“Vua tàu xứ Quảng” sẵn sàng chịu lỗ để cứu người gặp nạn

“Vua tàu xứ Quảng” Mai Xuân Thủy.
“Vua tàu xứ Quảng” Mai Xuân Thủy.
(PLO) -Ở huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), người ta gọi ông Mai Xuân Thủy (SN 1950, ở thôn Vĩnh Tuy, xã Phổ Châu) là “vua tàu xứ Quảng” bởi hiện tại ông sở hữu đến 9 tàu cá công suất lớn, có thời điểm lên 14 tàu, mỗi năm đánh bắt thu lợi cả chục tỷ đồng. Không những vậy, ông Thủy còn được biết đến là người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng bỏ cả chuyến biển, chịu lỗ hàng trăm triệu đồng để cứu người gặp nạn.

Lập nghiệp bằng "hai màu trắng, xanh"

Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Mai Xuân Thủy tọa lạc ở thôn Vĩnh Tuy nổi bật hẳn so với những hộ xung quanh. Ông bảo, để có cơ ngơi khang trang như ngày hôm nay, ông đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và màu xanh của biển. 

Ngồi trò chuyện, ông Thủy cho biết, cha mẹ ông vốn làm nông trên những thửa ruộng khô cằn sỏi đá, lại thiếu nước nên mất mùa quanh năm. Gia đình bữa đói bữa no, hàng ngày phải ăn cơm độn với khoai, sắn. Năm 18 tuổi, thấy bố mẹ vất vả, ông Thủy quyết định vào tỉnh Khánh Hòa kiếm việc làm thuê, vì không tìm được việc làm trên bờ nên ông nhận lời đi biển dài ngày cho một chủ tàu cá ở TP.Nha Trang.

Lần đầu tiên đi bạn (làm thuyền viên), ông Thủy cùng 6 ngư dân lên một chiếc thuyền nhỏ, công suất 40 CV, đánh lưới trên biển hơn nửa tháng mới vào bờ. 

“Từ nông dân trở thành ngư dân với tôi là cả một hành trình vất vả. Làm nông có cực đến đâu thì ở đất liền vẫn yên ả, an toàn. Trong khi làm trên tàu giữa sóng dập gió dìu nên lúc nào mình cũng thấy chao đảo, bất an. Những chuyến đi biển đầu tiên, tôi say sóng mệt đến lả cả người. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình, nghĩ đến cha mẹ, tôi quên hết mệt nhọc để tiếp tục công việc”, ông Thủy nhớ lại.

Sau chuyến đi bạn đầu tiên, ông Thủy vui mừng khi được chia 120 đồng. Ông gửi về ngay cho cha mẹ. Lúc ấy gạo chỉ 1 đồng/kg nên khoản tiền 120 đồng rất lớn, đủ lo cho gia đình cả tháng không phải ăn cơm độn khoai sắn.

14 năm bám biển làm thuê, ông Thủy dành dụm được số vốn. Ông mơ ước được làm chủ tàu để thỏa sức vẫy vùng giữa biển khơi. Năm 1987, ông trở về thôn Vĩnh Tuy lấy toàn bộ số tiền tích góp được và vay hai lượng vàng dồn sức sắm một chiếc tàu nhỏ, công suất 33 CV.

Ông Thủy cho biết: “Tôi chọn nghề lưới rê thu ngừ để phát triển sản xuất vì nghề này kỹ thuật đánh bắt đơn giản, sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao. Một điều nữa khiến tôi chọn nghề rê thu ngừ là vì ngư trường và nguồn lợi của nghề này vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết”.         

Chuyến ra khơi đầu tiên của tàu cá ông Thủy, cả thôn Vĩnh Tuy đều trông ngóng. Nhiều người chắc mẩm ông thất bại bởi từ một gã làm thuê đến chủ tàu là điều khác hẳn. Nhưng nhờ thuận buồm xuôi gió, chuyến biển đầu tiên, tàu của ông cập bờ đầy ắp cá. Những chuyến sau đó, tàu ông liên tiếp trúng đậm.

“Lúc đó tàu đi nửa tháng về một lần. Chuyến nào cũng đánh được rất nhiều tôm cá. Rồi người dân ở làng bắt đầu tin tưởng tôi. Họ đến xin đi bạn”, ông Thủy cho biết. 

Ông Thủy bên giàn lưới rê thu ngừ.
Ông Thủy bên giàn lưới rê thu ngừ.

Việc làm ăn ngày càng phát đạt, đến năm 1991, ông Thủy tiếp tục đóng chiếc tàu thứ hai với giá 20 lượng vàng. Rồi chiếc thứ 3 hạ thủy vào năm 1995. Những năm sau đó, ông liên tiếp đóng tàu, rồi dồn dập ra khơi. Giai đoạn 2001 đến 2005, ông liên tục đóng mới và hạ thủy 4 chiếc tàu. Riêng năm 2006, ông đã đóng mới 2 chiếc tàu 600 CV. 

Cứ thế, số lượng tàu cá của ông Thủy ngày càng tăng. Năm 2008, ông được mệnh danh là “vua tàu xứ Quảng” với đội tàu 14 chiếc, mỗi chiếc trị giá 2 tỷ đồng. Thời gian gần đây, vì tuổi cao sức yếu và khó khăn trong việc tìm bạn thuyên nên ông đã bán bót, chỉ giữ lại 9 chiếc tàu.

“Nguồn nhân lực trên tàu cũng được tôi chú trọng. Những thuyền trưởng trên các tàu cá của tôi dày dạn kinh nghiệm, có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, đặc biệt các thuyền viên trên tàu đều được đào tạo nghiệp vụ đi biển và cấp thẻ thuyền viên”, ông Thủy cho biết.

