WHO thúc giục các quốc gia chung tay phòng, chống dịch bệnh

Lãnh đạo WHO tại cuộc họp báo
Lãnh đạo WHO tại cuộc họp báo
(PLVN) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 11/3 đã chính thức tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra dịch Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, phát đi cảnh báo cứng rắn về sự lây lan toàn cầu và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh do việc không hành động.

Theo AFP, tuyên bố trên được Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra tại cuộc họp báo ngày 11/3.

“Trong vòng 2 tuần qua, số ca mắc Covid-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng gấp 3 lần. Trong những ngày tới và những tuần tới, chúng tôi dự đoán số ca mắc bệnh mới, số người tử vong và số quốc gia bị ảnh hưởng thậm chí sẽ tăng cao hơn nữa...

Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước mức độ lây lan và sự nghiêm trọng đáng báo động này, cũng như tình trạng thiếu hành động một cách đáng báo động. Chúng tôi đã rung hồi chuông cảnh tỉnh”, ông Ghebreyesus nói khi tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu.

Tổng Giám đốc WHO cũng cho hay, chúng ta chưa bao giờ thấy một đại dịch phát sinh từ virus Corona. 

Ông Ghebreyesus nêu rõ, đại dịch không phải là một từ để sử dụng một cách dễ dàng hay bất cẩn. “Đó là một từ mà nếu bị lạm dụng có thể gây ra nỗi sợ hãi vô lý hoặc sự chấp nhận một cách vô lý rằng cuộc chiến đã kết thúc, dẫn đến đau khổ và chết chóc không cần thiết”, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh và khẳng định WHO đã ở chế độ phản ứng đầy đủ kể từ khi được thông báo về các trường hợp mắc bệnh đầu tiên.

Ông Ghebreyesus cũng khẳng định, việc mô tả tình hình hiện nay như một đại dịch không làm thay đổi đánh giá của WHO về mối đe dọa do virus SARS-CoV-2 gây ra và điều này không thay đổi những gì mà WHO đang làm cũng như việc mà các nước cần làm. 

Theo Tổng Giám đốc WHO, một số nước đang chật vật đối phó với dịch bệnh vì thiếu khả năng. Trong khi đó, một số nước đang khó khăn vì thiếu nguồn lực và một số nước thì chật vật do thiếu quyết tâm. Ông khuyến cáo các nước cần đưa ra cả những biện pháp giảm nhẹ và ngăn ngừa dịch bệnh nhưng ngăn ngừa cần phải là biện pháp mang tính chất “trụ cột chính”.

Theo WHO, kể từ khi bùng phát tại Trung Quốc hồi cuối tháng 12/2019 cho đến nay, dịch bệnh này đã lây lan ra hơn 121.000 người trên toàn thế giới. Trong khi đó, ông Mike Ryan - Giám đốc điều hành WHO nhấn mạnh yêu cầu các quốc gia cần phải công khai chiến lược của họ trong việc phòng, chống dịch bệnh ngay. WHO cũng thúc giục các quốc gia phát hiện, kiểm tra, điều trị, cô lập, truy tìm các ca nhiễm và vận động người dân cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh. 

Trước đó, trong phát biểu ngày 9/3, ông Ghebreyesus cho rằng virus SARS-CoV-2 hiện đã xuất hiện ở quá nhiều nước và mối đe dọa dịch bệnh đã trở nên rất hiển hiện. Song, tại thời điểm đó, ông này vẫn tin tưởng rằng đây sẽ là dịch bệnh đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được.

Lần gần nhất WHO tuyên bố một đại dịch là khi bùng phát cúm H1N1 năm 2009. Đợt bùng phát dịch SARS, cũng do một chủng virus Corona khác gây ra, ở giai đoạn 2002-2003 đã không được gọi là đại dịch vì kịp thời ngăn chặn. 

Hiện WHO chưa công bố nhiều chi tiết về cách làm hay chiến lược sắp tới để khắp nơi hiểu được có gì xảy ra khi Covid-19 bị coi là đại dịch. Theo Tiến sĩ Nathalie MacDermott - Giảng viên khoa lâm sàng tại Đại học King’s College London ở Anh - cho biết, việc chuyển thuật ngữ không làm thay đổi thực tế rằng, trong nhiều tuần qua, các nước đã được WHO khuyến cáo chuẩn bị cho một đại dịch tiềm tàng và hy vọng rằng họ đã thực hiện nghiêm túc việc này... 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ này làm nổi bật việc hợp tác chặt chẽ và cởi mở giữa các quốc gia trên thế giới với nhau để tạo thành một mặt trận thống nhất, cùng nhau kiểm soát tình hình đại dịch trong thời gian ngắn nhất. Một số ý kiến khác cho hay, điểm khác biệt rõ rệt và quan trọng nhất giữa một đại dịch và dịch bệnh chính là công tác phản ứng ở cấp độ quốc tế.

Cụ thể, khi một khu vực nào đó trên thế giới trải qua dịch bệnh, ở các nơi còn lại của thế giới có thể chọn cách không hành động nếu muốn. Họ có thể đóng cửa biên giới với vùng dịch hoặc gửi hỗ trợ, hoặc làm đồng thời cả 2 việc này, hay triển khai các phương án phòng tình huống dịch lan tới nước mình.

Tuy nhiên, khi Covid-19 đã được tuyên bố là đại dịch, các khu vực về cơ bản không thể hành động như vậy nữa. Nhà chức trách y tế có thể sẽ khuyến nghị chuyển sang các biện pháp giảm bớt tụ tập đông người và tiếp xúc xã hội để ngăn chặn tốc độ lây lan trong nước thay cho việc cố gắng ngăn chặn dịch bệnh từ ngoài nước. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.