Vùng quê “thay da, đổi thịt” nhờ cây cà phê

Một góc làng công nhân Công ty Cà phê Đăk Uy.
Một góc làng công nhân Công ty Cà phê Đăk Uy.
(PLO) - Khi màn đêm buông xuống, cả vùng quê mới Đăk Uy (xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) sáng như một trời sao. Đi giữa vùng đất bạt ngàn cà phê xanh tốt, nhìn nước da, vẻ mặt và nghe người dân ở đây nói chuyện cho thấy đây là một vùng quê giàu có chẳng kém nơi đô thị phồn hoa. 

Quá khứ gian nan

Trước giải phóng, Đăk Uy là vùng núi âm u, người dân bản địa lủi thủi năm nay phát rẫy chỗ này, sang năm phát nương chỗ khác. Vào mùa khô, người đốt rẫy làm cháy không ít diện tích rừng. Những năm thời tiết thuận, may ra đủ ăn đến ngày gieo hạt; nhưng rồi người ta lại vào rừng để đào củ mài, măng rừng… kiếm kế sinh nhai. 

Ông Nguyễn Tiến Hà, Trưởng Công an xã Hà Mòn chia sẻ: “Giải phóng rồi, cuộc sống cũng chẳng có gì thay đổi. Có chăng chỉ là đói thì kêu xin Nhà nước cứu tế, chấp nhận cuộc sống cơ hàn”.  Thế rồi, sau giải phóng, các trung đoàn 701, 731, 704 đứng chân trên huyện Đăk Hà được giao nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế gắn với quốc phòng.

Sau này các trung đoàn tách ra để thành lập các nông trường cà phê Đăk Uy 1 (nay là Công ty Cà phê Đăk Uy) Đăk Uy 2, 3, 4, Nông trường 701, Công ty Thủy nông Đăk Uy chuyên khai hoang làm kinh tế. Nhưng cuộc sống người công nhân nơi đây vẫn nghèo khó, đắp đổi qua ngày.

Phải khẳng định, khâu đột phá của những người lính Cụ Hồ - công nhân trên vùng đất Đăk Uy là một tạo dựng mô hình trồng lúa nước. Những người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh từ nhiều miền quê hội tụ về nhưng số đông là người Hà Tĩnh, Nghệ An… họ là bộ đội chuyển ngành hoặc cùng bà con theo nhau vào Tây Nguyên lập nghiệp.

Khi ấy, đồng bào ở đây quen trồng loại lúa nương trên đồi và sắn giống cũ cho năng suất thấp. Trung đoàn trưởng Trần Hành cùng Chính ủy Võ Duy Mãi đã mắc võng làm lán trại, ăn ngủ hàng tháng trời chỉ huy Trung đoàn 734 san lấp ruộng, làm thủy lợi, bờ vùng, bờ thửa rồi trồng thí điểm 5ha lúa nước ven chân cầu Đăk Uy ngày ấy.

Nói thì đơn giản vậy, nhưng cuộc sống ở đây lúc đó không êm tí nào. Ông Nguyễn Ngọc Oanh, thương binh hạng 3/4, công nhân Công ty Cà phê Đăk Uy nhớ lại: “Nhiều người trong chúng tôi bỏ về quê vì khổ quá, số trụ lại thì vật lộn với sốt rét ác tính, với đồi hoang và cả thú rừng nữa”.

Còn anh Nguyễn Hữu Ngà, đội trưởng đội 3 thì nói: “Hầu như công nhân ở công ty chúng tôi đều là lính, chúng tôi đến đây với quyết tâm “một đi không trở lại, nên khổ mấy cũng không về và còn đến hôm nay thì các anh đã biết đấy…

Xin được nói một chút về nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc của Công ty Cà phê Đăk Uy. Chiến tranh kết thúc, Đại úy Hoàng Trung Quý, quê ở xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 701, Sư đoàn 331 được điều động về thành lập nông trường lúa nước của quân đội ở bắc Tây Nguyên. Năm 1984, khi thành lập Nông trường Cà phê Đăk Uy 1 thì anh được điều động về đây làm Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Giám đốc.

Năm 1986, Nông trường bên bờ vực giải thể thì người trưởng lại được điều đi, anh kiêm cả hai vai: Bí thư Đảng ủy và Giám đốc. Giữa lúc đó, 50 hộ đã bỏ nông trường đi nơi khác, nhiều người không tin ở Hoàng Trung Quý vì anh có dáng dấp thư sinh và theo cách nói của nhiều người thì anh “lành quá”. Ngay cả những bạn bè đồng ngũ cùng chuyển về đây với Hoàng Trung Quý cũng chia tay. Bệnh sốt rét ác tính hoành hành, kế toán trưởng và một cán bộ tổ chức của nông trường đã chết vì bệnh này.

Nhận chức Giám đốc rồi, hàng ngày người ta thấy Hoàng Trung Quý tong tả trên chiếc xe đạp, lúc thì đi vay tiền trả lương công nhân, lúc thì đi học hỏi kinh nghiệm nông trường bạn, lúc thì đến gặp công nhân để bàn bạc.

Công nhân Công ty Cà phê Đăk Uy thu hoạch cà phê.
Công nhân Công ty Cà phê Đăk Uy thu hoạch cà phê.

Cả quá trình đi lại, bàn bạc ấy anh nhận ra rằng phải đào hố, phải chặn các dòng suối để có nước tưới cho cà phê. Đây là sáng kiến cứu nông trường và nhờ đó, anh Hoàng Trung Quý ba lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng Bằng lao động sáng tạo. Anh tâm sự: “Mình là người lính nên đã quen vất vả rồi, mình phải quyết tâm để xóa đói nghèo trên vùng đất mới này…”.

