Vượt di chứng hậu COVID-19

Di chứng hậu COVID-19 còn có thể ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. (Ảnh minh họa)
Di chứng hậu COVID-19 còn có thể ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau những tổn hại sức khoẻ khi trở thành F0, nhiều gia đình còn “vật lộn” với di chứng hậu COVID-19.

Đừng coi thường di chứng hậu COVID

Đưa vợ đi khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Nguyễn Hải Nam, ngụ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh hết sức lo lắng. Vợ anh suốt một tháng nay phải đối mặt với chứng mất ngủ triền miên và những cơn đau đầu như búa bổ, chứng rụng tóc. Hai vợ chồng lo lắng chị mắc bệnh nan y nào đó. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy chị không có vấn đề sức khoẻ đáng ngại và triệu chứng chị mắc phải một phần do di chứng COVID-19 mà chị bị hơn 1 tháng trước.

Vợ anh Nam không phải là người hiếm hoi bị mắc những triệu chứng hậu COVID-19. Thời gian qua, tại các bệnh viện trên địa bàn TP HCM liên tục có các bệnh nhân đến khám vì nhiều di chứng khác nhau sau khi mắc COVID-19. Có người mất ngủ, đau đầu và rụng tóc như trường hợp nói trên, cũng có người bị các triệu chứng liên quan đến cơ tim, đau thắt ngực, hụt hơi, đau cơ...

Chiếm không ít trong số đó là các bệnh lý liên quan đến tâm lý, tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc... Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Nga, thời gian này, bản thân chị cũng tiếp nhận rất nhiều ca “có vấn đề tâm lý” liên quan đến di chứng hậu COVID-19. Trong số đó, một số bệnh nhân vốn có sẵn những vấn đề về tâm lý và sức khoẻ tâm thần, trải qua một đợt COVID-19 càng gây ra những di chứng nặng nề hơn.

Tuy nhiên, cũng có không ít người trước đó hoàn toàn khoẻ mạnh, không có vấn đề về tâm lý, thậm chí tâm lý vững vàng nhưng sau khi nhiễm bệnh thì có triệu chứng mất ngủ, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc. Có những triệu chứng không có lý do, bệnh tự phát tác, cũng có nhiều người là do những tổn thương, tổn thất mà dịch bệnh gây ra như mất người thân, mất việc, giãn cách lâu ngày gây sợ hãi...

Thực tế, nhiều người vẫn còn xem nhẹ mối nguy do di chứng hậu COVID-19 đem đến. Có những người hai, ba tháng mất ngủ, suy kiệt sức khỏe cộng với trầm cảm mới nhận ra là cần phải đi khám để cải thiện sức khoẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, di chứng hậu COVID đôi khi không thể hiện rõ triệu chứng mà ở dạng tiềm ẩn, như thay đổi một số thói quen, hành xử, chuyển biến tâm lý hoặc thay đổi nhỏ về sức khoẻ mà chính bản thân người bệnh nếu không quan sát cơ thể sẽ không nhận ra được.

Cùng nhau đối mặt

Suốt hai tháng nay, chị Nguyễn Bảo Trâm, giáo viên cấp 2, ngụ TP Thủ Đức cùng chồng đang trải qua những cơn trầm cảm hậu COVID-19. Trước đó, anh H, chồng chị Trâm là một chủ doanh nghiệp nhỏ chuyên cung cấp dịch vụ trang trí cho các quán ăn. Dịch bệnh ập đến, công ty anh phải đóng cửa sau nhiều tháng cầm cự. Sau đó, cả nhà bị mắc COVID-19, anh bị trở nặng phải vào bệnh viện.

Sau khi bình phục, sức khoẻ anh yếu hơn trước, thường phải đối diện với những cơn ho và hụt hơi. Cộng với công việc phải bắt đầu lại từ con số 0, a H trở nên lầm lì, ít nói, thu hẹp mình không muốn tiếp xúc với xung quanh, dị ứng với tiếng ồn. Đến khi hai vợ chồng họ ý thức được và đi khám thì mới biết anh bị trầm cảm và đó là một trong những di chứng do COVID-19, đến từ ảnh hưởng tâm lý do công việc không như ý, cộng với sức khỏe bị sa sút.

Sau những đợt bùng phát dịch, hậu quả để lại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần là khó kể xiết. Đại dịch ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của từng con người mà còn đem lại những hệ quả không hay cho các gia đình. Có không ít trường hợp gia đình rạn nứt, tan vỡ vì “di chứng” hậu COVID-19 dẫn đến sự lo âu, bất an, trầm cảm, mất kết nối với người thân, sự sụp đổ về tài chính dẫn đến suy yếu về tâm lý...

Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Nga, để “trị” được các di chứng hậu COVID-19 không chỉ cần các loại thuốc đặc trị là đủ. Điều cần thiết vẫn là nghị lực tinh thần của mỗi người bệnh. Tăng cường thể dục thể thao, bồi bổ thể chất cộng với nỗ lực quay lại nếp sống cũ, kết nối các mối quan hệ cũ, kết nối nhiều hơn với gia đình là những phương pháp để mỗi người chống chọi với những di chứng gây ra sau khi trở thành F0.

Và điều quan trọng nhất, mỗi một bệnh nhân COVID-19 và hậu COVID rất cần sự ở bên, nâng đỡ của người thân, gia đình. Đã có những trường hợp bị trầm cảm hậu COVID chỉ vì cả gia đình lo sợ nên cách ly tuyệt đối với người bệnh, thiếu sự chăm sóc khiến bệnh nhân tủi thân, rơi vào sợ hãi, hoang mang.

Kiến thức đúng để đối mặt với di chứng hậu COVID-19, thái độ đúng đắn, tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng hành của người thân sẽ là liều thuốc thần kì giúp mỗi người bệnh vượt qua căn bệnh này.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Dự báo số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

Ảnh minh họa: Minh Khuê
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP Hà Nội nhận định, thời gian tới, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ ở nhóm trên 6 tuổi.

Ngăn ngừa tâm bệnh quấy rầy con trẻ

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tâm lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
(PLVN) - Các bệnh lý về tâm thần hay còn gọi là tâm bệnh, đang ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Việt Nam. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc tâm bệnh ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, thậm chí dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử.