Võ sĩ Muay Thai tài năng, mạnh mẽ trên sàn đấu và điềm đạm trong cuộc sống

Võ sĩ Muay Thai tài năng, mạnh mẽ trên sàn đấu và điềm đạm trong cuộc sống
(PLVN) - Sự thành công của Buakaw đến từ chính thực lực của võ sĩ người Thái. Không có các chiến dịch marketing hay tạo những scandal để đánh bóng, Buakaw chinh phục tất cả bằng lối đánh giàu sức mạnh và một tâm hồn cao đẹp...

Thành tích đáng nể

Buakaw Banchamek (Buakaw có nghĩa là “hoa sen trắng”) là một võ sĩ muay Thaingười Thái, trước đây anh thi đấu cho Pro Pramuk Gym, ở Bangkok (Thái Lan), dưới cái tên thi đấu là Buakaw Por.Pramuk .

Anh là cựu vô địch Omnoi Stadium 2 lần, vô địch Lumpini Stadium Toyota Marathon, nhà vô địch Thái Lan hạng lông và 2 lần vô địch K-1 World MAX. Kể từ ngày 1/8/2017, anh được xếp hạng là trọng lượng nhẹ thứ 5 trên thế giới. 

Buakaw Banchamek có 302 trận thắng chuyên nghiệp trong sự nghiệp Muay Thai trên tổng số 336 trận. Anh bắt đầu sự nghiệp đấu võ của mình từ rất sớm, ngay từ khi là một cậu bé 8 tuổi. Buakaw đã có tới hơn 400 lần thượng đài ngay trên quê nhà.

Tháng 7/2004, Buakaw nổi danh trong giới võ thuật khi trở thành nhà vô địch thế giới K-MAX 1, giải vô địch Kickboxing hàng đầu thế giới được tổ chức ở Nhật Bản sau khi vượt qua những đối thủ như John Wayne ParrTakayuki Kohiruimaki hay Masato.

Hai năm sau, cũng tại giải đấu này, anh đã lập nên một kỉ lục mới trong giới võ thuật khi hạ gục được tay đấm hàng đầu Hà Lan - Andy Souwer để trở thành võ sĩ đầu tiên 2 lần giành chức vô địch tại giải. Tính tới tháng 7/2015, anh giành chiến thắng tới 257 trận, trong đó 65 trận thắng knock-out, chỉ 41 trận thua và 12 trận hòa, ở độ tuổi 33. Đây là bảng thành tích mà ít tay đấm trên thế giới có thể đạt được.

 

Buakaw sinh ngày 8/5/1982 ở tỉnh Surin (Thái Lan). Cơ duyên khiến anh đến với Muay Thai là vào năm lên 7 tuổi, Buakaw tình cờ xem một giải đấu Muay Thai diễn ra ở gần nhà. Nhìn thấy đám đông hò hét, cổ vũ những võ sĩ khiến Buakaw nảy sinh tình yêu với Muay Thai.

Sau dịp đó, cậu bé Buakaw nghiêm túc bàn với bố mẹ về ý định trở thành võ sĩ. Ít ngày sau, Buakaw đã đến tập Muay Thai và theo nghề cho tới nay.

Trước đây, trong những ngày thi đấu ở Thái Lan, Buakaw không được thành công như ngày nay vì các võ sĩ Thái có trình độ rất cao. Trong 4-5 trận đầu tiên khi mới thi đấu ở sân Lumpinee huyền thoại, Buakaw luôn bại. Thậm chí Buakaw từng có ý định giải nghệ vì không thể thắng những trận đấu lớn.

Thế nhưng nhờ sự động viên và giúp đỡ của phòng tập Por.Pramuk, nơi anh đầu quân, Buakaw đã tiếp tục sự nghiệp. Buakaw được các ông bầu chọn làm gương mặt chủ chốt để quảng bá ra nước ngoài nên cũng không có gì lạ lẫm khi anh là một trong những Nak Muay (võ sĩ Muay) có số trận đấu ở nước ngoài nhiều nhất.

