sập cầu Phong Châu

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng, nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông của tỉnh Phú Thọ bất ngờ đổ sập 2 nhịp vào sáng ngày 9/9. Nhóm phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam kịp thời có mặt tại hiện trường, đang cập nhật thông tin về sự cố tới bạn đọc.

* Ấn F5 để cập nhật thông tin

13h33: Lực lượng Lữ đoàn Công binh vượt sông 249 - Binh chủng Công binh đã hoàn tất công tác chuẩn bị, chờ điều kiện thuận lợi để triển khai.

11h36: Các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn Công binh vượt sông 249 - Binh chủng Công binh chuẩn bị sẵn sàng cho phương án lắp đặt cầu phao qua sông.

Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân Khu II: "Thời gian vừa qua, với sự quan tâm của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu II, đơn vị đã huy động hơn 10.000 dân quân tự về và hàng nghìn bộ đội thường trực sát cánh cùng nhân dân bất kể ngày đêm, nguy hiểm, đến những vùng nguy hiểm nhất với tinh thần nhân dân gặp khó khăn, bộ đội sẽ quyết tâm thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình.

Trước khi cơn bão số 3 xảy ra, của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu II đã chỉ đạo các đơn vị rà soát tất cả phương án, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, nhất là phương châm “4 tại chỗ” phối hợp chặt chẽ với các lực lượng. Qua đó đã giảm thiểu tối đa thiệt hại, huy động được các lực lượng có sự phối hợp tốt trong việc tham gia phòng chống cứu hộ, cứu nạn giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.".

Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân Khu II

Đại tá Trần Đức Phong, Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng Công Binh chia sẻ: "Sau khi Binh chủng nhận được nhiệm vụ và Bộ tư lệnh đã giao nhiệm vụ cho Lữ đoàn 249. Một điều để cán bộ, chiến sĩ có quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ đó là tinh thần, thái độ, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 249 nói riêng và Binh chủng Công binh nói chung. Ở đâu dân cần, ở đó có bộ đội công binh - đây là mệnh lệnh từ trái tim của tất cả cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Công binh nói chung, Lữ đoàn 249 nói riêng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trước khi cơn bão xảy ra, từ công tác chuẩn bị các phương án, chúng tôi đã tổ chức rất nghiêm túc, chặt chẽ. Khi tình huống đến việc xử lý rất kịp thời, nhanh chóng, khẩn trương đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ ổn định cho bộ đội về mọi mặt, đặc biệt là trang bị, bảo đảm cho bộ đội nơi ăn, nơi ở, sinh hoạt, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh của cấp trên.".

Đại tá Trần Đức Phong, Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng Công Binh

10h47 ngày 10/9: Tại khu vực cầu Phong Châu bị sập, nước sông vẫn dâng cao, chảy xiết.

Sáng ngày 10/9, Trung tướng Phạm Đức Duyên - Chính ủy Quân khu 2, Bộ Quốc phòng đã trực tiếp đến hiện trường Cầu Phong Châu địa phận huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ để kiểm tra, khảo sát, chỉ đạo trực tiếp các lực lượng lên phương án khi điều kiện thời tiết kiện thời tiết, thủy văn, tốc độ dòng chảy... ban chỉ huy mới quyết định khi nào lắp đặt cầu phao, cũng như phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ những nạn nhân mất tích…

Trung tướng Phạm Đức Duyên cho biết, đối với Quân khu 2 chúng tôi, sau khi xảy ra vụ việc, có kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, hiện nay Bộ Quốc phòng đã giao cho Binh chủng Công Binh chủ trì và Quân khu 2 phối hợp.

Hiện tại, chúng tôi đã quán triệt kỹ tinh thần của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và làm tốt công tác chuẩn bị. Sẵn sàng khảo sát, tham gia cùng Binh chủng Công binh khi nào điều kiện thời tiết, dòng chảy bảo đảm về mặt kỹ thuật thì sẽ tiến hành bắc cầu phao để nhân dân và địa phương tiếp tục lưu thông, phát triển kinh tế xã hội, thực hiện sinh hoạt đời thường của nhân dân.

Với tinh thần cố gắng cao nhất, trách nhiệm lớn nhất, thi công không quản ngày đêm để hoàn thành sớm cầu phao.

Trung tướng Phạm Đức Duyên - Chính ủy Quân khu 2, Bộ Quốc phòng kiểm tra, khảo sát, chỉ đạo trực tiếp các lực lượng lên phương án lắp đặt cầu phao, cũng như phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ những nạn nhân mất tích…

Trung tướng Phạm Đức Duyên - Chính ủy Quân khu 2, Bộ Quốc phòng kiểm tra, khảo sát, chỉ đạo trực tiếp các lực lượng lên phương án lắp đặt cầu phao, cũng như phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ những nạn nhân mất tích…

Những chiếc xe chở trang thiết bị tiếp tục được tập kết tại xã Hương Nộn, Tam Nông, Phú Thọ.

