Vụ Tàng “keangnam”: VKS giữ nguyên quan điểm buộc tội

Luật sư bào chữa tranh luận với công tố viên.
Luật sư bào chữa tranh luận với công tố viên.
(PLO) - Sau khi các luật sư bào chữa của các bị cáo có liên quan đến đường dây mà túy của Tàng đưa ra luận cứ bào chữa thì phía đại diện VKS đối đáp lại và khẳng định cáo trạng truy tố là có căn cứ để buộc tội.
Ngày (11/12) TAND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục xét xử bị cáo Tráng A Tàng (tức Tàng “Keangnam”, SN: 1982, trú tại Mộc Châu, Sơn La) và đồng phạm về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Chiều cùng ngày, HĐXX tiếp tục phần tranh luận, các luật sư của Sồng A Nếnh, Tráng A Mùa, Vũ Văn Lâm dẫn một số luận cứ, luận điểm bào chữa đều cho rằng, chưa đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo nên đề nghị tuyên các bị cáo không có tội. 
Riêng bị cáo Vũ Văn Lâm, thừa nhận hành vi mua bán một số ma túy tổng hợp, luật sư đề nghị xem xét một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như: thành khẩn khai báo, con liệt sỹ…
Đối với bị cáo Tráng A Ký, luật sư cho rằng, VKS đề nghị mức án với bị cáo quá nặng. Ký khai nhận 60 bánh heroin và chỉ giữ vai trò đồng phạm giúp sức, số tiền hưởng lợi nhỏ, nên vai trò là rất thấp. 
Sau đó, luật sư đề nghị giảm một phần trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Ký.
Theo quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo Tráng A Nếnh, các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội ở địa bàn 6 xã thuộc 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa theo thông báo số 71 ngày 24/9/2010 của liên ngành Trung ương áp dụng. 
Ngày 28/4/2014, có thông báo số 34 chấm dứt hiệu lực của thông báo số 71 nên không được áp dụng, căn cứ buộc tội của Tráng A Nếnh không đồng phạm với Tráng A Tàng trong thực hiện hành vi phạm tội.
Lời khai của Nếnh tại CQĐT cũng đã khai nhận 6 lần thực hiện hành vi vận chuyển ma túy từ Lóng Luông xuống đến Bắc Giang để giao cho Thảo. Tiền công mỗi lần là 20 triệu đồng. Trong khi đó, tại tòa và tại CQĐT, Thảo đều xác định Tàng và Nếnh vận chuyển 4-5 lần cho Thảo. 
Từ đó, công tố viên xác định Nếnh giữ vai trò đồng phạm và được hưởng lợi 120 triệu là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Đối với bào chữa của luật sư cho Giàng A Chờ không đồng ý với luận tội của VKS, chưa đủ căn cứ 4 hành vi thực hiện đồng phạm với Tráng A Tàng mua bán trái phép hơn 930 bánh heroin.
Tranh luận về vấn đề này, VKS cho rằng, Chờ khai bị bắt giữ bị ép cung nên buộc phải khai ra hành vi thuê dò đường xem có công an không, nếu có thì thông báo cho Tàng. Nếu không có thì cứ thế mà đi về. Trong quá trình điều tra, Chờ khai rõ Tàng nhờ 2 lần dẫn đối tượng người Mông từ Lào về nhà Tàng để tập kết ma túy.
Chờ là người bán quán và đã có hành vi kiểm đếm trong việc Tàng mua bán ma túy. VKS chỉ buộc Chờ các hành vi dò đường. Ngoài ra số tiền thu lợi bất chính là 6.000 USD. Xe ô tô của Chờ là được Tàng mua hộ, Chờ chỉ có 600 triệu và Tàng cho vay 200 triệu. 
Sau khi dò đường hết chuyến thứ hai, thì Tàng cho chờ số tiền 200 triệu này.
Tại tòa, Chờ khai đầy đủ nhưng lấy lý do bị ép cung nên phải khai. Tuy nhiên, việc Chờ có bị ép cung không là không có tài liệu nào chứng minh. Không có đơn từ gửi đến cơ quan chức năng trong việc bị ép cung tại cơ quan điều tra. Theo VKS, quá trình điều tra đối với Giàng A Chờ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đối với bào chữa của Giàng Thị Sua, VKS cho hay, Sua có hai hành vi, một là nấu nướng cho các đối tượng người Mông vận chuyển ma túy. Hai là Sua là đối tượng giúp sức tích cực khi đi với Tàng 2 lần để nhận tiền của Thảo.
Theo luật sư thì trong quá trình thu thập tài liệu điều tra đối với Giàng Thị Sua đã vi phạm tố tụng, như: Không có luật sư ngay từ đầu; bị cáo không rành tiếng Kinh, nhưng VKS khẳng định, trong quá trình có một luật sư vào làm việc ngay từ đầu nhưng sau đó rút lui và có người thay thế.
Tại CQĐT và tại tòa, Sua khai không bị ép cung, và còn khẳng định không cần phiên dịch, hiểu được tiếng Kinh. Do vậy cơ quan điều tra mới không chỉ định phiên dịch cho bị cáo.
