Vụ trẻ sơ sinh tử vong với vết khâu ở cổ: Thông tin bất ngờ từ bác sỹ siêu âm

Bác sỹ từng siêu âm cho sản phụ Nguyễn Thị Tình (Phú Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) trước khi nhập viện sinh 9 ngày cho biết các chỉ số thai bình thường và không thể khẳng định thai đã chết trước 7 ngày.

"Không thể chết trước 7 ngày"

Qua tìm hiểu của PV, trước khi sản phụ Nguyễn Thị Tình có dấu hiệu chuyển dạ, và được đưa đến BV đa khoa huyện Đức Thọ để sinh thì sản phụ Tình đã đến một phòng khám trên địa bàn để siêu âm.

Vụ trẻ sơ sinh tử vong với vết đứt cổ thông tin bất ngờ từ bác sỹ siêu âm
Kết quả siêu âm ngày 21/6 của sản phụ Tình hoàn toàn bình thường

Cụ thể ngày 21/6 (trước thời điểm xảy ra sự việc 9 ngày), chị Tình đến một phòng khám trên địa bàn thăm khám.

Kết quả siêu âm cho thấy, thai nhi 34 tuần 5 ngày, tim thai đều, rõ, tần số 139CK/p; cử động thai bình thường…

Vị bác sĩ của phòng khám này cho biết, chính ông là người thực hiện siêu âm cho sản phụ Tình vào ngày 21/6. Thời điểm ông siêu âm thì mọi chỉ số thai đều bình thường.

“Tôi đã nắm được sự việc ở BV đa khoa Đức Thọ. Tuy nhiên, đơn vị này đã sai hoàn toàn. Điều bắt buộc khi khám sản là phải tiến hành siêu âm cho thai phụ, xem thai đó như thế nào, có thuận lợi để sinh thường hay phải đẻ mổ", bác sỹ này nói.

Cũng theo vụ bác sỹ này, việc quyết định sinh thường hay mổ phải hội chẩn chuyên môn các bác sỹ chứ không thể đưa vào đẻ là đẻ được.

"Sản phụ phải được bác sĩ khoa sản hội chẩn, chứ không phải là nữ hộ sinh”, bác sĩ này nói.

Vụ trẻ sơ sinh tử vong với vết đứt cổ thông tin bất ngờ từ bác sỹ siêu âm
Báo cáo của Sở Y tế gửi Bộ Y tế chứa đựng nhiều mâu thuẫn

Khi nhìn hình ảnh đứa bé con chị Tình tử vong sau sinh với vết đứt đã được khâu lại, ông nhận định, với hình ảnh đó không thể kết luận trẻ tử vong trên 7 ngày.

“Tôi nhìn hình ảnh thấy da dẻ của đứa trẻ đang rất hồng hào, máu tươi, mặt mũi còn rất đỏ. Nếu chết trên 7 ngày thì da của đứa trẻ sẽ tái bợt, vết khâu chuẩn, mũi chỉ chắc chắn".

Ngoài ra, vị bác sĩ nói trên cũng cho biết, riêng việc bác sĩ kéo đứt đầu trẻ là đã vi phạm nguyên tắc.

“Kéo đứt đầu là vi phạm, là đã tác động mạnh quá mức cho phép rồi”, bác sĩ siêu âm cho hay.

“Tôi sắp ngất khi thấy cổ trẻ đứt lìa”

Ông Phạm Hữu Quyền, bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt là người trực chính trong vụ trẻ sơ sinh tử vong với vết đứt trên cổ. Ông Quyền cho biết, lúc thấy trẻ bị bác sĩ kéo đứt rời cổ, ông hoảng sợ, sắp ngất xỉu.

Vụ trẻ sơ sinh tử vong với vết đứt cổ thông tin bất ngờ từ bác sỹ siêu âm
Bác sỹ Quyền

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền cho biết, hôm đó ông được lãnh đạo phân công trực khoa sản chứ không có chuyên môn về sản. Ông là người có mặt trong phòng đẻ của chị Tình, và cũng là người chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc.

“Lúc đó, hai nữ hộ sinh kéo đầu trẻ 2 lần không được, thì bác sĩ Đức đến, dùng tay kéo thêm 2 lần nữa thì cổ đứa trẻ bị đứt rời”, ông Quyền nói.

Cũng theo bác sĩ Quyền, hơn 38 năm bước vào nghề y thì đây là lần đầu tiên ông chứng kiến sự việc trẻ bị kéo đứt cổ.

“Lúc thấy cổ trẻ bị đứt rời, tôi thật sự choáng, hoảng loạn và suýt ngất xỉu. Thật sự kinh hoàng. Tôi bỏ ra ngoài phòng khám, và xin nghỉ sau ca trực bởi hoảng sợ”, bác sĩ Quyền cho hay.

Khi hỏi về trách nhiệm của mình, bác sĩ Quyền cho rằng mình chỉ nhận sự chỉ đạo trực của cấp trên. Còn ông không đụng chạm hay sờ mó gì đến thai phụ.

“Mọi việc đều do nữ hộ sinh chỉ đạo, bảo tôi làm cái gì thì tôi sẽ làm cái đó. Việc chỉ định lấy máu hay xét nghiệm là hộ sinh họ làm, sau đó tôi chỉ ghi vào hồ sơ. Tôi có mặt ở đó nhưng không được làm cái gì cả, vì mình không có chuyên môn.

Còn việc tôi bị đình chỉ thì đó là việc của lãnh đạo. Kể cả bây giờ cho tôi về hưu tôi cũng về, không vấn đề gì cả”, ông Quyền nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.