"Vỡ trận" bến xe Mỹ Đình: Vì sao “nhóm lợi ích” vẫn cố thủ?

ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội - khẳng định: “Nếu ai có chứng cứ tiêu cực, xin đưa ra, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm”. Trong quá trình điều tra nhằm “truy tìm” thủ phạm, Chúng tôi xin tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất xung quanh vấn đề quan tâm nêu trên.

 Vấn đề “nhóm lợi ích” hoàng hành trong lĩnh vực vận tải hành khách ở Hà Nội nói chung và bến xe Mỹ Đình nói riêng mà Báo chí đặt dấu hỏi đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Thời gian qua, hàng chục cơ quan báo chí đã cùng vào cuộc...

Đích thân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia - đã yêu cầu TP. Hà Nội làm rõ tình trạng “xe dù, bến cóc” tràn lan, có dấu hiệu tham nhũng , tiêu cực trong cấp phép tuyến vận tải ở bến xe Mỹ Đình.

Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 4/6/2013, ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội - khẳng định: “Nếu ai có chứng cứ tiêu cực, xin đưa ra, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm”. Trong quá trình điều tra nhằm “truy tìm” thủ phạm, Chúng tôi xin tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất xung quanh vấn đề quan tâm nêu trên.

Bằng chứng là đây!

Mặc dù liên quan trực tiếp đến “nghi vấn tiêu cực” trong việc “thả cửa” cho xe vào bến Mỹ Đình, ông Nguyễn Hoàng Linh-Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội - vẫn là người ký văn bản số 560/BC-SGTVT (ngày 10/5/2013) báo cáo UBND TP. Hà Nội và Ban Tuyên giáo Thành ủy với những nội dung không trung thực.

Ông Linh đã viện dẫn những “lý do” nhằm biện minh cho việc “vỡ” bến Mỹ Đình: “Từ năm 2010, Sở GTVT Hà Nội mới được chấp thuận cho xe vào bến còn trước đó do Sở bạn và Tổng Cục đường bộ”. Đây thực sự là cách báo cáo lập lờ nhằm “đánh lừa” cấp trên và dư luận. Ngay lập tức, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - đã phản bác lại.

Ông Quyền khẳng định: Từ năm 2007 đến nay, Cục Đường bộ Việt Nam chỉ chấp thuận vẻn vẹn 4 lượt xe/ngày tại bến Mỹ Đình cho tuyến có chiều dài trên 1000 km; tất cả các xe muốn vào bến Mỹ Đình đều phải có sự chấp thuận của Sở GTVT Hà Nội, nếu không chẳng có cách nào lọt được vào bến Mỹ Đình! Như vậy là ông Linh đã “giấu đầu hở đuôi”, đổ lỗi cho người khác nhưng lại bị vạch trần sự thật!

Theo tài liệu chúng tôi thu thập, ngày 14/10/2009, ông Nguyễn Hoàng Linh ký Thông báo 1382/TB -GTVT về việc “Tạm dừng đăng ký mới, bổ sung phương tiện từ các tỉnh phía Đông, Đông Nam, Nam thành phố Hà Nội đến bến xe Mỹ Đình và ngược lại”. Nhưng sau hơn 3 năm kể từ ngày có Thông báo 1382, bến Mỹ Đình chẳng những không giữ được số lượng xe mà còn vọt từ 1.100 lượt xe/ngày đến gần 1.500 lượt xe/ngày!

Việc ra Thông báo 1382 rồi cố tình làm ngược lại đã đặt ra nghi vấn tiêu cực, tham nhũng với số tiền nhiều tỷ đồng liên quan chặt chẽ đến hoạt động cấp phép tuyến, “nốt” vận tải và các “nhóm lợi ích” đang hoàng hành, cố thủ. Đây là vấn đề lớn cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Nhằm đảm bảo khách quan, chính xác, chúng tôi cho rằng UBND TP. Hà Nội rất cần thiết phải lập Đoàn Thanh tra để kiểm tra tất cả các vấn đề nêu trên. Sau đó, cần trả lời công khai kết quả trước dư luận cũng như cán bộ, đảng viên trong nội bộ ngành.

Theo điều tra của PV, sau khi ký Thông báo 1382, bằng các “phép thuật” như “xe thay thế”, “xe bổ sung”, “xe khôi phục” … ông Linh đã quyết định cho hàng loạt xe tiếp tục vào bến Mỹ Đình, điển hình cụ thể như sau:

Ngày 15/11/2010, ông Linh ký công văn số 2866/GTVT-QLVT đồng ý cho Cty TNHH Văn Minh vào khai thác trên tuyến Nghệ An đi Hà Nội và ngược lại. Theo tài liệu mà PV Báo NB&CL có được, trong năm 2010 và 2011, ông Nguyễn Hoàng Linh cũng đã chấp thuận cho Cty Văn Minh bổ sung 3 xe giường nằm vào bến Mỹ Đình hoạt động.

Ngày 24/1/2011, ông Linh ký Công văn số 262/GTVT-QLVT chấp thuận cho Cty CPTM&DL Hạ Vinh bổ sung 2 xe giường nằm vào khai thác tuyến Vinh – Mỹ Đình và ngược lại.

