Xanh hóa công trình sẽ thu hút vốn đầu tư và uy tín cho doanh nghiệp

Các quỹ đầu tư quốc tế đang tìm kiếm các doanh nghiệp đảm bảo yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội. (Ảnh minh họa).
Các quỹ đầu tư quốc tế đang tìm kiếm các doanh nghiệp đảm bảo yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Hiện nay, các quỹ đầu tư quốc tế đều có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các doanh nghiệp đảm bảo yếu tố môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị tốt. Do đó, theo các chuyên gia việc xanh hóa các công trình sẽ đem lại vốn cho các doanh nghiệp cũng như  nâng cao uy tín của mình.

Đó là những nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo “Cơ chế tài chính xanh” trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020, diễn ra sáng ngày 10/12, tại Hà Nội.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, bà Nguyễn Vân Trang, Trưởng bộ phận các Chương trình Phát triển, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, cho biết, Vương Quốc Anh rất chú trọng sáng kiến hợp tác, thúc đẩy bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu và đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của Vương Quốc Anh tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Cũng theo bà Trang, các công trình xây dựng đóng góp 1% lượng khí thải toàn cầu, 32% lượng tiêu thụ năng lượng và 40% lượng tiêu thụ nước. Ngành xây dựng là một trong những tác nhân lớn nhất của tình trạng nóng lên toàn cầu. Và với tốc độ này, dự đoán đến năm 2050, lượng sả thải và tiêu thụ năng lượng dự kiến còn tăng gấp đôi. Để giải quyết vấn đề này, Vương Quốc Anh đã đóng góp 106 triệu Bảng thông qua Quỹ tài chính khí hậu quốc tế, để đồng hành với tổ chức Tài chính Quốc tế IFC đẩy mạnh xanh hóa các ngành xây dựng trên toàn cầu. Chúng tôi hy vọng thúc đẩy tiêu chuẩn xanh sẽ đem lại hiệu quả đáng kể cho môi trường và doanh nghiệp, các chủ đầu tư.

“Về tài chính, hiện nay các quỹ đầu tư quốc tế hiện tại đều chuyển dịch sang xu thế đảm bảo yếu tố môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị tốt. Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước cũng đã đẩy mạnh rất nhiều quy chế, chính sách thúc đẩy tín dụng xanh để hỗ trợ các dự án xanh tại Việt Nam. Do đó, việc xanh hóa các công trình sẽ đem lại vốn cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cũng như là nâng cao uy tín của các doanh nghiệp”- bà Nguyễn Vân Trang khẳng định.

Chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo.
 Chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo.

Theo bà Đỗ Ngọc Diệp, Quản lý Chương trình Công trình Xanh Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC, kết quả khảo sát công bố vào hội nghị năm 2019 của các nước tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu tại Mandrid, Việt Nam được nhận định là một trong 6 nền kinh tế chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu trong giai đoạn 1999-2018. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Mông Cổ và nằm trong số các quốc gia có mức độ phát thải khí nhà kính, tác nhân gây nên biến đổi khí hậu, cao nhất tại khu vực Đông Á-TBD.

Để các nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội giảm phát thải khí nhà kính và tác động của biến đổi khí hậu, cần sự kết hợp một cách khôn ngoan các chính sách cải cách cùng những mô hình kinh doanh sáng tạo, qua đó huy động hàng nghìn tỉ đô-la vốn đầu tư tư nhân.

Khu vực kinh tế tư nhân giữ vai trò then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là ngành có tiềm năng giảm phát thải cao như ngành xây dựng... Hiện các doanh nghiệp phát triển BĐS tư nhân có năng lực sáng tạo, sẵn có tiềm lực kỹ thuật và các công cụ cần thiết, và có thể phát triển nếu được hỗ trợ thu hút thêm đầu tư” - bà Đỗ Ngọc Diệp nhận định.

Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cơ hội đầu tư khí hậu tại 21 thị trường mới nổi trên thế giới tới năm 2030 sẽ lên đến 23 nghìn tỷ đô la Mỹ, và riêng tại Việt Nam con số này lên tới 753 tỷ trong giai đoạn 2016-2030. Do vậy, với sự tham gia của khối phát triển bất động sản tư nhân, nguồn vốn khổng lồ này sẽ giúp đảm bảo việc triển khai hiệu quả các kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu.

Cũng theo bà Diệp, tổ chức IFC là một tổ chức có cho vay và có đầu tư, tư vấn cho ngành xây dựng. Với sự hỗ trợ của chính phủ Anh, IFC đã có nguồn vốn hỗ trợ cho công trình xanh, IFC cũng có một nguồn vốn thông qua ngân hàng VPBank, nguồn vốn này cho toàn bộ các dự án xanh. IFC có 2 hướng cho vay: đầu tư trực tiếp cho bản thân các dự án xây dựng cũng như các chủ đầu tư và qua các ngân hàng thương mại... hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các chủ đầu tư sau khi họ đã nhận được vốn vay xanh, để họ triển khai công trình của họ theo đúng nghĩa.

EZ Land Việt Nam tin rằng nhận thức của cộng đồng sẽ tăng lên đáng kể cùng với nhu cầu ngày càng tăng đối với các công trình xanh.
 EZ Land Việt Nam tin rằng nhận thức của cộng đồng sẽ tăng lên đáng kể cùng với nhu cầu ngày càng tăng đối với các công trình xanh.

Bà Vương Minh Hiền, Giám đốc Thiết kế Bền vững, EZ Land Việt Nam chia sẻ: “Kể từ năm 2014, với tư cách là một nhà phát triển tại Việt Nam được hỗ trợ bởi Quỹ Nhà ở bình dân của Luxembourg, chúng tôi muốn đổi mới phân khúc nhà ở tầm trung trong nước bằng các căn hộ giá cả phải chăng, được đầu tư thiết kế, mang đến cho những người mua nhà lần đầu các khoản đầu tư dài hạn có ý nghĩa và hiệu quả sinh thái.

Vì khu nhà ở dân cư là một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất, EZLand đang thực hiện trách nhiệm của công ty chúng tôi trong việc giảm thiểu điều này bằng cách áp dụng các giải pháp bền vững với cam kết về các dự án được chứng nhận EDGE”.

Trong tương lai gần, EZ Land Việt Nam tin rằng mọi người sẽ thừa nhận những lợi ích của tính bền vững, nhận thức của cộng đồng sẽ tăng lên đáng kể cùng với nhu cầu ngày càng tăng đối với các công trình xanh, do đó, các nhà phát triển sẽ dễ dàng hơn khi đi theo tầm nhìn này.

Chúng tôi mong đợi việc đưa ra các ưu đãi trực tiếp và gián tiếp cho phân khúc nhà ở giá rẻ trên thị trường đại chúng với cam kết chung của Việt Nam về tính bền vững, chúng ta sẽ thấy xu hướng này ngày càng phát triển do các nhà phát triển và nhà đầu tư muốn đi trước đón đầu” - bà Vương Minh Hiền nói.

Đọc thêm

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?