Trước đó, khoảng 3h30 ngày 10/9, Lữ đoàn Công binh vượt sông 249 - Binh chủng Công binh (Bộ Quốc phòng) đã hành quân đến xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đơn vị đưa nhiều trang thiết bị nhằm triển khai bắc cầu phao qua sông, phục vụ người dân di chuyển thay cho cầu Phong Châu mới bị sập, cũng như việc 2 cầu Trung Hà, Tứ Mỹ đang "đóng cửa" sửa chữa.

Cũng trong sáng 10/9, về phía thượng lưu sông Hồng (sông Thao) thuộc huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ nước sông dâng cao, nhiều nơi nước đã cao hơn mặt đê (đường tỉnh 320). Các lực lượng chức năng đang triển khai đắp đất ngăn nước tràn qua đê.

Sáng sớm ngày 10/9, mực nước sông Hồng tiếp tục dâng cao. Các lực lượng chức năng khu vực cầu Phong Châu vẫn đang túc trực, chưa thể triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Mực nước sông Hồng tiếp tục dâng cao, chảy xiết.

23h59:

Mặc dù chưa thể triển khai công tác cứu hộ, nhưng lực lượng chức năng vẫn bám sát hiện trường:

23h21:

Đại tá Nguyễn Hữu Phước Phó Giám đốc công an tỉnh Phú Thọ trực tiếp có mặt tại hiện trường triển khai công tác cứu hộ vụ sập cầu Phong Châu:

23h13:

Lực lượng cứu hộ vẫn đang chờ phép màu từ dòng nước lũ. Công tác cứu hộ không thể triển khai vì mực nước sông ngày càng dâng cao.

Vào lúc 8h sáng mực nước Sông Hồng qua ấm thượng Hạ Hoà là 27,26m.

Ghi nhận vào 22h cùng ngày là 27,62m. Như vậy, nước sông đã dâng 0,36m.

Nước dâng cao khiến công tác tìm kiếm, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.

21h40:

Tại hiện trường, trời lất phất mưa, nước sông dân cao từng giờ. Lực lượng cứu hộ vẫn đang trực chiến, tình hình hiện tại không an toàn để triển khai công tác cứu hộ.

21h25:

Mực nước sông Hồng ( Sông Thao) vẫn tiếp tục dâng cao. Trong vòng 1h đã dâng cao 4cm.

Nước dâng cao, chảy xiết gây khó khăn cho công tác cứu hộ cứu nạn.

21h15:

Danh sách sơ bộ nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu ngày 09/9/2024

1. Nguyễn Thị Lan, sinh năm 2005, địa chỉ Khu 18, Vạn Xuân, Tam Nông Đắk Nông (xe máy)

2. Nguyễn Hà Chi, sinh 2005, địa chỉ: Đăk Nông (xe máy)

3. Dương Công Chiến, sinh năm 1981, địa chỉ khu 2, Dân Quyền, Tam Nông

(Xe đầu kéo, biển kiểm soát 19H-042.12)

4. Hà Quốc Chí, sinh năm 1986, địa chỉ, khu 5, Chu Hòa, Việt Trì

(Xe đầu kéo 19H-024.19)

5. Lương Xuân Thành, sinh năm 1968, địa chỉ khu 1, Thạch Đồng, Thanh Thủy

6. Nguyễn Thị Hường, sinh năm 1976, địa chỉ khu 1, Thạch Đồng, Thanh Thủy

(Đi cùng xe, xe máy 19L1-107.49)

7. Nguyễn Thị Bích Hằng, sinh năm 1988, địa chỉ Nỗ Lực, Thụy Vân, Việt Trì

Nữ tu dòng luyến thánh giá công giáo tại Nỗ Lực, Thụy Vân, Việt Trì

(Xe máy 19N1-310.61)

8. Nguyễn Thị Yến, sinh năm 1979, địa chỉ khu 17, Sơn Vi, Lâm Thao

(Xe máy 19S1-086.82)

Danh sách sơ bộ nạn nhân bị thương vụ sập cầu Phong Châu ngày 09/9/2024

1. Bùi Quý Trọng, sinh năm 1991, địa chỉ Khu 10, Vạn Xuân, Tam Nông Khu 10, Vạn Xuân, Tam Nông

2. Nguyễn Minh Hải, sinh năm 1994, địa chỉ Khu 10, Vạn Xuân, Tam Nông Khu 10, Vạn Xuân, Tam Nông

(Đi cùng nhau, xe máy 19H4-0861)

3. Phan Trường Sơn, sinh năm 1984, địa chỉ Khu 10, Hương Nộn, Tam Nông

(xe máy 19V1-4122)

20h12:

Lực lượng chức năng đang lần tìm manh mối các nạn nhân, trong đó có tài xế chiếc xe tải trong clip sập cầu Phong Châu.

