Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học nói về đề xuất chuyển từ 'học phí' sang 'giá dịch vụ'

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo – cho rằng cơ quan thẩm tra dự án luật là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH không nhất trí về tên gọi hay sử dụng thuật ngữ chứ không phải vấn đề quan điểm điều chỉnh pháp luật.

“Thực ra trong dự thảo luật vẫn tồn tại khái niệm học phí, chỉ khác là trước đây vấn đề học phí được quy định trong Luật phí và lệ phí, và khi gọi là học phí thì cơ chế tính học phí đó chủ yếu trên cơ sở khả năng đóng góp của người học và sự đầu tư của ngân sách để có thể duy trì được giáo dục như vậy. Hiện nay vẫn có thể nói là học phí nhưng cơ chế tính học phí được tính theo cơ chế tính giá dịch vụ đào tạo và được quy định trong Luật giá”, bà Phụng lý giải.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, phải thay đổi cơ chế tính giá dịch vụ đào tạo là bởi Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện tự chủ đại học và bình đẳng công - tư.

Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hạn chế cũng đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư có mục đích, có trọng điểm hơn vào giáo dục.

“Ví dụ như trong dự thảo đã xác định ngân sách chủ yếu đầu tư cho các trường chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế và trở thành những trường đầu tầu kéo theo cả hệ thống hoặc là ở những ngành trọng điểm, hoặc ở những vùng trũng, vùng khó khăn hay những ngành học mà thị trường không giải quyết được. Còn khi các trường được tự chủ thì tất cả phần người học phải đóng tiền tính theo cơ chế tính giá dịch vụ được quy định trong luật Giá”, bà Phụng nói thêm.

Vẫn theo Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, về tên gọi thì Điều 65 của dự thảo Luật giáo dục đại học viện dẫn sang Điều 105 của Luật Giáo dục và Điều 105 quy định tên điều và nội dung vẫn quy định là học phí.

“Giá dịch vụ được quy định trong Điều 65 bao gồm rất nhiều thứ, trong đó quy định cho học phí thì được viện dẫn sang Điều 105 của Luật Giáo dục. Ngoài ra, Điều 65 còn quy định các thứ khác nữa như dịch vụ tuyển sinh... Học phí chỉ là một phần của điều đó thôi. Ở đây tôi khẳng định rằng với phần mà người học phải đóng cho các nhà trường để nhận được việc học thì vẫn được gọi là học phí chứ không thay đổi thuật ngữ này. Việc gọi là học phí cho thông dụng, dễ hiểu. Còn giá dịch vụ là muốn nói đến cơ chế tính trong điều kiện tự chủ chứ không phải là thay đổi thuật ngữ gọi”, bà Phụng nói thêm.

Bà Phụng nhấn mạnh, nếu hiện nay mà lại chỉ quy định là học phí và theo cơ chế tính như trước thì không thực hiện được tự chủ và không thực hiện được bình đẳng công tư.

“Khi chúng ta cho tách bạch trường công - tư được tính học phí theo cơ chế tính giá dịch vụ thì sẽ đảm bảo bình đẳng công tư. Thứ 2 là phân biệt chất lượng đào tạo của trường tốt và không tốt. Có những trường thu học phí cao vì chất lượng dịch vụ cao nhưng có những trường cũng là ngành đấy, cũng là bằng đó nhưng thu học phí thấp vì chất lượng dịch vụ của trường đó thấp. Như vậy, có 2 mức học phí khác nhau vì theo cơ chế tính giá dịch vụ, hàng tốt thì giá phải trả cao và ngược lại”, bà Phụng nói.

Về việc quản lý giá nếu thực hiện tính giá dịch vụ đào tạo, bà Phụng cho biết, hiện nay, học phí đặt dưới 2 góc độ.

“Thứ nhất là nhà nước quản lý thì ngay trong điều 65 của dự thảo Luật Giáo dục đại học đã quy định là dịch vụ do nhà nước đặt hàng sẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá và khung giá. Các trường công, tức các trường sử dụng tài sản nhà nước cho việc đào tạo của mình cũng được xác định theo cơ chế tính giá dịch vụ nhưng Nhà nước vẫn phải quy định về khung giá vì nó liên quan đến quyền lợi của người học, đến việc sử dụng tài sản nhà nước và liên quan đến chất lượng đào tạo”, bà Phụng cho biết thêm.

Còn đối với trường tư thì giá dịch vụ hay học phí hoàn toàn là do trường tư quyết định, Nhà nước không can thiệp vào vì ở đó còn có sự can thiệp của thị trường.

“Các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc xem mức mà họ đưa ra có tương xứng với dịch vụ đào tạo của họ hay không và thị trường có chấp nhận hay không. Căn cứ vào đó thì nhà đầu tư không thể đưa ra mức giá “trên giời” cũng không thể đưa ra mức giá quá thấp để “vơ bèo vạt tép” vì nếu như vậy thì họ sẽ không đủ nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và người học cũng sẽ không mặn mà với nhà trường vì chất lượng đào tạo thấp”, bà nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.