WHO tập hợp một nhóm chuyên gia mới để truy tìm nguồn gốc COVID-19

WHO tập hợp một nhóm chuyên gia mới để truy tìm nguồn gốc COVID-19
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ tập hợp một nhóm chuyên gia mới để tiếp tục nghiên cứu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.

Thông tin trên được WHO đưa ra trong thông báo ngày 12/9 về vấn đề này. Theo đó, kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19, WHO đã làm việc với các quốc gia thành viên và cộng đồng khoa học để hiểu rõ hơn về cách thức mà đại dịch này bắt đầu, từ đó có thể chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch tiếp theo.

Sau khi công bố báo cáo chung của WHO-Trung Quốc về các nghiên cứu giai đoạn một về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 vào tháng 3/2021, WHO đã vạch ra một loạt các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện và tiếp tục thảo luận với các quốc gia thành viên và các chuyên gia về các bước tiếp theo.

Nhóm Cố vấn khoa học quốc tế về nguồn gốc mầm bệnh mới (SAGO) sẽ chịu trách nhiệm lập ra một cơ chế toàn cầu để nghiên cứu một cách có hệ thống về sự xuất hiện của các mầm bệnh mới có khả năng gây ra đại dịch trong tương lai.

“Bằng cách đưa ra lời kêu gọi công khai về các đề cử cho SAGO, WHO đang cung cấp một nền tảng minh bạch cho nhóm cố vấn khoa học mới mà chúng tôi mong đợi tất cả các quốc gia thành viên sẽ tham gia. WHO hy vọng có sự tiếp nối từ các sứ mệnh trước đây đến Trung Quốc đối với SARS-CoV-2, cũng như các sứ mệnh khác nghiên cứu nguồn gốc của, ví dụ, SARS-CoV, MERS-CoV, cúm gia cầm, Lassa và Ebola”, thông báo của WHO nêu rõ.

“WHO kêu gọi tất cả các chính phủ phi chính trị hóa tình hình và hợp tác để đẩy nhanh các nghiên cứu về nguồn gốc, và quan trọng là hợp tác cùng nhau để phát triển một khuôn khổ chung cho các mầm bệnh tiềm ẩn đại dịch trong tương lai”, WHO cho biết.

Ưu tiên của WHO là dành cho các nhà khoa học xây dựng trên giai đoạn đầu tiên của các nghiên cứu, thực hiện các khuyến nghị được nêu trong báo cáo tháng 3/2021 và đẩy nhanh các nỗ lực khoa học về tất cả các giả thuyết. Tìm kiếm nguồn gốc của bất kỳ tác nhân gây bệnh mới nào là một quá trình khó khăn, dựa trên cơ sở khoa học, cần sự hợp tác, cống hiến và thời gian.

WHO nhắc lại rằng việc tìm kiếm nguồn gốc của SARS-CoV-2 không phải và không nên là một hoạt động để đổ lỗi hoặc cho điểm chính trị. Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đại dịch COVID-19 bắt đầu như thế nào, để làm gương cho việc thiết lập nguồn gốc của tất cả các sự kiện lan truyền từ động vật - con người trong tương lai.

Các quốc gia có trách nhiệm tập thể làm việc cùng nhau trên tinh thần hợp tác thực sự và đảm bảo các nhà khoa học và chuyên gia có không gian cần thiết để tìm ra nguồn gốc của đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ. “Dựa trên những gì đã biết, đợt khảo sát tiếp theo sẽ bao gồm việc nghiên cứu thêm dữ liệu về các trường hợp lây nhiễm ban đầu và các trường hợp có khả năng xảy ra sớm hơn vào năm 2019. Việc tiếp cận dữ liệu là cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kiến thức khoa học của chúng ta và không nên bị chính trị hóa dưới bất kỳ hình thức nào” - thông báo có đoạn viết.

WHO mong muốn tiếp tục các sứ mệnh trước đây ở Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của SARS-CoV-2. Ví dụ, để thu thập đủ dữ liệu để bác bỏ giả thuyết về khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

“Khi xem xét báo cáo về giai đoạn khảo sát đầu tiên, WHO nhận định rằng chưa có đủ bằng chứng khoa học để bác bỏ bất kỳ giả thuyết nào. Cụ thể, để xem xét “giả thuyết phòng thí nghiệm”, điều quan trọng là phải có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu, có tính đến kinh nghiệm thực tiễn khoa học tốt nhất và nghiên cứu các cơ chế WHO đang có. WHO chỉ tập trung vào khoa học, cung cấp các giải pháp và xây dựng sự đoàn kết” - tài liệu của WHO nhấn mạnh.

WHO khẳng định: "Tìm kiếm nguồn gốc đối với một loại virus mới là một nhiệm vụ khoa học vô cùng khó khăn và cần nhiều thời gian. WHO cam kết tuân theo khoa học và chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ gạt sự khác biệt sang một bên và làm việc cùng nhau để cung cấp tất cả dữ liệu và quyền truy cập cần thiết để loạt nghiên cứu tiếp theo có thể được bắt đầu sớm nhất có thể."

WHO đang làm việc với một số quốc gia đã thông báo phát hiện SARS-CoV-2 trong các mẫu bệnh phẩm sinh học được lưu trữ từ năm 2019. Ví dụ, ở Ý, WHO đã tạo điều kiện cho các phòng thí nghiệm quốc tế đánh giá độc lập về các phát hiện của một nghiên cứu như vậy, bao gồm xét nghiệm lại các mẫu máu trước đại dịch.
"Chia sẻ dữ liệu thô và cho phép kiểm tra lại các mẫu trong phòng thí nghiệm bên ngoài nước Ý phản ánh sự đoàn kết khoa học ở mức tốt nhất và không khác gì những gì chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, hỗ trợ để chúng tôi có thể thúc đẩy các nghiên cứu về nguồn gốc một cách nhanh chóng và có hiệu quả", WHO cho biết.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.