Vũ khí 'khủng' của quân đội Nhật thế chiến II

Vũ khí 'khủng' của quân đội Nhật thế chiến II
(PLO) -Thông thường, các cường quốc phương Tây được nhớ đến nhiều nhất bởi việc họ đã phát triển ra một số loại vũ khí cải tiến trong thời kỳ diễn ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai. Thế nhưng, nói về những công nghệ quân sự được thử nghiệm thì Nhật Bản mới là đối thủ đáng gờm nhất… 

Sau thất bại nhục nhã của người Nga, ngay từ năm 1905, Nhật Bản đã nổi lên như là một cường quốc quân sự thế giới. Hoàng gia Nhật đã thay đổi sạch quan điểm của họ ngay sau khi bị lăng mạ ở Versailles. Bắt đầu khoảng thập niên 1930, Nhật Bản liên minh với Đức Quốc Xã và xây dựng nhiều chiến dịch nhằm khẳng định vị thế của người Nhật tại khu vực Thái Bình Dương. 

Những hành động của Nhật cuối cùng đã gây ra xung đột với Hoa Kỳ, nhưng đó là một sự phát triển được xem là cán mốc của Nhật Bản. Nhật biết rằng họ đã chống lại một kẻ thù mạnh cả về sức mạnh công nghiệp lẫn tinh xảo công nghệ, vì thế đã bắt đầu mọi nỗ lực để chiếm thế thượng phong.

Phút cuối, quân đội Thiên hoàng đã được trang bị hàng loạt vũ khí tiên tiến thời bấy giờ,  và trên thực tế, họ cho rằng những loại vũ khí ấy đều thật sự hiệu quả. 

Bóng (bom) lửa Fu-Go  

Khi quân Đức Quốc xã đe dọa châu Âu bằng tên lửa V2, thì phía bên kia bờ Thái Bình Dương, quân Nhật cũng đang chuẩn bị “vũ khí trả thù” của họ. Những nhà lập kế hoạch quân sự Nhật đã không thể phát triển loại tên lửa liên lục địa mà thay vào đó, đưa ra ý tưởng về những quả bom bong bóng .

Để biến ý tưởng thành sự thật, người Nhật đã gắn những quả bom gây cháy trên bong bóng và nó có thể bay xa 5.000 hải lý đến nước Mỹ cùng với một máy bay phản lực. Mục đích chính là bom sẽ phát nổ trên các khu vực miền rừng của Tây Bắc Thái Bình Dương, hình thành các vụ cháy rừng lớn làm hao tổn nhân lực của Mỹ.  

Nhà địa chất kiêm sử gia J. David Rogers đã mô tả cách hoạt động của loại bóng bom này như sau: “Những quả bóng được làm từ giấy dầu, dán với nhau và bên trong sẽ chứa đầy khí hydro. Bóng có đường kính 10m và có thể nâng được vật nặng đến 453kg, trong khối hàng này có có một quả bom phân mảnh nặng 14kg và nó được gắn với một cái cầu chì dài 19,5m, bị cháy chỉ 82 phút trước khi bom nổ tung. 

Người Nhật đã lập trình rằng những quả bóng này sẽ làm giải phóng khí hydro nếu nó bay đạt tới độ cao 11.582m hoặc nếu quả bóng này bay dưới độ cao trên thì nó sẽ thả ra một cặp túi cát bằng cách sử dụng một máy đo độ cao trên boong khinh khí cầu. Có khoảng 30 cái túi chứa đầy cát sẽ được treo trên bánh xe bằng nhôm gắn vào bóng khí cầu cùng với một quả bom.

Mỗi cái túi cát này lại nặng từ 1,3kg đến 3,1kg. Chưa hết những cái túi cát này lại được thiết kế sao cho chúng không bị nghiêng trong lúc bay, đề phòng rò rỉ nguồn hydro quý giá. Theo cách này, khí cầu sẽ bay cao nhờ nhiệt vào ban ngày, và hạ độ cao vào ban đêm cho đến khi quả bom bên trong bóng khí chạm xuống đất và phát nổ bất kỳ lúc nào”. 

Vụ phóng bóng khí lần đầu tiên là vào cuối năm 1944, nó rơi ở ngoài khơi San Pedro, California vào ngày 5/11/1944; một số bóng khí đã rơi ở Canada. Tổng cộng có 285 lần bóng khí rơi.

Ngày 5/3/1945, 6 người Mỹ đã bị thiệt mạng bởi một trong các quả bóng khí ở tiểu bang Oregon khi họ đang cố gắng kéo nó xuyên qua rừng về nơi cắm trại của mình. Chính phủ Mỹ bưng bít thông tin về vụ này. Mãi sau khi kết thúc đại chiến, công luận Mỹ mới biết sự thật về nó. 