Năm 2004, Buakaw vô địch K-1 Max World Champion, giải Kickboxing danh giá nhất thế giới sau khi liên tục đánh bại những tên tuổi lẫy lừng như Wayne Parr, Kohiruimaki và cựu vô địch Masato.

Năm 2006, anh trở thành người đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Kickboxing 2 lần vô địch giải đấu này.

Kể từ đó, Buakaw được xem như đại diện của Muay Thai trên đấu trường Kickboxing, nơi nhiều dòng phái lớn của thế giới như Kickboxing Hà Lan, Kickboxing Nhật Bản, Kyokushin Karate… tạo nên đấu trường đối kháng khốc liệt hàng đầu thế giới. Không có gì để nghi ngờ, thông qua những “chiến tích” lẫy lừng trong sự nghiệp tại K1, Buakaw đã đem bộ môn Muay Thai đến với thế giới. Anh trở thành hình tượng của bộ môn này trong lòng khán giả thế giới.

Nói về việc anh không thành công với những giải trong nước là vì đối với người Thái, nhà thi đấu Lumpinee được xem là thánh địa, là “hoàng cung” của những bậc “đế vương” Muay Thai. Bất kể sự nghiệp của một võ sĩ Muay hiển hách đến mức nào, nếu anh ta chưa từng vô địch Lumpinee thì xem như sự nghiệp đó vẫn có một vết khuyết rất lớn và không đủ để được gọi là “huyền thoại” như những tên tuổi tầm cỡ Saenchai, vô địch Lumpinee ở 4 hạng cân khác nhau.

Nếu có một chàng trai vô danh nào đó bất ngờ vô địch Lumpinee, anh ta sẽ chỉ cần một đêm để sáng hôm sau thức dậy nhìn thấy báo chí gọi tên mình như ngôi sao hàng đầu. Điều đó đôi khi cũng xảy ra, bởi lẽ cộng đồng Muay Thái Lan là mảnh đất đầy bất ngờ, nơi những nhà vô địch thứ thiệt có thể xuất phát từ bất cứ làng quê nghèo nàn vô danh nào đó, như Buakaw cũng lớn lên từ đất nghèo Surin.

Nhưng dĩ nhiên Lumpinee không phải nơi để chơi đùa. Đó là nơi tạo nên huyền thoại, nhưng cũng là nơi có thể vùi chết những tài năng, nơi người ta tìm mãi không thấy một chiến thắng. Nói về độ khắc nghiệt, Lumpinee có phần hơn K-1 một chút.

Trong một số tài liệu, người ta viết “Buakaw - nhà cựu vô địch Lumpinee”. Nhưng đây là một sai lầm hết sức “dễ thương”. Thực ra, anh chỉ vô địch giải ở nhà thi đấu Omnoi (năm 2000 và 2002), một giải “Toyota Muay Thai Marathon Tournament”, giải sự kiện cho Toyota tổ chức tại nhà thi đấu Lumpinee. Tức là, anh từng cầm đai vô địch dưới mái nhà Lumpinee nhưng không phải một giải “thứ thiệt”.

 

Sau này, anh được các ông bầu để ý và cho thi đấu nước ngoài nhiều hơn. Xét về mặt kỹ thuật, Buakaw có đòn tay vượt trội hơn rất nhiều so với các võ sĩ Muay cùng thời, có lẽ đây là lý do anh chuyển hướng sang sự nghiệp Kickboxing nhiều hơn là vì Muay chấm điểm đòn tay rất thấp. Ngày nay, nhiều ông bầu Muay ở Thái Lan cũng khẳng định Buakaw thậm chí sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu đối đầu với các võ sĩ Muay trẻ mới nổi từ Lumpinee.

Buakaw là ngôi sao hàng đầu, chẳng ai phủ nhận được công lao của Buakaw với bộ môn Muay Thai khi quảng bá hình ảnh của nó với cộng đồng thế giới. Buakaw là huyền thoại. Bất cứ ai vô địch K-1 cũng có quyền được gọi là “huyền thoại” cả.

Nhưng đáng tiếc, trên chính “sân nhà” Muay Thai, nơi Buakaw sinh ra, lớn lên và thành danh, nơi anh vẫn có được sự tôn trọng và yêu mến của toàn thể cộng đồng, bao gồm cả những tên tuổi lẫy lừng khác như Saenchai hay Saiyok, anh vẫn chưa thực sự là một “đế vương”.

