WHO lo lắng khi một số nước châu Âu nới lỏng hạn chế xã hội dù khu vực “vẫn trong tâm bão dịch“

Khoảng 50% gánh nặng toàn cầu về Covid-19 là ở châu Âu. Ảnh: AFP
Khoảng 50% gánh nặng toàn cầu về Covid-19 là ở châu Âu. Ảnh: AFP
(PLVN) - "Những đám mây bão của đại dịch này vẫn còn tồn tại ở khu vực châu Âu mặc dù một số quốc gia đang bước vào giai đoạn mà họ có thể giảm bớt các hạn chế xã hội. Song, không có dấu hiệu xã hội sẽ nhanh chóng trở lại bình thường" - ông Hans Kluge, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO nói.

Ông Hans Kluge - Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - cho biết hôm 16/4 rằng, Châu Âu hiện đang đối mặt với cơn bão của đại dịch Covid-19, với số ca mắc gần một triệu, 

"Số trường hợp nhiễm virus trên toàn khu vực tiếp tục tăng. Trong 10 ngày qua, số trường hợp được báo cáo ở châu Âu đã tăng gần gấp đôi, lên gần một triệu trường hợp" - Giám đốc khu vực châu Âu của của WHO nói với các phóng viên trong một cuộc họp ngắn.

Điều này có nghĩa là khoảng 50% gánh nặng toàn cầu về Covid-19 là ở châu Âu, ông Kluge nói. Hơn 84.000 người ở châu Âu đã chết trong dịch bệnh này.

Theo ông Hans Kluge, khi một số quốc gia bắt đầu xem xét liệu các hạn chế có thể được nới lỏng hay không và liệu các trường học và một số nơi làm việc có thể bắt đầu mở cửa trở lại hay không, thì "điều quan trọng là phải hiểu được sự phức tạp và không chắc chắn của việc chuyển đổi như vậy". 

Các công ty và chính trị gia trên khắp thế giới đang lo lắng về tác động kinh tế của việc đóng cửa lâu dài và một số quốc gia ở châu Âu như Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha và các nước khác đang bắt đầu nghĩ về cách giảm bớt một số hạn chế xã hội.

Giám đốc khu vực châu Âu của WHO thừa nhận, các chính sách giãn cách xã hội được thiết kế để làm chậm sự lây lan của virus corona đang ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân.

"Người dân đang hỏi: "Chúng ta phải chịu đựng bao nhiêu? Và trong bao lâu?". Để đáp lại, chúng tôi, Chính phủ và các cơ quan y tế phải đưa ra câu trả lời để xác định khi nào, trong những điều kiện và cách chúng tôi có thể xem xét chuyển đổi an toàn" - ông Hans Kluge nhấn mạnh.

Bất kỳ bước nào để dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa trước tiên phải đảm bảo một số điều quan trọng, bao gồm bằng chứng cho thấy đang kiểm soát được việc lây nhiễm Covid-19, các rủi ro dịch bệnh được giảm thiểu và các hệ thống y tế có khả năng xác định, kiểm tra, theo dõi và cách ly các ca nhiễm Covid-19.

"Chúng ta vẫn ở trong tâm bão... Nếu không thể đảm bảo các tiêu chí này được đưa ra trước khi nới lỏng các hạn chế, tôi khuyên bạn nên suy nghĩ lại"  - ông nó thêm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.