Một nguồn tin cho hay, một gia đình ở Việt Trì đã đăng tin tìm người thân bị mất tích, không liên lạc được, nghi là nạn nhân trong vụ sập cầu.

Hình ảnh xe tải bị rơi xuống sông. (Ảnh cắt từ Clip cam hành trình)

Hình ảnh xe tải bị rơi xuống sông. (Ảnh cắt từ Clip cam hành trình)

Theo thông tin từ gia đình này, người thân của họ là Hà Quốc Chí - Sn 1986 -

HKTT khu 5, Chu Hóa, Việt Trì.

Gia đình nghi anh Chí là người điều khiển xe tải mang BKS 19H-02419 Công ty vận tải Hồng Hà Việt Trì (chiếc xe trong hình sập cầu Phong Châu được cam hành trình của xe phía sau ghi lại - PV)

Hiện gia đình không liên lạc được với anh Chí. Gia đình đã báo cáo công an xã, công an xã đã báo cáo CA thành phố.

20h39:

Lời kể của "người hùng của vụ sập cầu Phong Châu"


Anh Ngô Văn Khanh, sinh năm 1998, khu 5, xã Hương Nộn, Tam Nông, Phú Thọ kể:

"Sáng nay, nhà tôi có thuyền đỗ dưới sông để tránh bão, tránh lũ. Tôi không chứng kiến cảnh cầu sập, khi thấy có người trôi trên sông theo bản năng tôi lao ra cứu chứ chẳng suy nghĩ gì nhiều. Lúc đó nạn nhân đang bám vào gốc cây xoan, lúc đo nước xiết, chảy cuồn cuộn, rất nguy hiểm."

19h10: Trời đã tối, lực lượng chức năng vẫn đang túc trực tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu:

19h:

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có báo cáo về sự cố sập, trôi cầu Phong Châu. Theo báo cáo, thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 1 xe ô tô tải, 2 xe ô tô đầu kéo, 6 xe mô tô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang khẩn trương tập trung rà soát, xác định chính xác số lượng người và phương tiện gặp nạn; phối hợp với Quân khu 2, thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc rà soát các tuyến sông phía hạ lưu để tiếp tục tìm kiếm người mất tích; đồng thời, chuẩn bị phương án tìm kiếm cứu nạn khu vực chân cầu khi điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn;

Tăng cường thông tin tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tình hình sự cố; ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng xuyên tạc, thông tin sai sự thật.

18h08: Lực lượng cứu hộ đang túc trực ở vùng hạ lưu

Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn (Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ) thông tin, tại hiện trường có các lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, quân đội, lực lượng dân quân địa phương… tham gia tìm kiếm cứu nạn, ứng trực tại vùng hạ lưu.

Theo thông tin từ Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, cố gắng tới đêm, lực lượng chức năng sẽ trích suất camera và tin báo của người dân để xác định phương tiện đi trên cầu. Trước mắt, ngoài xác định 2-3 ô tô, còn có 1 người già và 2 cháu nhỏ đi trên cầu. Nhưng con số chính xác cụ thể chưa thể thông tin. Các thông tin công bố trước đó chỉ là dự báo, đánh giá.

Lực lượng cứu hộ sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu hộ nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng cứu hộ sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu hộ nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

“Bước đầu, tỉnh đang chỉ đạo rà soát, đánh giá các hộ gia đình gặp nạn để động viên, thăm hỏi nạn nhân trong bệnh viện. Còn các chế độ, chính sách chúng tôi sẽ có quan tâm”, Đại tá Tuấn cho biết.

Trước đó, cơ quan chức năng đã cảnh báo nguy hiểm trên cầu Trung Hà, nhưng sự việc đã xảy ra ở cầu Phong Châu, theo Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, đây là sự việc bất ngờ, phụ thuộc vào “mẹ thiên nhiên”. Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã có phương án rà soát tất cả các cầu cống trên địa bàn tỉnh, với lưu lượng nước lớn như hiện tại, có một số nơi phải đình chỉ không cho phương tiện đi qua cầu.

Thông tin thêm, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, việc điều tra, xử lý liên quan tới vụ sập cầu sẽ được cơ quan chức năng xem xét. “Việc điều tra xử lý đương nhiên là trách nhiệm của chúng tôi cùng với các cơ quan chức năng. Hiện nay, việc này chưa đặt ra ở đây, nhưng chúng tôi đang chỉ đạo các đơn vị chức năng. Nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu chưa thể đánh giá ngay được, vì lực nước chảy siết, không ngoại trừ trường hợp vật cứng ở đâu đó vao đập vào cầu khiến sập. Tuy nhiên, nguyên nhân phải để cơ quan chức năng điều tra, xác minh mới có thông tin chính xác”, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn cho biết.

