"Vùng đất cố đô" Ninh Bình: 30 năm đổi mới và phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 30 năm kể từ khi tái thành lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã gặt hái được nhiều thành tựu trên cả các lĩnh vực kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, văn hóa, giáo dục, du lịch,... theo từng giai đoạn. 

Từ năm 1992 đến năm 2000 là giai đoạn tái lập, ổn định và kiến thiết quê hương.

Chặng đường những năm đầu tái lập tỉnh là thời kỳ phải đối diện với nhiều thử thách, là giai đoạn tập trung khắc phục khó khăn, định hình hướng đi, cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ để xây dựng và kiến thiết quê hương. Trong thời gian tỉnh mới được tái lập, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Ninh Bình lúc đó là một tỉnh nghèo. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là chủ yếu, chiếm 63,0% GRDP, song chưa phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng chậm và chưa vững chắc, còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc; sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 1992 mới đạt trên 330 kg. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, phân tán, manh mún; kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp, sản xuất kinh doanh ở nhiều đơn vị quốc doanh thua lỗ.

Ninh Bình sau 30 năm tài thành lập và phát triển.

Ninh Bình sau 30 năm tài thành lập và phát triển.

Tuy nhiên, vượt qua khó khăn trên, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết, phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,12%/năm; trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,28%, công nghiệp tăng 15,12%, dịch vụ tăng 9,72%. Đến năm 2000, sản lượng lương thực quy thóc đạt 45,5 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 504 kg. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 150 tỷ đồng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống của nhân dân tiếp tục ổn định và nhiều mặt được cải thiện. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, ngày càng vững mạnh.

Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, đây là khoảng thời gian tỉnh Ninh Bình Tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới toàn diện.

Ninh Bình tiếp tục phát huy truyền thống và sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân, chủ động khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tiễn của tỉnh, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Trong điều kiện có nhiều khó khăn, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009, nhưng tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 16,5%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,9 triệu đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2005, bằng 90% so với bình quân chung cả nước (1200 USD) và vượt bình quân vùng Đồng bằng sông Hồng (1.040 USD). Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 3.066 tỷ đồng.

Nền kinh tế của tỉnh đã bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, đạt nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Toàn cảnh quần thể Chùa Bái Đính.

Toàn cảnh quần thể Chùa Bái Đính.

Giai đoạn 2011 đến 2020, tỉnh Ninh Bình nỗ lực, quyết tâm, tạo bước đột phá để nâng tầm vị thế của tỉnh trên bản đồ đất nước, phát triển toàn diện theo hướng nhanh và bền vững.Giai đoạn này, tỉnh thực hiện chủ trương tập trung sản xuất công nghiệp làm khâu đột phá, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; các ngành dịch vụ thương mại du lịch ngày càng được nâng cao chất lượng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; đồng thời tiếp tục tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, lấy xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, ưu tiên cho phát triển.

Những thành tựu đạt được của tỉnh trong giai đoạn 10 năm qua là rất đáng tự hào khi tỉnh, đặc biệt đã thực hiện đạt và vượt 13/15mục tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, trong đó 12 mục tiêu hoàn thành vượt mức.

Kinh tế tăng trưởng khi tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 tăng bình

quân 7,95%/năm, xấp xỉ mục tiêu Đại hội (8%/năm), cao hơn mức chung cả nước (bình quân 6,8%/năm).

Hiệu quả quản lý đầu tư được nâng lên; kết cấu hạ tầng từng bước phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được chú trọng;

thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định. Văn hóa thể thao có nhiều tiến bộ, Giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới, phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng; chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên.

Lễ hội Tràng An.

Lễ hội Tràng An.

Hoạt động khoa học - công nghệ cũng có bước đổi mới, đạt được nhiều kết quả; thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính. Hiệu quả công tác y tế và chăm sóc sức khỏe có chuyển biến rõ nét, ngày càng đáp ứng yêu cầu của nhân dân. An sinh xã hội đảm bảo; giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tốt. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại mở rộng. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được quan tâm chỉ đạo toàn diện có trọng tâm, trọng điểm và đạt kết quả tốt; lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,các hội quần chúng tiếp tục được đổi mới và đạt hiệu quả thiết thực.

Có thể nói, 30 năm qua, vượt qua nhiều thăng trầm, khó khăn, thách thức và có cả những thuận lợi, xuyên suốt cả một chặng đường đổi mới và phát triển của tỉnh Ninh Bình là sự chủ động, sáng tạo, đổi mới, đột phá, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm của các thế hệ lãnh đạo tỉnh Ninh Bình trong việc đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng suốt,tạo nền tảng và mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một Ninh Bình đặc sắc, phát triển mạnh mẽ với đội ngũ doanh nhân tài năng, hùng hậu và hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.