Các luật sư bào chữa cho Sua đặt vấn đề: chưa đủ căn cứ để buộc Sua đồng phạm tích cực; những căn cứ trong vụ án không phù hợp để buộc tội Sua; các căn cứ khác của VKS là không có cơ sở. Luật sư đề nghị làm rõ: Tàng đóng hai bao tải ma túy thì liên quan gì đến Giàng Thị Sua?
Về tài sản, luật sư cũng khẳng định không đủ cơ sở để chứng minh là tài sản do mua bán trái phép ma túy mà có. Luật sư cho rằng, Sua không phạm tội.
Đối đáp lại, VKS khẳng định, bản thân tài sản này được hình thành từ việc Tàng mua bán ma túy từ năm 2008. Hành vi mua bán từ năm 2008, VKS không truy xét. Do vậy, VKS khẳng định, tài sản này đều do buôn bán ma túy mà có. 
Về hành vi đồng phạm của Sua, bản thân bị cáo đã có hành vi nấu cơm phục vụ các đối tượng ở Lào gùi ma túy sang cho Tàng. Điều này thể hiện hành vi giúp sức. 
Một số quan điểm đối đáp của luật sư bào chữa cho Sùng A Lánh, Sồng A Nếnh, Tráng A Mùa, Giàng A Nhà, Tráng A Ký…, VKS cho biết giữ nguyên quan điểm luận tội.
Về bị cáo Tráng A Chư, VKS cho rằng tài liệu điều tra thể hiện, Chư biết Tàng mua bán heroin từ năm 2008 và rất nhiều lần, tuy nhiên cơ quan điều tra chỉ suy xét từ năm 2009.
Bản thân Chư khai nhận nhiều lần thấy các đối tượng người Lào mang heroin, mang súng AK rồi chuyển hàng vào nhà để giấu. Bản thân Chư cũng khai là trông nom 265 bánh heroin khi chưa thể bán được cho Lương Thị Thảo.
Với bị cáo Sùng A Lánh, luật sư cho rằng lời khai của Giàng A Nhà là lời khai duy nhất để buộc tội Lánh. Tuy nhiên VKS cho hay, tại cơ quan điều tra, lời khai của Nhà, Lánh và Tráng A Tàng là thống nhất. Ra tòa, các bị cáo phản cung. “Chúng tôi không chấp nhận”, VKS đưa ra quan điểm.
Về trường hợp của bị cáo Sồng A Nếnh, theo VKS, lời khai của Tráng A Mùa, Giàng A Nhà, Giàng A Chờ, Tráng A Tàng tại cơ quan điều tra có đủ căn cứ để buộc Nếnh buôn bán heroin. Lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra là thống nhất, phù hợp.
Trong quá trình điều tra, Nếnh có nhiều lời khai và tự thừa nhận buôn bán 1.100 bánh heroin. Tuy nhiên, CQĐT chỉ đủ cơ sở để buộc tội Nếnh 200 bánh heroin.
Luật sư của Vũ Văn Lâm đề nghị xem xét việc bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, VKS cho rằng, Lâm chỉ thành khẩn khai nhận việc mua bán 80 viên ma túy tổng hợp.
Bản thân trong quá trình thẩm vấn tại tòa, Tráng A Nhà cũng đã khai nhận hai hành vi mua bán ma túy với Tráng A Ký và Vũ Văn Lâm.
Về bị cáo Thảo, VKS khẳng định Thảo đã thực hiện rất nhiều hành vi phạm tội nghiêm trọng, nên giữ nguyên đề nghị mức án tử hình đối với Thảo.
Đối với bị cáo Tráng A Ký, VKS cho rằng, việc bị cáo tham gia 2 hành vi với 60 bánh heroin thì mức án đề nghị cho bị cáo thể hiện sự cân đo đong đếm đối với các hành vi của các bị cáo khác trong vụ án. Trước đó, Ký đã bị tuyên án tử hình.
Luật sư Giang Hồng Thanh đưa ra quan điểm: có nhiều căn cứ buộc tội Giàng A Nếnh vẫn chưa thuyết phục. Đối đáp lại, VKS khẳng định, buộc tội bị cáo Nếnh không phụ thuộc vào lời khai của bị cáo Nếnh mà các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án.
Luật sư Trịnh Văn Toàn cho rằng, việc Chờ bị ép cung tại Công an Sơn La chưa được làm rõ. Tuy nhiên, VKS cho biết đã trả lời không nhắc lại.
Về bị cáo Tráng A Chư – bố của Tàng có hành vi cơm nước cho các đối tượng người Mông ở Lào. Chư khai có ăn cơm với những người Mông, nhưng không biết là ai. “Lời khai đó không có giá trị chứng minh”, luật sư nói.
Việc cáo buộc Chư trông nom số 265 bánh và hơn 500 viên ma túy tổng hợp, theo luật sư, không xác thực được thời gian cụ thể. Vì vậy cần phải làm rõ vấn đề về thời gian.
Đáp lại, VKS khẳng định riêng về hành vi phạm tội của Tráng A Chư, đồng phạm với Tàng thể hiện ở chỗ, sau khi kiểm đếm ma túy xong, ông Chư uống rượu với các đối tượng ở Lào. Còn Tàng đưa ma túy vào giấu trong phòng của Chư.
Báo PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Tin cùng chuyên mục

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Đọc thêm

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.