Nhiều cây cầu ở Phú Thọ có dấu hiệu nguy hiểm
Trưa 9/9, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Ảnh đã đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu. Cục Đường bộ cũng đã có công điện yêu cầu Sở GTVT Phú Thọ khẩn trương khắc phục sự cố và tìm kiếm cứu nạn.,

Sau sụ cố sập cầu Phong Châu, Sở GTVT tỉnh Phú Thọ vừa có công văn gửi các đơn vị liên quan về việc phân luồng, tổ chức giao thông, cấm di chuyển qua các cầu Phong Châu, Tứ Mỹ, Trung Hà.

Công văn nêu, hiện nay, do ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi), hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gặp nhiều thiệt hại, nhất là địa bàn huyện Tam Nông.

Công an thực hiện nhiệm vụ tại cầu Trung Hà

Công an thực hiện nhiệm vụ tại cầu Trung Hà

Cụ thể, cầu Phong Châu tại km18+200, QL.32C bị sự cố gãy trụ T7 và sập 02 nhịp từ trụ T6 đến trụ T8 làm giao thông gián đoạn; cầu Tứ Mỹ tại km26+500, QL.32C đang thực hiện sửa chữa có dấu hiệu xói lở trụ cầu; cầu Trung Hà tại km64+639, QL.32 bị hư hỏng, xói lở trụ cầu đang trong quá trình sửa chữa.

Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ thông báo tổ chức phân luồng các phương tiện lưu thông qua cầu Phong Châu, cầu Tứ Mỹ và cầu Trung Hà.

Cụ thể, cấm toàn bộ các phương tiện xe cơ giới lưu thông qua cầu Tứ Mỹ tại km26+500, QL.32C; cầu Trung Hà tại km64+639, QL.32 và cầu Phong Châu tại km18+200, QL.32C từ 16h30 ngày 9/9 cho đến khi khắc phục, sửa chữa xong hư hỏng của các cầu.

Phương án phân luồng giao thông cụ thể như sau:

Đối với các phương tiện lưu thông qua địa bàn huyện Tam Nông đi huyện Lâm Thao, thành phố Việt Trì (và ngược lại) di chuyển theo các phương án:

Hướng thứ 1: Từ Tam Nông đi theo hướng QL.32 → đường Hồ Chí Minh (qua cầu Ngọc Tháp) → đi theo QL.2D đi huyện Lâm Thao, thành phố Việt Trì và ngược lại.

Hướng thứ 2: Từ Tam Nông đi theo hướng QL.32 → đường Hồ Chí Minh (qua cầu Ngọc Tháp) > vào nút giao IC9/cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thị xã Phú Thọ) ) đi theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thành phố Việt Trì và ngược lại.

Đối với các phương tiện lưu thông qua địa bàn huyện Tam Nông đi Vĩnh Phúc, Hà Nội (và ngược lại) di chuyển theo các phương án sau:

Hướng thứ 1: Theo đường Hồ Chí Minh (qua cầu Ngọc Tháp) – vào nút giao IC9/cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thị xã Phú Thọ) ) đi theo cao tốc Nội Bài Lào Cai đi Vĩnh Phúc, Hà Nội và ngược lại.

Hướng thứ 2: Từ Tam Nông đi theo hướng QL.32 ) đường Hồ Chí Minh (qua cầu Ngọc Tháp) > đi theo QL.2D đi Việt Trì. Từ Việt Trì đi theo QL.2 đi Vĩnh Phúc, Hà Nội hoặc đi qua cầu Văn Lang ) qua Ba Vì ) đi theo QL.32 đi Vĩnh Phúc, Hà Nội và ngược lại.

Đối với các phương tiện từ các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn đi Hà Nội (và ngược lại) di chuyển theo phương án sau:

Hướng thứ 1: Đi đến Km69+00 QL.32 (xã Dân Quyền, huyện Tam Nông) rẽ phải vào ĐT.317G > tiếp tục đi đến Km17-400 ĐT.317G (xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) > rẽ trái vào ĐT.317E > đi qua cầu Đồng Quang đến huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và ngược lại.

Hướng thứ 2: Ngoài ra, các xe đi từ thành phố Hà Nội về tỉnh Phú Thọ và ngược lại có thể đi theo tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoặc QL2.

Đối với các phương tiện lưu thông di chuyển từ Hà Nội đi các huyện: Cẩm Khê, Hạ Hòa và đi tỉnh Yên Bái (và ngược lại) di chuyển theo các phương án sau:

Hướng thứ 1: Các phương tiện từ Tam Nông đi vào ĐT.315 → ĐT.315D (đường Liên Vùng) > qua ĐT.313C ) đi theo QL.32C đi Cẩm Khê, Hạ Hòa, tỉnh Yên Bái và ngược lại.

