Xác máy bay vừa được tìm thấy ở Lăng Cô đã bị bán phế liệu?

(PLO) - Ngày 27/4, một ngày sau khi được đào bới, trục vớt lên từ dưới bãi biển của khu du lịch Biển Ngọc (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) dưới sự giám sát của Ban Chỉ huy quân sự huyện, chiếc máy bay nghi vấn từ thời Pháp thuộc đã được đưa lên xe chở vào Đà Nẵng.
Dư luận đặt câu hỏi: Một hiện vật chiến tranh có thể rất có giá trị lịch sử, tại sao sau khi trục vớt không giữ lại nghiên cứu, mà lại vội vàng mang đi? 
Trước những dư luận trái chiều về xuất xứ của chiếc máy bay cũng như cách xử lý của cơ quan chức năng, PLVN đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Phạm Thành Vinh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Lộc. 
Thượng tá Phạm Thành Vinh
Thượng tá Phạm Thành Vinh 
Xác chiếc máy bay được phát hiện từ khi  nào, thưa Thượng tá?
- Năm 2010, UBND thị trấn Lăng Cô đã có báo cáo gửi Ban Chỉ huy về việc ngư dân phát hiện xác chiếc máy bay và xin ý kiến chỉ đạo. Chúng tôi đã có tờ trình gửi Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và được lãnh đạo đồng ý cho tiến hành trục vớt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên chúng tôi chưa triển khai được. Nhân kỷ niệm 5 năm Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới, chúng tôi đã cho triển khai trục vớt để đảm bảo cảnh quan cũng như sự an toàn cho du khách. 
Công tác trục vớt được tiến hành như thế nào?
- Sau khi khoanh vùng, chúng tôi cho lực lượng công binh rà phá bom mìn rồi mới tiến hành trục vớt. Do máy bay có chiều dài từ buồng lái đến đuôi là 12m, sải cánh rộng 15m, lại nằm sâu dưới mặt đất 3m nên phải huy động hai máy bơm và ba xe múc mới trục vớt được.
Xác máy bay có còn nguyên vẹn?
- Tuy nằm không sâu so với mặt đất nhưng do nhiễm mặn quá lâu nên nhiều bộ phận đã bị hoen gỉ, biến dạng, chỉ còn phần bánh cao su, cánh quạt trước buồng lái, cần thủy lực nối trục xoay và nâng thân máy bay là khá nguyên vẹn.
Xác chiếc máy bay được tìm thấy tại vịnh Lăng Cô.
Xác chiếc máy bay được tìm thấy tại vịnh Lăng Cô. 
Ông có nhận định gì về nguồn gốc chiếc máy bay?
- Chúng tôi cho rằng đây là máy bay của quân đội  Pháp, rất có thể là chiếc C-47 Dakota, loại máy bay vận tải được quân đội Pháp sử dụng phổ biến trên chiến trường Đông Dương vào lúc bấy giờ. 
Có ý kiến cho rằng đây là một chiếc trực thăng của Mỹ?
- Trực thăng của Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam đều dùng càng đáp chứ không dùng bánh đáp, nhưng ở đây chúng tôi phát hiện có bánh đáp. Hơn nữa, khi nhìn vào cánh quạt thì đây không thể là cánh quạt của máy bay trực thăng, kể cả là chong chóng đuôi.
Dư luận đặt câu hỏi đây có thể là chiếc máy bay của giặc bị quân dân ta bắn hạ?
- Theo hồ sơ lưu trữ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, người dân địa phương cũng như lực lượng quân đội không bắn rơi một chiếc máy bay nào tại vùng vịnh này. Theo chúng tôi, rất có thể chiếc máy bay này được vận tải trên tàu và bị rơi xuống biển,hoặc khi đang bay thì bị rơi, sau đó sóng đánh dạt vào bờ và bị vùi lấp. 
Nhiều ngư dân cho biết, trước đây, trong khi đánh bắt cá cách bờ khá xa, lưới của họ kéo lên thường bị rách, sau khi lặn xuống để kiểm tra thì phát hiện nhiều bộ phận của máy bay bị vướng vào nhưng họ không biết xác máy bay nằm ở đâu. Mãi cho đến năm 2010, một phần thiết bị của máy bay lòi lên khỏi mặt đất nên người dân mới biết chính xác vị trí của máy bay. Xâu chuỗi các thông trên, có thể thấy máy bay bị rơi trên biển sau đó dạt vào, chứ không rơi ngay vị trí được phát hiện.
Xác máy bay có trọng lượng là bao nhiêu?
- Khoảng 1 tấn
Có thông tin cho rằng, sau khi trục vớt, Ban chỉ huy đã vội vã bán cho một doanh nghiệp tại Đà Nẵng?
- Thông tin như vậy là sai. Sau khi trục vớt xong, chúng tôi đã báo cáo với cấp trên, xin hướng xử lý. Theo đó, các thiết bị còn khá nguyên vẹn như lốc máy, cánh quạt, bánh xe... chúng tôi đã chở vào Đà Nẵng để chờ lập Hội đồng kiểm tra, định giá, khi có kết quả mới có hướng xử lý. Chỉ những thiết bị khác bị hoen gỉ, biến dạng, không còn giá trị để bảo quản thì chúng tôi sẽ cho thanh lý.
Xin cám ơn Thượng tá!
Xử lý xác máy bay rơi thế nào cho đúng luật?

Thạc sĩ Nguyễn Thế Anh (Trung tâm Truyền thông Pháp luật Việt Nam): “Xác máy bay trong trường hợp này cần được xác định là di vật. Khoản 5 Điều 4 Luật Di sản văn hóa quy định: “Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. Xác máy bay được tìm thấy sẽ thuộc sở hữu nhà nước.

“Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự”. (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 98/2010/NĐ-CP).

Khi tìm thấy di vật thì: “Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa” (Khoản 2 Điều 18 Nghị định nêu trên). 

Di vật thuộc sở hữu nhà nước được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Di sản văn hóa.

Xác máy bay được tìm thấy trong trường hợp này có thuộc lĩnh vực bí mật hay không? Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, xác máy bay rơi trong trường hợp này không thuộc danh mục bí mật nhà nước”.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...