Tàu ngầm lớp sen Toku

Người Nhật đã xây dựng được 3 “con ong” này trong chiến tranh, và chúng giữ kỷ lục là những chiếc tàu ngầm lớn nhất đã được chế tạo . Đây là một phần kế hoạch của Nhật Bản nhằm chế ngự Thái Bình Dương bao gồm duyên hải phía Tây nước Mỹ. Mỗi chiếc tàu ngầm được trang bị 3 máy bay Aichi M6A1 và mang một chiếc thủy lôi nặng tới 800kg. Tàu ngầm được đặt trong một bồn chứa nước kín, chịu áp suất.

Các tàu ngầm được phóng ra từ một bệ phóng được đặt trước tháp pháo, cả 3 tàu ngầm đều được lắp ráp, chạy bằng nhiên liệu, và cứ mỗi 45 phút lại trồi lên mặt nước. Thân tàu ngầm phủ một lớp cao su dầy có thể hấp thụ các tín hiệu sóng rada và sóng âm thanh.

Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc trước khi người Nhật có thể dùng chúng. Năm 1946, tàu ngầm I-400 đầu hàng Mỹ và bị đánh chìm ở ngoài khơi duyên hải Hawaii. Năm 2015, các nhà nghiên cứu mới tìm thấy nó. 

Đơn vị 731 và vũ khí sinh học

Từ năm 1937 cho đến khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai, người Nhật đã sử dụng nhiều loại vũ khí sinh học bao gồm bom chất độc màu xanh lá cây (một chất độc màu da cam) và bom bọ chét dùng để phát tán bệnh dịch hạch.

Đơn vị 731 khét tiếng của Quân đội Thiên hoàng Nhật Bản – cơ quan chuyên nghiên cứu và phát triển về chiến tranh sinh học, hóa học – đã thực nghiệm trên con người đủ các chứng dịch hạch, tiêu chảy, bệnh đậu mùa, chứng ngộ độc và các căn bệnh khác.

Binh lính Nhật đã sử dụng những loại bom này để phát động các cuộc tấn công sinh học, gây nhiễm độc nông nghiệp, bể chứa nước, giếng nước và các khu vực khác. Theo sử gia Sheldon H. Harris công tác tại Đại học công California ở Northridge, thì hơn 20 vạn người Trung Quốc bị giết hại từ những thí nghiệm chiến tranh mầm bệnh này. 

Cũng theo ông Harris thì những động vật bị nhiễm bệnh đã được thả ra sau chiến tranh đã tạo ra nhiều vụ đại dịch làm chết ít nhất 3 vạn người ở Cáp Nhĩ Tân từ năm 1946 đến năm 1948. Còn theo ông Antony Beever, người Nhật cũng lập kế hoạch dùng những loại vũ khí này để chống lại binh lính Mỹ tại Thái Bình Dương, cùng với việc mang những loại bóng bom có chứa tác nhân gây bệnh đến Mỹ.

Thậm chí, quân phiệt Nhật đã lên kế hoạch vào mùa hè 1945 là dùng các phi công của Phi đội Thần Phong nhằm phát tán bọ chét gây bệnh cho cả San Diego, Mỹ. Lưu ý rằng các chỉ huy của đơn vị 731 đã không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do họ đã chia sẻ những bí mật chiến tranh sinh học với quân đội Mỹ. Cũng duy nhất chỉ có Nhật Bản là nước sử dụng các loại vũ khí hóa học trong suốt Đại chiến thế giới thứ hai.  

Áo tấn công tự sát Fukuryi

Những loại áo lặn đặc biệt này được thiết kế dành cho Đơn vị tấn công đặc biệt Nhật Bản (JSAU), được sử dụng nhằm ngăn cản một cuộc xâm lược đổ bộ lên Nhật Bản của các lực lượng Đồng minh.

Cái áo này được trang bị một thiết bị nổ nặng tới 15kg, gắn vào một cái ống tre dài 5m. Các thợ lặn cũng mang theo 9kg chì giúp họ đi lại dưới nước khoảng 6 tiếng tại độ sâu từ 5m – 7m.

Thợ lặn sẽ tiếp cận vỏ thân tàu địch rồi làm nổ tung thuốc nổ đeo trên người, cả họ và kẻ thù cùng chết chung. Theo các tài liệu của lính bộ binh Mỹ thì một số tàu khảo sát đã bị tấn công bởi những thợ lặn tự sát…

(Mời xem tiếp vào số sau

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.