Hướng thứ 2: Theo hướng QL.32 ) theo đường Hồ Chí Minh (qua cầu Ngọc Tháp) > đi theo hướng QL.2D > qua cầu Hạ Hòa – tiếp tục theo hướng QL.32C đi huyện Hạ Hỏa, Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Hướng thứ 3: Theo QL.32 → theo đường Hồ Chí Minh (qua cầu Ngọc Tháp) đến thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, thị xã Phú Thọ lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua nút giao IC7, IC8, IC9 đến nút giao IC10, IC12 đi huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

16h50:

Phóng viên Báo Pháp luật Việt nam tại Phú Thọ thông tin: trưa ngày 9/9/2024, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hội chẩn cấp cứu trực tuyến 3 bệnh nhân gặp nạn trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ).

Các Bệnh nhân đã được Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hội chẩn liên chuyên khoa, hướng dẫn đội ngũ bác sĩ tuyến dưới xử trí các tổn thương cho người bệnh, tiếp tục theo dõi và có các phương án điều trị về thần kinh, tim mạch lồng ngực, chấn thương, tiêu hóa,…

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ đảm bảo đường truyền telemedicine được kết nối thông suốt với các điểm cầu tại Phú Thọ để kịp thời hội chẩn tư vấn, hỗ trợ xử trí qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa.

Chia sẻ với PV báo Pháp luật Việt Nam, ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nói: “Bệnh viện Việt Đức thông qua hệ thống chỉ đạo tuyến đã liên hệ với đầu mối các bệnh viện thuộc các tỉnh miền núi Bắc Bộ để luôn sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu. Do tình hình mưa lớn sau bão số 3 diễn ra phức tạp, khu vực vùng núi phía Bắc là khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, rất có thể sẽ có người gặp nạn cần cấp cứu ngay tại chỗ.

Trong trường hợp đó, nạn nhân sẽ được các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức hỗ trợ hội chẩn cấp cứu trực tuyến ngay lập tức qua đường truyền telemedicine.

Đồng thời, bệnh viện luôn sẵn sàng nhân lực để chi viện cho các tỉnh bất cứ lúc nào cần thiết. Trường hợp hội chẩn cấp cứu trực tuyến 3 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ là trường hợp điển hình của việc Bệnh viện Việt Đức đang triển khai hỗ trợ tuyến dưới”.

16h20: Lời kể từ nạn nhân thoát chết

Được cấp cứu tại bệnh viện, anh Bùi Quý Trọng, khu 10 Tam Nôn, Phú Thọ kể lại sau giây phút thoát khỏi giấy phút tử thần

"Lúc cầu sập, tôi cùng em trai đang đi làm về, em trai là người cầm lái, tôi ngồi phía sau. Thấy có tiếng động to, chưa kịp định thần, 2 anh em đã bị rơi xuống mấu cầu rồi. Lúc đó tôi rất run sợ và nghĩ là mình không sống nổi nữa. Khi rơi xuống thấy mình đang nằm trên bê tông, tôi rất run, vội bò vào mấy cọc sắt. Sau khi bò lên 1 đoạn thì tôi được các chú ở trên cầu kéo lên. Lúc được kéo lên, tôi run lắm, phải ngồi mất vài phút mới định thần trở lại. Lúc thấy cầu sập tôi nghĩ là 2 anh, em chết rồi chứ không nghĩ mình còn sống."

Anh Nguyễn Minh Hải, xã Vạn Xuân, Tam Nông, Phú Thọ:

"Sáng nay tôi đi làm, lúc đi về thì xảy ra sự việc sập cầu. Ở chỗ trụ cầu đó có 1 cái tán ra, khi cầu sập, tôi bị rơi đến chỗ tán đó thì bị mắc lại. Trong khoảng 30 giây - 1 phút khi mọi người ra thì nhìn thấy tôi mắc ở đấy, mọi người đã cứu lên. Tâm trạng lúc đó tôi rất hoảng, rất sợ, không tin là mình còn sống, cứ nghĩ là mình chết rồi. Bây giờ khi được các bác sĩ chăm sóc tôi đã ổn hơn."

16h17: Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tới thăm các nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu đang được điều trị tại bệnh viện.

16h12: Tại hiện trường vụ sập cầu, trời đang mưa nhỏ, nước lũ vẫn đổ về cuồn cuộn. Nước quá lớn nên cản trở việc tìm kiếm. Lực lượng cứu hộ đã sẵn sàng.

Cảnh sát đã cho cano chạy dọc sông tìm kiếm nạn nhân

16h00: Phó Thủ tướng Chính phủ họp chỉ đạo tại Phú Thọ

Trực tiếp có mặt tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu Phú Thọ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo:

Thứ nhất: Ngăn đường dùng biện pháp cứng, rào sắt hoặc rào tre, phân công người đứng trực, đặt biển báo, làm biển cảnh báo, chỉ đường tránh cho các phương tiện lưu thông trên đường khu vực cầu sập, thông báo rộng rãi để người dân biết.