Ngày nay, Buakaw giữ được thể lực và thân hình cơ bắp cuồn cuộn săn chắc, sự dẻo dai đáng nể cho tới tuổi 36 là nhờ việc chăm chỉ luyện tập. Anh luôn giữ lịch tập hà khắc, thức dậy lúc 5h30 sáng để chạy bộ khoảng 10km. Sau đó đến phòng tập cơ bắp, đấu tập.

Đến 15h anh lại tập chạy và sau đó lao vào phòng tập cho tới tận 20h. Mỗi ngày, “Thánh Muay Thai” đều đặn tập luyện theo thời gian biểu này, trừ những ngày phải thi đấu.

Anh không còn lên sàn đấu thường xuyên như trước nhưng vẫn tập luyện và chọn đối thủ mạnh để so tài. 4 tháng sau trận thắng Michael Krcmar (CH Séc) tại sự kiện All Star Fight 5, Buakaw trở quyết định lên sàn đấu với tay đấm cực mạnh Gaetan Dambo 27 tuổi người Pháp tại All Star Fight 6 - Pattaya (Thái Lan) tối 4/11/2019.

Gaetan Dambo là người giữ chiếc đai vô địch kickboxing châu Âu cách đây không lâu, đã có trận đấu sòng phẳng với huyền thoại Muay Thái Lan. Trong hiệp đấu đầu tiên, Gaetan áp đảo hơn với nhiều tình huống ra đòn chính xác, hiệp 2 Buakaw chiếm ưu thế khi tung ra những cú cùi chỏ lợi hại. Ở hiệp cuối, thế trận diễn ra khá cân bằng, đặc biệt có tình huống Gaetan đánh chảy máu trán của Buakaw.

 Tiếng chuông kết thúc hiệp 3 vang lên, lúc này tay đấm 27 tuổi tới từ Pháp bày tỏ sự vui sướng anh trèo lên dây rồi ăn mừng cùng các thành viên ban huấn luyện. Nhưng kết quả công bố của trọng tài cho thấy điều ngược lại, những người “cầm cân nảy mực” quả quyết Buakaw mới là người có nhiều cú ra đòn chuẩn xác nên anh được trao chiến thắng. Tất nhiên kết quả này không làm võ sĩ Pháp hài lòng.

Ở tuổi 36, “Thánh Muay Thai" Buakaw vẫn giành 6 chiến thắng liên tiếp và chỉ thua 1 trong 12 trận gần nhất, người ta không nghi ngờ gì về việc võ sĩ người Thái vẫn có thể ngự trị trên đỉnh cao thêm ít nhất vài năm.

Nhân cách cao đẹp

Tại Thái Lan, người hâm mộ tôn sùng Buakaw như một vị thánh, không chỉ vì những thành tích trên sàn đấu mà còn bởi nhân cách của anh. Buakaw đã từng xuống tóc trở thành nhà sư tại một ngôi chùa tại Bangkok. Giải thích về việc xuống tóc, Buakaw cho biết anh sẽ trở thành nhà sư, tu tập trong 9 ngày để bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho nhà vua Bhumibol Adulyadej. Những ngày này, người dân Thái Lan đang chuẩn bị cho tang lễ của vua Bhumibol.

Anh chỉ có 9 ngày để khoác lên mình chiếc áo cà sa bởi phải chuẩn bị cho trận đấu tại sự kiện Kunlun Fight 67. Trận đấu này cũng ngăn “Thánh Muay Thai” tiếp tục theo đuổi cuộc sống “đơn giản, bao gồm việc ban phước lành và khuyên răn những điều tốt đẹp”. Quyết định tu tập chỉ ít ngày trước khi bước lên võ đài của Buakaw khiến đa số kinh ngạc. Tuy nhiên, ẩn sau đó là tâm sự riêng của tay đấm xứ Chùa Tháp..