Người thủ lĩnh từ xa

Cách đây gần 10 năm, ông Thủy yên tâm lui về hậu phương khi đã truyền nghề cho 4 người con trai và 1 con rể, cháu trong nhà tiếp tục nghiệp biển. Mỗi sáng thức dậy, ông lại ôm chiếc máy đàm thoại tầm xa icom để nắm bắt thông tin của đội tàu mình hoạt động trên biển như thế nào. Với kinh nghiệm và thông tin có được từ nhiều kênh khác nhau, ông có thể chỉ đạo các tàu di chuyển ngư trường để khai thác đạt hiệu quả hơn. 

Vai trò chỉ huy của ông được ghi nhận qua những chuyến biển, sản lượng khai thác tăng dần, cao hơn hẳn các tàu khác cùng nghề. Trong những ngày mưa bão, thông tin qua máy icom của ông là chỗ dựa đáng tin cậy của các thuyền trưởng trẻ vượt qua sóng gió.

Sau chuyến biển, các tàu về bến là lúc ông Thủy bận rộn hơn. Từ việc bán cá đến việc chuẩn bị cho chuyến biển sau được ông lại xắn tay lo liệu. Theo ông, quan trọng nhất là việc bàn bạc với các thuyền trưởng để chọn ngư trường cho chuyến biển tiếp theo thắng lợi. 

Hiện đội tàu của ông Thủy đang tạo việc làm cho khoảng 120 nam lao động địa phương có thu nhập ổn định, cuối mùa công việc vá lưới cũng  giải quyết lao động nhàn rỗi cho hơn 20 chị em phụ nữ. Xuất thân từ người đi bạn nên ông hiểu và rất quan tâm đến anh em lao động làm việc trên đội tàu. Những trường hợp, hoàn cảnh gia đình khó khăn ông đều sẵn sàng giúp đỡ.

Chịu lỗ để cứu người

 Ở Quảng Ngãi, ông Thủy không chỉ nổi tiếng là “vua tàu” mà còn được biết đến là người sẵn sàng bỏ cả chuyến biển, chịu lỗ hàng trăm triệu đồng để cứu người:

Hơn 10 năm trước, ông đang điều khiển tàu cá đánh bắt trên vùng biển phía Bắc. Nhận được tín hiệu cấp cứu một con tàu đang bị chìm gần đó. Ông lập tức bỏ chuyến biển để cứu nạn, đưa tàu cá đến vớt 6 ngư dân quê ở Thanh Hóa vào bờ.

“Về đến quê, họ ngỏ ý được bù lỗ phí tổn nhưng tôi nhất quyết từ chối. Những ngư dân này liền bắt xe khách đưa cả gia đình vượt chặng đường hơn 700km, tìm đến tận nhà để tạ ơn cứu mạng. Họ xin được kết bái anh em và nhận mẹ tôi là mẹ nuôi”, ông Thủy kể.

Hay như năm 2009, giữa đêm khuya ông giật mình tỉnh giấc khi tín hiệu vang trong máy Icom. Bên kia, con trai ông là Mai Trung Tý thông báo tàu câu mực của ngư dân huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) bị chìm, 14 người đang trôi dạt trên vùng biển Trường Sa. Không chần chừ, ông yêu cầu đội tàu phải tập trung cứu vớt bằng đuợc những ngư dân bị nạn và đưa họ vào bờ. 

Ngay sáng hôm sau, ông bắt xe khách vào TP.Nha Trang, nơi tàu của con trai ông cứu người cập bến để thăm hỏi những ngư dân bị nạn. Ông còn biếu họ 6 triệu đồng làm lộ phí về quê. 

Ngôi nhà khang trang của ông Thủy.
Ngôi nhà khang trang của ông Thủy.

“Dù không đi biển nữa nhưng tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở các con phải cứu người dù phải gánh chịu phí tổn. Bởi tôi quan niệm rằng, chuyến biển này thất bại thì chuyến sau sẽ lấy lại. Còn nếu không cứu người thì sẽ ân hận cả đời”, ông Thủy chia sẻ,

Mỗi năm, đội tàu hùng hậu của ông Thủy vẫn đều đặn đạp sóng vươn ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa khai thác hải sản, thu về gần 1.000 tấn cá các loại, trừ hết phí tổn cũng lãi cả chục tỷ đồng. Ông còn đầu tư một nhà máy nước đá với chi phí hơn 2 tỷ đồng, chỉ sản xuất đá cây cung cấp cho đội tàu gia đình; sắm 3 chiếc xe tải chuyên dùng vận chuyển thủy sản.

Ông Thủy chiêm nghiệm: “Người làm nghề biển phải rèn cho mình tính cần cù và chịu khó, không nản lòng trước bất kỳ khó khăn nào. Và điều quan trọng nhất là mình phải yêu biển, mê biển”.

Ông Nguyễn Ngọc Châu - cán bộ phụ trách hải sản xã Phổ Châu, cho biết:“Cách đây vài năm, tàu của ông Thủy bị chìm khi hoạt động trên biển. Khi đó các chủ tàu trong xã và xã bạn Tam Quan (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) góp tiền ủng hộ ông 15 triệu đồng. Ông cũng vui vẻ nhận và sau đó ủng hộ toàn bộ số tiền để tôn tạo lại Lăng Ông ở cửa biển Tam Quan. Đây là việc làm rất nghĩa cử của ông”.

Đọc thêm

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.