Thứ hai: Tìm kiếm cứu hộ, trước mắt để đảm bảo an toàn cần triển khai tìm kiếm xung quanh bờ, khi điều kiện cho phép thì sử dụng các biện pháp kỹ thuật để vớt người, phương tiện.

Thứ ba: Bảo đảm tuyến đường giao thông của tuyến đường. Có thể làm cầu phao hoặc phà thì tùy bên Quân đội. Làm sao để đảm bảo vững chắc, tiết kiệm thời gian của người dân đi lại. Việc thi công cầu cứng có thể mất 1 năm, nên cần 1 cái cầu phao hết sức vững chắc. Việc xây dựng cầu cứng cần triển khai giải pháp ngay để làm ngay cầu cứng.

Thứ tư: Về vấn đề cứu người, chữa trị, động viên các gia đình, về phía tỉnh Phú Thọ cần triển khai vấn đề: động viên, cứu chữa, hỗ trợ cần thiết cho người bị nạn, giúp đỡ các nạn nhân.

Về phân công công việc:

Thứ nhất: phía Bộ Quốc phòng trực tiếp là Quân khu II, triển khai để làm cầu phao sớm nhất và tốt nhất để thực hiện lưu thông, ngân sách thì trung ương sẽ cấp.

Thứ hai: Trung tâm cứu hộ cứu nạn phối hợp với Quân khu II và Bộ Công an cùng với tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện việc tìm kiếm cứu hộ với các biện pháp thích hợp, thời tiết, địa hình, tình hình cho phép…

Thứ ba: Bộ GTVT triển khai ngay việc chuẩn bị xây cầu mới và nguyên nhân gây sập cầu, để đảm bảo xây cầu mới được vững chắc và lâu bền.

"Đối với tình hình chung, đề nghị các lãnh đạo tỉnh Phú Thọ phân công từng nhóm cán bộ đánh giá các điểm có khả năng ngập, sụt lún để di dời dân ngay, có phương án bảo vệ đảm bảo tài sản cho người dân, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

Về kinh phí khắc phục hậu quả, nếu cần thiết tỉnh Phú Thọ đề xuất, tôi sẽ báo cáo lại với lãnh đạo Chính phủ." - Phó thủ tướng nói.

15h32: Công an Phú Thọ phát thông tin khẩn cấp

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ thành lập Tổ tiếp nhận thông tin khẩn cấp 24h/24h tại 03 địa chỉ sau:

1. Công ty quản lý đường bộ tỉnh phú Thọ, số 115, khu 22, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Số điện thoại cán bộ tiếp nhận: 0913.282.825 (đồng chí Trung tá Trần Phương).

2. Trạm xăng dầu Công ty TNHH Huy Hoàng, địa chỉ: khu 5, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Số điện thoại cán bộ tiếp nhận: 0989.246.129 (đồng chí Đại úy Nguyễn Mạnh Hưng)

2. Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, số 216 đường Trần Phú, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Số điện thoại cán bộ tiếp nhận: 0919.333.689 (đồng chí Thiếu tá Nguyễn Xuân Kha)

14h25: Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, chảy xiết. Khoảng 10h02 hôm nay, 9/9, cầu Phong Châu tại km18+300 quốc lộ 32C (kết nối 2 huyện Tam Nông - Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), bị sập, cuốn trôi trụ T7 và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông).

Ngay sau sự cố, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo huy động các lực lượng chức năng (công an, quân đội, y tế, nhân dân địa phương…) triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp để cứu người, ứng phó, khắc phục sự cố.

Sơ bộ xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 8 phương tiện gặp nạn (trong đó có 1 xe tải, 1 ô tô con, 5 xe máy, 1 xe đạp điện); đã cứu, đưa 5 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Cũng theo báo cáo, do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn; chưa xác định cụ thể về số người bị mất tích.

Tỉnh Phú Thọ đang đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Quân khu 2 và các lực lượng chức năng tích cực, khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện và các biện pháp cần thiết để tìm kiếm người mất tích; cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, phân luồng giao thông và đảm bảo an ninh trật tự.

Sẵn sàng cấp cứu người bị nạn do sập cầu Phong Châu

Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ Trần Minh Khánh - Trưởng đoàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn ngành Y tế cùng một số đơn vị liên quan đã đến hiện trường để chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời cứu nạn, cứu hộ sẵn sàng cấp cứu người bị nạn.

Các phương tiện cấp cứu và cán bộ y tế sẵn sàng ứng cứu nạn nhân.

Các phương tiện cấp cứu và cán bộ y tế sẵn sàng ứng cứu nạn nhân.

Ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã huy động 6 xe cứu thương cùng các cán bộ y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, TTYT huyện Thanh Thủy, TTYT huyện Tam Nông, TTYT huyện Lâm Thao và TTYT TP Việt Trì sẵn sàng các phương án dự phòng, điều trị, cấp cứu nạn nhân.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc triệu họp tại hiện trường, chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu

14h15: Họp về khắc phục hậu quả sập cầu Phong Châu, tại huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ghi nhận lực lượng quân đội, công an và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã rất cố gắng, nỗ lực đảm bảo an toàn từ khi xảy ra sự cố.

Phó Thủ tướng đồng thời yêu cầu đơn vị, lực lượng chức năng phải rà soát chính xác số nạn nhân, phương tiện rơi khỏi cầu. Theo báo cáo chưa đầy đủ, có khoảng 5 ô tô và 2 xe máy, và trên 10 người bị rơi. Có 3 người được cứu đưa đi viện, trong đó 1 người được sơ cứu, 2 người đang điều trị.

Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần triển khai ngay các nhiệm vụ: Thứ nhất, ngăn đường để phương tiện, người dân không đi qua khu vực cầu Phong Châu. Ngăn đường bằng rào sắt hoặc rào tre, phân công nhân sự đứng trực, đặt biển báo. Làm biển cảnh báo, chỉ đường tránh cho các phương tiện lưu thông, thông báo rộng rãi để người dân biết.

Thứ hai: Về tìm kiếm cứu hộ, khi điều kiện cho phép thì sử dụng các biện pháp kỹ thuật để cứu vớt người, phương tiện.

Thứ ba: Bảo đảm giao thông tuyến đường. Quân đội xem xét có thể làm cầu phao hoặc phà, đảm bảo vững chắc, tiết kiệm thời gian đi lại của người dân. Việc thi công cầu cứng có thể mất 1 năm, nên cần 1 giải pháp hiệu quả trước mắt.

Thứ tư: Cần chữa trị nạn nhân, động viên các gia đình nạn nhân. Phía tỉnh Phú Thọ cần hỗ trợ điều kiện cần thiết cho người bị nạn, giúp đỡ các nạn nhân.

13h45: Nước sông vẫn dâng cao và chảy xiết. Lực lượng chức năng đã phong tỏa hai đầu cầu Phong Châu. Phao bơi, áo phao, bình oxy và các phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ được tập kết tại đầu cầu.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 35

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 36

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 37

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 38

Ảnh: Xuân Hồng.

13h40, tại hiện trường sập cầu Phong Châu, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu lực lượng chặn 2 đầu cầu, dùng lưới để tìm kiếm người bị rơi xuống sông.

Tuy nhiên, phía tỉnh Phú Thọ báo cáo, giải pháp cứu hộ đang gặp khó khăn do nước xiết không thể đưa người, phương tiện cứu hộ xuống sông.

Thống kê sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy rơi xuống sông và 13 người bị cuốn trôi.

13h30: Một số nạn nhân được cứu

Anh Khổng Văn Sỹ, nhân chứng cứu được 2 người ở Cầu Phong Châu, phía huyện Tam Nông, kể: “Khi tôi đang làm việc thì nghe tiếng "ùm" không lớn lắm, chạy ra thấy thành cầu mất tích, nước tung trắng lên. Biết chắc là có người rơi, chúng tôi tới hiện trường xem xét tình hình. Phát hiện 2 người bám vào mấu cầu, chúng tôi đã kéo họ lên. Người được cứu rất hốt hoảng, sợ sệt, không nói được gì. Có 2 người an toàn rồi. Lúc cứu người đó, bản thân chúng tôi cũng rất sợ”.

13h15:

Sơ bộ thống kê cho thấy có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi do vụ sập cầu Phong Châu.

Đây là con số được lãnh đạo địa phương báo cáo Phó thủ tướng tại hiện trường vụ sập cầu Phong Châu. Về danh tính người bị nạn chưa xác định được.

12h40:

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ

12h47:

Phó thủ tướng đã có mặt tại hiện trường và đang đang họp chỉ đạo ở tỉnh về vụ sập cầu Phong Câu.

Tại hiện trường lúc này theo phóng viên Xuân Hồng, Ngọc Phúc: Trời đang mưa, người dân tập trung rất đông. Lực lượng chốt chặn từ xa để bảo vệ hiện trường.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 39

Hình ảnh ghi nhận tại đầu cầu bên huyện Lâm Thao

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 40

Lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường cầu Phong Châu

12h39:

Ông Phan Trường Sơn, Khu 10 Hương Nộn - Tam Nông - Phú Thọ - người thoát chết sau vụ sập cầu kể lại khoảnh khắc thoát lưỡi hái tử thần khi cầu Phong Châu bị sập:

"Đang đi trên cầu tôi cảm giác 1 tiếng uỳnh rất to đằng sau, nghĩ rằng phía sau có xe nặng tải di chuyển, chưa kịp phản xạ đằng sau là cái gì, tôi đã rơi xuống nước. Cả người cả xe rơi xuống nước, may sao tôi lấy hơi, bơi được lên mặt nước, bám vào cây chuối, sau đó có người cứu lên.