Giúp đồng bào thiểu số cùng tiến bước

Lãnh đạo Công ty đã cùng chính quyền địa phương chủ trương tuyển lao động là đồng bào dân tộc thiểu số xã Hà Mòn khởi đầu trồng cà phê. Bà con rất bất ngờ, cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn nhưng ai nấy rụt rè, trong bụng lại nghĩ: “Thế này thì bao lâu mới có ăn, đi làm lúa rẫy còn hơn”.

Người dân tộc Xơ Đăng chỉ quen cây lúa rẫy thì thẳng thừng: “Cái hạt cà phê mình có ăn được đâu, đi làm lúa rẫy, đi bẫy con thú trong rừng, có cái ăn nhanh hơn”. Thế là lại bỏ cà phê. Nhưng nhờ kiên trì vận động, bà con dần dần đã biết yêu và trồng cây cà phê, biết giãn dân tách hộ lập vườn, khai thác khe suối làm lúa nước 2 vụ tăng năng suất, biết đào ao nuôi cá, trồng xen đậu lạc…

Khi cái bụng đã no, biết tổ chức văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, dân bản cũng bỏ việc phá rừng bẫy thú. Cả ba làng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây thuộc xã Hà Mòn là Đăk Wớt, Kà Tu, Đăk Do giờ đã là người của Công ty Cà phê Đăk Uy. Họ đã trồng được trên 250ha cà phê, mỗi năm thu trên 500 tấn quả tươi, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng.

Có được điều đó là do Công ty đã thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh ủy Kon Tum về giúp các xã vùng dân tộc thiểu số khó khăn. Công ty cho dân trong xã vay 100 triệu đồng không tính lãi để định canh, định cư trồng mới cà phê và chuyển giao 5 ha cà phê phục hồi tại làng Đăk Wớt trị giá 50 triệu đồng, hàng năm còn cho vay trước vật tư thiết bị để trồng mới và chăm sóc vườn cây.

Còn A Quân, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã phấn khởi: “Trong xã không còn ai đói nữa, phải xóa bỏ hủ tục để làm giàu thôi”. Công ty còn giúp làng Kon Gung của xã Đăk Mar 100 triệu đồng khai hoang gần 30 ha, trồng chuyển giao 10ha cà phê cho bà con, giúp xã Đăk La 60 triệu đồng. Đến nay, Công ty Cà phê Đăk Uy đã đầu tư 3,41 tỷ đồng trồng mới 236 ha cà phê cho các vùng thuộc xã Hà Mòn, Đăk Mar, Đăk Hring và chuyển giao cho 127 hộ nhận khoán 100 ha cà phê.

Vững tin trên con đường mới

Cuộc sống bây giờ đã quá khác cuộc sống ngày xưa. Anh công nhân thương binh Nguyễn Ngọc Oanh, Chi hội 3, Hội Cựu chiến binh công ty trầm giọng: “Giờ nhìn lại như một giấc mơ vậy”. Còn chị Nguyễn Thị Nhâm thì sung sướng quá, nước mắt giàn giụa, khóc thành tiếng: “Nhờ có Đảng, có Nhà nước, có công ty mà gia đình tôi được như ngày nay”.

Tôi hỏi đội trưởng đội 3 Nguyễn Bá Ngà: “Chắc nhà đội trưởng giàu nhất đội?”. Anh bảo: “Công nhân giàu hơn tôi, có nhà mỗi năm lãi cả tỷ đồng từ cây cà phê”. Nói rồi anh lấy chiếc xe ô tô chở tôi đi thăm nơi ở của công nhân đội 3, hầu hết là người Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình… Nhà chúng tôi đến đầu tiên là nhà ông Vũ Bá Lương, lớp công nhân đầu tiên của Công ty.

Cà phê Đăk Uy xuất khẩu.
Cà phê Đăk Uy xuất khẩu.

Đó là một ngôi nhà xinh xắn, sạch sẽ với đủ các loại cây ăn trái ở trong vườn, ông Lương tâm sự: “Hoàn cảnh tôi cơ cực lắm, khi nông trường khá hơn một chút là ông giám đốc cho vay tiền trồng cà phê, vay vật tư làm được ngôi nhà khang trang này. Cả đội tôi nhà nào cũng thế ”.

Nay Công ty Cà phê Đăk Uy đã được nhiều người biết đến. Đó là một doanh nghiệp làm ăn giỏi, chấp hành nghiêm pháp luật, tận tình với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của huyện Đăk Hà và tỉnh Kon Tum. Kỳ diệu hơn, tuyệt vời hơn bởi có những con người đã làm nên cuộc sống tươi đẹp ở nơi đây như một minh chứng của lẽ sống, niềm tin và lòng quả cảm rất đáng trân trọng trên vùng đất cực Bắc Tây Nguyên. 

Đọc thêm

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TH tự tin “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam
(PLVN) - “Tập đoàn TH và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tự tin trong hành trình “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” cùng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng hành cùng Chính phủ đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050” – ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH chia sẻ tại Lễ công bố Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, tối 4/11 tại Hà Nội.

Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu để tận dụng tốt các FTA

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) còn rất nhiều vấn đề. Trong đó, phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định chính xác hơn đối tượng được miễn thuế, đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả.

Ngành chè Việt Nam: Xuất khẩu nhiều nhưng giá không cao

Cần liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng để nâng cao giá bán sản phẩm chè. (Ảnh: G.H)
(PLVN) - Chè của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng giá xuất khẩu bình quân chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và chỉ bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka. Tại sao?

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.