Khi chiêu trò Việt Tân bị hải ngoại tẩy chay

 Những "biến thể" của Việt Tân nhanh chóng bị chính cộng đồng người Việt hải ngoại tố cáo
Những "biến thể" của Việt Tân nhanh chóng bị chính cộng đồng người Việt hải ngoại tố cáo
(PLO) - Sau khi bộ mặt của thế hệ khủng bố kế tiếp Hoàng Cơ Minh rơi ra, một “khái niệm mới” được hình thành "các tổ chức ngoại vi của Việt Tân". 

Tuy nhiên “khái niệm mới” này cũng nhanh chóng bị chính cộng đồng người Việt hải ngoại tố cáo, lên tiếng cảnh báo công khai như VOICE, SBTN, “Họp Mặt Dân Chủ”, “Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do”, “Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam”, “Phụ Nữ Vì Nhân Quyền Việt Nam”, “Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ”, “Viện Quốc Tế vì Việt”, “BTC Hội Sinh Viên Quốc gia và nhóm Tuổi trẻ Việt Khang”…

Chứng kiến thành công của mô hình “thúc đẩy xã hội dân sự” lật đổ chế độ chính trị ở một số quốc gia Đông Âu, Trung Đông cũng như sự suy thoái và bộ mặt thật của hình thức “đấu tranh dân chủ” bị vấy bẩn, nhem nhuốc, không còn là con bài hiệu nghiệm nữa, Việt Tân và các tổ chức ngoại vi của mình bắt đầu chuyển sang hình thức thúc đẩy xã hội dân sự. Tuy nhiên, ngay cả chính những thành phần chống chính quyền trong và ngoài nước lại là những người lên án mạnh mẽ nhất, cho rằng Việt Tân và chân rết của mình đã “làm hỏng những ý nghĩa tốt đẹp của xã hội dân sự”, tức bằng những thủ đoạn, chiêu trò của một tổ chức bản chất là giống mafia, không ai hơn Việt Tân phá “chiến lược” mà các thế lực thù địch với Việt Nam cổ súy!

Bản chất gốc của các tổ chức xã hội dân sự ra đời không phải để đấu tranh chính trị mà là để thẩm định chất lượng quản trị đất nước của chính phủ, bên cạnh đó trở thành kênh vận động và kết nối thông tin giữa người dân và chính quyền. Bản chất của các tổ chức xã hội dân sự không phải là “lật đổ”, đấu tranh chống đối nhà nước. Nhưng vì tính chất khó phân biệt giữa cơ chế xã hội và đấu tranh chính trị nên các tổ chức chống chính quyền cực đoan lợi dụng xã hội dân sự làm quân bài chiến lược để thu hút đám đông và làm vỏ bọc cho mình.

Do các quy định của Liên hiệp quốc, các quỹ dân chủ cho dù muốn can thiệp vào nội tình của một quốc gia đến đâu, cũng không thể rót tiền cho các đảng phái chống đối, kêu gọi lật đổ chính phủ khác. Bởi thế, Việt Tân không thể nhận được tiền hỗ trợ trực tiếp từ các quỹ này. Trong khi đó, ngân quỹ của Việt Tân càng ngày càng eo hẹp vì bị cộng đồng tẩy chay, vạch mặt, các tổ chức ngoại vi không thể xin tiền từ bà con hải ngoại dễ như trước, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Việt Tân chỉ có một con đường duy nhất là núp bóng các tổ chức xã hội dân sự, bằng cách lập ra các tổ chức “xã hội dân sự” của mình, hoặc thao túng các tổ chức, hội nhóm “chống đối tự phát” khác. Vậy nên không lạ, trong hơn một năm gần đây, ra đời một số hội nhóm mang danh “tổ chức xã hội dân sự” trên mạng Internet, nhân sự các “tổ chức xã hội dân sự” này ai ai cũng nhẵn mặt vì mỗi anh chị nằm trong 3, 4 tổ chức là chuyện thường!

Một số tổ chức đang bị tố cáo là các tổ chức ngoại vi của mình hoạt động trong lĩnh vực Xã hội dân sự được đám tay chân Việt Tân đội lốt “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước lập ra như “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, “Hội Anh em dân chủ”, “Quỹ tù nhân lương tâm”, “Hội bầu bí tương thân”. Các tổ chức này được Việt Tân lập nên một phần dùng để tuyển chọn người cho chúng, một phần quan trọng khác là để vẽ các dự án nhằm xin quỹ từ nước ngoài. Với những dự án như tổ chức vận động nhân quyền (dã ngoại nhân quyền, café nhân quyền…), thúc đẩy truyền thông “lề trái”... đều được lên kế hoạch tỉ mỉ từ khâu “vẽ” nhân sự, chi phí để đi xin “fund” (ngân quỹ). Ngoài cái vỏ (tên) ra, các tổ chức này không hề thúc đẩy cho xã hội dân sự tại Việt Nam, mà ngược lại còn làm sai lệch cách hiểu của xã hội dân sự thành tổ chức chính trị chống đối bên ngoài hệ thống nhà nước.

Một cách khác được Việt Tân đẩy mạnh sử dụng bị chính những thành phần chống đối cốt cán (chán hoặc thất vọng về Việt Tân) tự thổ lộ, bộc bạch trên mạng Internet là thao túng một số cầm đầu các hội nhóm “chống đối tự phát”, như No-U, Hoàng Sa, Diễn đàn Xã hội dân sự… Việt Tân thường gợi ý, giúp những nhóm này tìm ngân quỹ từ nước ngoài, công khai “ràng buộc” các thành viên cốt cán của các nhóm rồi đưa lên truyền thông như sự ngầm khẳng định về “thành công”, thực lực của chúng ở trong nước.

Dù bằng cách thức nào, nhân dân Việt Nam đều dễ dàng nhìn ra “chân rết” của vòi bạch tuộc bởi phương thức và cách thức chống đối là như nhau. Tuy nhiên bằng thủ đoạn lập hay thao túng thật nhiều “tổ chức xã hội dân sự” nhằm tạo ảo tưởng về sự “lớn mạnh”, về “thực lực” của chúng đang diễn ở trên các trang mạng xã hội thì các quỹ đầu tư dân chủ nước ngoài sẽ sớm thất vọng, biết đâu, năm sau dư luận lại được chứng kiến mô hình “thoát xác” khác của Việt Tân

Tin cùng chuyên mục

Nhóm đối tượng: Văn Đ., Ngọc Đ., Vương, Giàu (thứ tự từ trái qua).

Nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản

(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đ. (SN 2009); Nguyễn Ngọc Đ. (SN 2008); Nguyễn Quốc Vương (SN 2000) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1990, cùng trú phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) về tội “Cướp tài sản”.

Đọc thêm

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng không qua kết tội phù hợp với pháp luật Việt Nam. (Ảnh minh họa: TP)
(PLVN) - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và khả năng điều chỉnh nhằm nâng cao mức độ tuân thủ UNCAC của Việt Nam, do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức chiều 25/4.

Giả danh cán bộ thuế để lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Công an TP Huế cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới của những kẻ mạo danh ngành thuế.
(PLVN) - Ngày 25/4, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân, các chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cảnh giác trước hành vi các đối tượng giả danh cơ quan Thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam bị can Đào Văn Ngọc.
(PLVN) - Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh An Giang tống đạt Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Đào Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, tỉnh An Giang về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Có 3 tiền án nhưng vẫn không quên nghề 'đạo chích'

Đối tượng Lại Trung Thành cùng tang vật thu giữ trong vụ án.
(PLVN) - Tại cơ quan điều tra, Lại Trung Thành bước đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Bản thân Thành từng có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản, tổng thời gian chấp hành án phạt tù là 8 năm 6 tháng.

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.