Xây đảo nhân tạo tại Trường Sa: Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Hội thảo thu hút nhiều học giả, luật gia.
Hội thảo thu hút nhiều học giả, luật gia.
(PLO) - Việc Trung Quốc bồi đắp, xây đảo nhân tạo trên biển Đông là hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, gây căng thẳng với các nước trong khu vực và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh kinh tế, thương mại... gây bức xúc dư luận trong nước và quốc tế.
Đó là những ý kiến bày tỏ sự lo ngại của hầu hết hơn 200 học giả, luật gia trong nước và quốc tế tại Hội thảo quốc tế “Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế và thương mại khu vực” diễn ra ngày 25/7 tại TP. Hồ Chí Minh.
Bất chấp luật pháp quốc tế
Tại buổi hội thảo, các học giả, luật gia đã trình bày những tham luận của mình xoay quanh việc Trung Quốc tự ý xây dựng, tôn tạo, bồi đắp bất hợp pháp các bãi đá, rạn san hô và các thực thể địa lý tại quần đảo Trường Sa, các cơ sở pháp lý và những quy định của luật pháp quốc tế xung quanh vấn đề này. Trên cơ sở bình luận một số định nghĩa của các học giả có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế và luật biển quốc tế như Soon, Robert Beckman, Heijmans.
TS.Ngô Hữu Phước, Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, Khoa Luật quốc tế, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh cho rằng, đảo nhân tạo là công trình do con người xây dựng cố định, vĩnh viễn trên nền của đáy biển bằng các vật liệu tự nhiên như đất, đá, cát hoặc bê tông, được bao quanh bởi nước và nổi trên biển khi thủy triều lên cao để khẳng định hoặc yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên biển. 
Tiến sỹ Erik Franckx, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Luật Châu Âu, Đại học Vrije Universiteit Brussels (Vương quốc Bỉ), Trọng tài viên của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế La Haye - Hà Lan cho hay, đảo nhân tạo chỉ được hưởng một “vùng an toàn hợp lý” xung quanh chúng, được quy định bởi Công ước về Luật Biển của Liên Hợp quốc 1982 (UNCLOS), vốn thông thường không được vượt quá 500m.
Mặt khác, thẩm quyền của quốc gia ven biển trong vùng an toàn theo đó không phải tùy nghi, mà vì lợi ích được bảo vệ không chỉ đối với bản thân các đảo nhân tạo mà còn đối với hoạt động hàng hải. 
“Trung Quốc đã hành động trái với luật pháp quốc tế, bất chấp sự quan ngại của dư luận quốc tế. Những hành động của Trung Quốc trên biển Đông thời gian qua là chống lại xu thế hòa bình, ổn định cũng như sự cân bằng quyền lực tại khu vực”. Đó là nhận định của ông Anup Signh, nguyên Tổng Tư lệnh lực lượng Hải quân miền Đông Ấn Độ.
Ông Anup Signh nhận định: Những hành động của Trung Quốc là động thái quân sự hóa trên biển Đông, nó càng khiến biển Đông trở thành điểm nóng căng thẳng hàng đầu, bởi biển Đông là vùng biển quan trọng nhất trên thế giới.
Tiến sĩ A. Ponkina Alena, giảng viên Đại học Luật Kutafin (Nga) cho rằng:Việc đơn phương tôn tạo, bồi đắp các đảo nhân tạo thậm chí là một sự đe dọa nghiêm trọng đối với sự tự do hàng hải và đánh bắt cá, hoặc có thể gây ra những xung đột vũ trang quốc tế trầm trọng hơn. Thậm chí nguy cơ các đảo nhân tạo huỷ hoại môi trường biển có thể là tội ác quốc tế.
Hành vi cải tạo và xây dựng những công trình nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS và các cam kết chính trị mà Trung Quốc đã và đang tham gia.
“Nóng” nguy cơ chạy đua vũ trang
Không chỉ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, theo các học giả trong và ngoài nước, những tác động tiêu cực do hành động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc đã và đang gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đối với môi trường, sinh kế, thương mại, hàng hải, hàng không... cũng như vấn đề hòa bình và an ninh trong khu vực.
Tiến sĩ Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, Trung Quốc không chỉ đang hành động ngang ngược mà còn có những chiêu bài nhằm che đậy và biện minh cho hành động phi pháp của mình bằng việc vận dụng UNCLOS theo cách riêng của mình và đó là điều hoàn toàn sai trái. Hành động đó càng tạo thêm sự phẫn uất và bức xúc dư luận trong và ngoài nước.  
Giáo sư, Tiến sỹ Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Biển Đông vẫn đang cuộn sóng. Đặc biệt là sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014. Và nay Trung Quốc lại tiến hành bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo với quy mô rất lớn tại 7 nơi trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam...
Trong khi đó, ông Anup Signh tỏ ra lo ngại: “Trung Quốc đã đơn phương hành động trái với luật pháp quốc tế, bất chấp sự quan ngại của nhiều nước và dư luận quốc tế. Tất cả các hành vi gây hấn đó của Trung Quốc trên biển Đông có tác động rất nghiêm trọng đến an ninh và sự cân bằng quyền lực tại khu vực. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã và đang tiến hành các hành động quân sự hóa trên biển Đông, do đó có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang”. 
Cũng theo ông Anup Singh, cuộc chạy đua vũ trang này sẽ biểu hiện ở việc các nước tăng chi phí quốc phòng cả vốn lẫn doanh thu thông qua việc mở rộng quân sự và các cuộc tập trận. Bên cạnh đó, các nước sẽ cạnh tranh về “độ sẵn sàng” của quân đội và các quốc gia có thể sẽ “chạy đua” sự hiện diện nhiều hơn của các lực lượng trong khu vực. Xa hơn nữa, các nước sẽ có thể có thêm các động thái đòi hỏi “quyền tài phán” trong khu vực này... ông nhận định./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.