“Đối với người Thái, chúng tôi nợ Quốc vương yêu quý của mình mọi thứ (Quốc vương Bhumibol Adulyadej, người qua đời vào ngày 13/10/2016 và được hỏa táng hôm 26/10/2017). Tôi tu tập để thể hiện lòng biết ơn với ông ấy. Tất nhiên, mọi thứ sẽ không giống với những gì bạn thấy trên phim ảnh khi một vị anh hùng đi tu, nhận thêm những siêu năng lực rồi đánh bại kẻ thủ”, Buakaw chia sẻ.

9 ngày tu tập khiến Buakaw phải nỗ lực thêm gấp nhiều lần trong phòng gym để lấy lại thể lực cho lần thượng đài diễn ra không lâu sau đó. Ngày 13/11, Buakaw làm nức lòng mọi người dân Thái Lan khi đánh bại tài năng trẻ đến từ châu Âu Marouan Toutouh. Và như thường lệ, bức ảnh của Quốc vương Bhumibol Adulyadej lại được “Thánh Muay Thái” giơ cao với niềm tự hào tột cùng.

Truyền thông Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc tu tập của Buakaw. Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, họ vẫn tự hào với hình ảnh những cao tăng Thiếu Lâm “mình đồng da sắt” sở hữu võ công đạt tới cảnh giới thượng thừa.

Trong một buổi phỏng vấn tại Trung Quốc, câu chuyện của Buakaw lập tức khiến các phóng viên liên tưởng đến “Đệ nhất Thiếu Lâm” Nhất Long, người hai lần đối đầu với Buakaw trong “Trận đấu thế kỷ”.

Thời điểm được hỏi về cảm xúc khi chứng kiến kickboxer đồng hương Sitthichai hủy diệt Nhất Long, thay vì hạ thấp đối thủ và cho rằng “ai cũng có thể đánh bại hắn ta” như võ sĩ Superbon, Buakaw đưa ra lời nhận xét đề cao tính khách quan rằng: “Trận đấu giữa Sitthichai và Nhất Long, như tất cả các bạn đã thấy, người giỏi hơn đã thắng, người không chuẩn bị kỹ càng hơn đã thua, đó là những gì đã xảy ra. Tôi không muốn nói thêm bất kỳ điều gì”.

Mạnh mẽ trên võ đài nhưng điềm đạm trong cuộc sống, đó là lý do khiến người Thái tôn thờ Buakaw, một con người khiêm tốn, một nhân cách cao cả.

Ngoài ra, không nhiều người biết, Buakaw mới tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Rattana Bundit, sau 4 năm vất vả giữa cương vị của một võ sĩ và công việc của một sinh viên.

“Con người luôn khao khát được học thêm những kiến thức và làm giàu cho bản thân. Tôi rất vui khi có được tấm bằng trên tay và hoàn thành công việc học tập. Ngoài thời gian tập luyện, tôi luôn muốn học hỏi thêm và giờ tôi có thể khiến gia đình mình tự hào với tấm bằng này”.

Với Buakaw, tấm bằng cử nhân không quan trọng bằng những kiến thức đã học được. Sở hữu kinh nghiệm nhiều năm thi đấu võ thuật, Buakaw có thể dễ dàng tốt nghiệp một trường đại học chuyên về thể thao.

Tuy nhiên, không muốn học lại những kiến thức đã nằm lòng, võ sĩ 35 tuổi quyết định ghi danh vào một chuyên ngành hoàn toàn khác và trải qua thử thách như tất cả sinh viên thông thường.

Và khi được hỏi về dự định trong tương lai với tấm bằng đại học, Buakaw không quên đi sự hài hước. “Tôi nghĩ mọi người đều trải qua những giai đoạn khác nhau. Đời là một cuộc hành trình và sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó. Hiện tại, tôi đang tập trung toàn bộ vào việc tập luyện. Nếu tôi hoàn thành tất cả mọi thứ rồi, bạn sẽ không còn gì để hỏi tôi nữa đâu”.

Bỏ qua những thành công trên cương vị một võ sĩ, Buakaw còn là diễn viên chính trong bộ phim Thái Lan có tên Thong Dee Fun Khao (Anh hùng kiếm chém), người mẫu cho hãng thời trang Singha Life, quản lý tại “Buakaw village”, một dự án được xây dựng ở Chiang Mai.

