Quỳnh phát biểu tại tọa đàm.

Bà Quỳnh cũng đề xuất phát huy sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công để làm rõ vai trò của xã hội hóa giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có chất lượng.  

Cần tạo động lực cho người học

Phát biểu tại Tọa đàm, khẳng định ngoại ngữ và công nghệ thông tin là hai công cụ mà nếu làm tốt sẽ thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thừa nhận, thời gian qua, dù ngành Giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn. 

“Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là việc vừa trước mắt, vừa lâu dài nhưng không thể chậm trễ hơn nữa”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, học tiếng Anh là quá trình, không thể nóng vội và còn tùy theo mục đích, điều kiện đầu tư, động lực của người học. Do đó, chúng ta chấp nhận sự đa dạng, không cào bằng về trình độ tiếng Anh.

“Nhưng nếu ngay ở bậc phổ thông có thể đào tạo căn bản được tiếng Anh thì những cấp học cao hơn sẽ không mất nhiều công sức”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Đánh giá nội dung, phương pháp, học liệu tiếng Anh thời gian qua đã có cố gắng để đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng cần có nguồn lực xã hội hóa từ các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và khai thác tốt nguồn lực này vào các trường phổ thông, trong đó gồm hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

“Chất lượng dạy và học tiếng Anh phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên, lâu nay chuẩn hóa giáo viên vẫn theo nguyên tắc nặng bằng cấp, nhẹ thực hành. Phải từng bước hoàn hiện quy trình chuẩn hóa. Giáo viên cần tăng cường giao lưu với giáo viên nước ngoài, nâng cao kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy”, ông nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý đến nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để mọi người có thể linh hoạt học mọi lúc mọi nơi, bên cạnh đó cần phát triển một hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ Anh ngữ chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi bên một kiểu như hiện nay.  

“Quan trọng là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hầu hết học sinh TP HCM học thêm ngoại ngữ ngoài trường học

Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm (2017 5.92 điểm, 2018 là 5.06 điểm, 2019 là 5.79 điểm), đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ 8 trở lên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều từ các trung tâm ngoại ngữ.

“Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh TP HCM học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ”, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho hay.

Vẫn theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông, TP HCM có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. “Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của thành phố vào năm 2012 cho thấy chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu, thành phố đã dùng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn”, ông nói.

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.