Vụ ngộ độc tập thể ở Công ty linh kiện điện tử CCIPY Phú Yên: Món nấm xào sả ớt bị nhiễm khuẩn

Các công nhân nhập viện điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Phú Yên chiều ngày 13/1.
Các công nhân nhập viện điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Phú Yên chiều ngày 13/1.
(PLVN) - Kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm của viện Pasteur Nha Trang xác định món nấm xào sả ớt trong khẩu phần ăn trưa của công nhân Công ty linh kiện điện tử CCIPY Phú Yên bị nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus.

Ngày 5/2, bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên cho biết, kết quả phân tích, xét nghiệm các mẫu thực phẩm thu thập được trong vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty TNHH CCIPY Việt Nam  cho thấymón nấm xào sả ớt bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin, sau bữa ăn trưa ngày 13/1 tại nhà ăn tập thể Công ty TNHH CCIPY Việt Nam, 82 công nhân doanh nghiệp này có triệu chứng bất thường với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy…nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên để cấp cứu với chẩn đoán ngộ độc thực phẩm. Trong hai ngày 14 và 15/1, toàn bộ công nhân bị ngộ độc đã lần lượt xuất viện sau khi điều trị tích cực.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, một tổ công tác phối hợp giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên đã tiến hành thu thập các mẫu thức ăn, bao gồm : cơm trắng, nước tương, đậu kho củ quả, canh bí đỏ đậu phộng, gỏi hoa chuối – chả chay, nấm xào sả ớt. Các mẫu thức ăn được chuyển đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm vi sinh, hóa lý, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy món nấm xào sả ớt chính là “thủ phạm” gây ra vụ ngộ độc nêu trên.

Được biết, Bacillus cereus là một loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy nhiều ở trong đất, bụi, các loại hạt và ngũ cốc.

Các triệu chứng của bệnh truyền qua thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus gây nên là: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh do khuẩn Bacillus cereus, cần nấu chín thức ăn một cách kỹ lưỡng để giết chết bất kỳ bào tử nào của loại khuẩn này.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.