Buakaw - một con người khiêm tốn, một nhân cách cao cả
 Buakaw - một con người khiêm tốn, một nhân cách cao cả

Sự thành công của Buakaw đến từ chính thực lực của võ sĩ người Thái. Không có các chiến dịch marketing hay tạo những scandal để đánh bóng, Buakaw chinh phục tất cả bằng lối đánh giàu sức mạnh và một tâm hồn cao đẹp.

Không có gì là ngẫu nhiên. Theo nhà quảng bá võ thuật nổi tiếng Sasan Ghosairi, Buakaw duy trì một chế độ tập luyện vô cùng nghiêm ngặt. Anh đấm mạnh hơn, chạy nhiều hơn tất cả võ sĩ khác trong những buổi tập.

Để có một tinh thần thoải mái trước khi thượng đài, thay vì dựa vào những bài dạy của các bác sĩ tâm lý, Buakaw chọn cách sống gần với thiên nhiên, chạy bộ hoặc câu cá. Trong lần thứ hai khoác lên mình chiếc áo cà sa, Buakaw được đặt pháp danh “Phra Thira Wiriyo”, mang nghĩa “người đàn ông bền bỉ”, có lẽ không cái tên nào phù hợp với võ sĩ 36 tuổi hơn thế.

Nhận xét về bản thân, Buakaw khiêm tốn: “Mọi người có thể coi tôi là một huyền thoại hoặc không. Dù sao, tôi đã chứng minh được rằng Muay Thái là một trong những môn võ hoàn hảo nhất thế giới. Tôi đã chạm trán nhiều phái võ khác nhau và tự hào với mọi thứ bản thân làm được”.

Điều ít biết là năm 2012, Buakaw tuyên bố giải nghệ và rời khỏi phòng tập nổi tiếng Por.Pramuk, nơi đưa tên tuổi anh lên tầm thế giới. Thời gian đó Buakaw chia sẻ anh bị phòng tập này đối xử tệ và lấy đi 95% thu nhập. Sau khi chia tay với Muay Thai, Buakaw đã tập nhiều môn võ khác như Jiu-Jitsu, Judo và vật. Có thể Buakaw muốn rèn kỹ năng để có thể thi đấu võ tự do. Nhưng điều này đã không xảy ra. Tháng 8/2012, anh thi đấu Muay Thai trở lại.

Nhưng nếu Buakaw thực sự tham gia vào sàn đấu MMA thì có thể anh vẫn có cơ hội làm mưa làm gió và gặt hái thành công. Bởi ngay từ buổi đầu sự nghiệp, Buakaw đã quá quen với việc phải làm quen và đối phó với các trường phái striking khác nhau.

Bản thân kỹ Muay Thái thuần túy vốn tuy rất “bá đạo” trên sàn MMA nhưng cũng có những điểm yếu chết người như thế đứng cao, ít chú trọng đòn tay... Tuy nhiên, “thánh Muay Thai” Buakaw lại không sa lầy vào những điểm yếu đó. Khác với các võ sĩ Muay thuần túy, đòn tay của Buakaw Banchamek khá hiểm và đa dạng. Bởi vậy, có thể nói, so với các huyền thoại Muay Thái khác như Saenchai, Saiyok... lối striking của Buakaw mới thực sự phù hợp để lấn sân sàn MMA.

Rất khó để nói được khả năng grappling (đòn khóa, vật) của Buakaw hiện giờ như thế nào, nhưng may mắn rằng ở một số đấu trường như ONE Championship vẫn có tỉ lệ rất lớn các võ sĩ không đủ sức dùng grappling để áp đảo và “thịt” được thánh Muay... Nhưng cuối cùng anh không đứng trên võ đài ấy nên tất cả chỉ là phỏng đoán.

Còn hiện tại tất cả người hâm mộ đã coi Buakaw Banchamek là một huyền thoại của làng võ thuật. 302 chiến thắng chưa phải con số cuối cùng, và người ta tin rằng huyền thoại vẫn sẽ tiếp tục...

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.