Lúc rơi xuống nước tôi nghĩ mình không sống được, khi ngoi được lên mặt nước tôi vẫn không tin mình còn sống."

12h27:

Nguồn tin từ phóng viên Ngọc Phúc, cam hành trình của một người đi đường đã ghi lại được "mũi tử thần" ngay trước mắt - khoảnh khắc kinh hoàng khi cầu Phong Châu sụp đổ ngay phía trước:

Cam hành trình ghi lại vụ sập cầu Phong Châu

12h20:

Theo thông tin của báo Pháp luật Việt Nam, cầu Phong Châu mới được bảo dưỡng tu bổ cuối năm 2023 và nghiệm thu đầu năm 2024

12h16: Nguồn tin từ hiện trường cung cấp thêm: vào thời điểm cầu sập, có 1 xe khách loại 45 chỗ, 3 xe công, hơn 10 xe con, số xe máy thì chưa thống kê cụ thể.

12h15: Phóng viên đã trích suất được một clip từ nhà dân ghi lại thời điểm cầu Phong Châu bị sập:

CLip khoảnh khắc sập cầu Phong Châu

12h10:

Phóng viên Ngọc Nga thông tin:

Do vụ sập cầu Phong Châu, Công an Phú Thọ đã phân luồng giao thông như sau:

Người dân các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, các huyện Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn qua huyện Tam Nông để đi Lâm Thao, Việt Trì có thể lựa chọn các tuyến đường để di chuyển như sau:

Các phương tiện qua huyện Tam Nông để đi Lâm Thao, Việt Trì di chuyển theo tuyến: Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi đường Hồ Chí Minh → qua cầu Ngọc Tháp hoặc qua Quốc lộ 2 → đi Lâm Thao, Việt Trì.

Hoặc các phương tiện đi Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi cầu Trung Hà → đi Hà Nội → đi cầu Văn Lang → đi Việt Trì, Lâm Thao.

Các phương tiện từ hướng Lâm Thao đi Tam Nông, theo chiều ngược lại.

Các phương tiện qua huyện Tam Nông để đi Hà Nội, Vĩnh Phúc di chuyển theo tuyến: Quốc lộ 32 (Tam Nông) → đi cầu Trung Hà hoặc đi cầu Đồng Quang → đi Hà Nội, Vĩnh Phúc.

Hoặc đi theo tuyến quốc lộ 2 và cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

12h06: Phóng viên Xuân Hồng ghi nhận thông tin từ các nhân chứng tại hiện trường cho biết vào thời điểm sập cầu, có 2 ô tô khách, 2 xe công và nhiều người dân đi trên cầu

11h30: Ghi nhận của PV Báo Pháp Luật Việt Nam, tại thời điểm này, hai bên đường dẫn lên cầu có rất đông người và phương tiện ùn tắc, lực lượng chức năng đã xuất hiện để phân luồng và tiến hành công tác cứu hộ, nhiều phương tiện cứu hộ được huy động tới hiện trường.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 41

Hai nhịp cầu Phong Châu bất ngờ đổ sập sáng 9/9. Ảnh: Xuân Hồng.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 42

Khi cầu sập nghi ngờ có phương tiện và người đang lưu thông. Ảnh: Xuân Hồng.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 43

Hai bên đầu cầu ùn tắc giao thông, lực lượng chức năng có mặt để thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Xuân Hồng.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 44

Các phương tiện cứu hộ cứu nạn khẩn trương có mặt tại hiện trường để thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Xuân Hồng.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 45

Đông người dân có mặt tại hiện trường không khỏi lo lắng và bất an, lực lượng chức năng đã có mặt. Ảnh: Xuân Hồng.

Vụ sập cầu Phong Châu: Lực lượng Công binh hoàn tất công tác chuẩn bị ảnh 46

Hàng loạt xe cứu thương, cứu hỏa, cứu hộ có mặt tại đầu cầu phía Lâm Thao. Ảnh: Xuân Hồng.

10h: Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch huyện Tam Nông, hai nhịp cầu Phong Châu rơi xuống sông, nhiều khả năng người và phương tiện đang đi qua cầu đã bị gặp nạn, đến lúc này chưa xác định được số nạn nhân cụ thể.

Chính quyền tỉnh Phú Thọ đang huy động các lực lượng để tổ chức cứu nạn cứu hộ các nạn nhân. Hiện nhiều người dân đang tập trung hai bên đầu cầu, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần ra khỏi khu vực này gấp vì đang tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng tại Km18+300 Quốc lộ 32C, kết nối xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao với xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Cầu Phong Châu được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép, có chiều dài 375,36 m, được khánh thành vào ngày 28 tháng 7 năm 1995.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.