Ngày 26/9/2011, ông Linh lại tiếp tục ký Công văn số 3738/GTVT-QLVT chấp thuận cho HTX vận tải Huy Hải (Nghệ An) bổ sung 2xe khai thác tuyến vận tải từ Đô Lương đi Mỹ Đình và ngược lại.

Ngày 1/6/2012, ông Linh ký văn bản số 1282/SGTVT-QLVT đồng ý cho HTX CP dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách Nghệ An được chuyển bến hoạt động với xe 37B-004.42.

Đến đây, một câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao bến Mỹ Đình đang trong tình trạng quá tải, doanh nghiệp không khai thác tuyến vẫn được quyền “đổi” tuyến mới và phải chăng tuyến cũ đó lại được tiếp tục “đem bán” theo như tiết lộ của giới vận tải?

Hơn thế nữa, ngày 5/3/2013, ông Linh tiếp tục ký công văn số 607/SGTVT-QLVT cho phép Cty cổ phần vận tải Thanh Xuân đưa 6 xe vào hoạt động tại bến Mỹ Đình…

“Quyền lực” cấp phép của ông Linh hoàn toàn biến những điều “không thể thành có thể”. Và ngày 10/5/2013, ông Nguyễn Hoàng Linh đã ký văn bản cho phép 15 “nốt xe” vốn đã bị cắt được phép quay lại bến Mỹ Đình hoạt động, trong đó phần lớn là phương tiện mới. Cách đây hơn hai tháng, ông Linh cũng cho phép 1 “nốt” xe của một doanh nghiệp ở Thái Bình được hoạt động trở lại dù đã dừng hơn 1 năm và đương nhiên, xe vào bến là xe mới 100%...

Theo nhiều doanh nghiệp, với những chiêu thức như trên, bến Mỹ Đình không “vỡ” mới là chuyện lạ!

Vì sao “nhóm lợi ích” vẫn cố thủ?

Theo Kế hoạch số 735/KH-SGTVT ban hành ngày 3/6/2013, Sở GTVT Hà Nội sẽ điều chuyển 313 lượt xe/ngày thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình ra khỏi bến Mỹ Đình. Ngay lập tức, các doanh nghiệp vận tải Thái Bình, Hiệp hội Vận tải ô-tô Thái Bình có đơn đề nghị, công văn gửi Chính phủ, Bộ GTVT, Ủy ban ATGT quốc gia, UBND TP. Hà Nội, Thành ủy Hà Nội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình…

Các doanh nghiệp cho rằng: Kế hoạch điều chuyển là thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp, gây bức xúc nghi ngờ và có biểu hiện tiêu cực ngay từ trong xây dựng kế hoạch, ảnh hưởng tới ổn định trật tự vận tải. Việc điều chuyển các tuyến phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp, nhân dân các tỉnh nhưng đã gây ra bất công bằng cho doanh nghiệp, người dân Thái Bình.

Các tuyến khác đến bến xe Mỹ Đình như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… dư luận hiện nay đang thắc mắc, đặt câu hỏi tại sao không bị điều chuyển? Tuyến Hải Phòng vào bến xe Yên Nghĩa đi xuyên tâm sao vẫn được chấp thuận? Nhiều doanh nghiệp đề nghị phải tổ chức đối thoại vì tại cuộc họp ngày 4/6/2013, Sở GTVT Hà Nội đã áp đặt, không cho các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch điều chuyển được phát biểu ý kiến và họ khẳng định nếu bị điều chuyển, các doanh nghiệp sẽ khởi kiện Sở GTVT Hà Nội và Cty quản lý bến xe vì đã vi phạm nghiêm trọng Luật Doanh nghiệp…

Trước đó, trong nhiều văn bản chấp thuận cho xe vào bến Mỹ Đình hoạt động (sau khi có Thông báo 1382) ông Linh đã yêu cầu: “Để phục vụ công tác giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục quy hoạch, điều tiết một số luồng tuyến khai thác tại các bến xe trên địa bàn thành phố. Khi có sự điều tiết từ bến xe này sang bến xe khác khai thác, yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện”. Vậy tại sao đến thời điểm giảm tải bến Mỹ Đình, không thấy ông Linh yêu cầu các doanh nghiệp trên “nghiêm túc thực hiện”?

Bến Mỹ Đình chỉ có thể tiếp nhận 800 lượt xe/ngày trong khi hiện nay đã lên đến gần 1.600 lượt xe/ngày. Vì vậy, nếu điều chuyển 313 lượt xe/ngày khỏi bến Mỹ Đình, tại đây vẫn quá tải. Điều quan trọng hơn, tình trạng xe khách xuyên tâm (xe từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… đến Mỹ Đình) vẫn tồn tại, tiếp tục gây sức ép lên bến Mỹ Đình và giao thông khu vực. Việc Sở GTVT Hà Nội vẫn”cố thủ” giữ các tuyến xe trên ở lại bến Mỹ Đình là một câu hỏi lớn đòi hỏi phải có câu trả lời trước công luận.

Theo Congluan.vn

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).