Vợ cắt phăng 'của quý' chồng rồi đưa đi cấp cứu

Các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mâu thuẫn tình cảm, trong lúc đang ngủ say, anh T.C.T. (40 tuổi) bị vợ dùng kéo cắt dứt lìa dương vật. Sau khi bị cắt, anh T. được chính vợ mình đưa đi cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở, rồi chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngày 25/5, Khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết các bác sĩ của khoa vừa thực hiện phẫu thuật nối thành công một trường hợp đứt lìa dương vật phức tạp.

Lúc nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã mất khá nhiều máu. Phần dương vật bị đứt lìa cũng đã được bảo quản và gửi kèm theo. Ê-kip trực của khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy đã lập tức khám và ghi nhận một vết thương dứt lìa dương vật, vị trí vết thương cách quy đầu khoảng 1cm, vết cắt sắc gọn.

Trước tình huống cấp bách, toàn bộ các quy trình tại khoa Cấp cứu, quy trình xét nghiệm COVID-19 và chuyển bệnh nhân lên phòng mổ đã được các y bác sĩ thực hiện một cách nhanh nhất có thể để tiết kiệm “thời gian vàng” trong việc phẫu thuật cho bệnh nhân. Với sự phối hợp nhanh chóng và chính xác của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công.

Bác sĩ Nguyễn Thành Tuân, khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Những vấn đề khó khăn đối với trường hợp phẫu thuật này, thứ nhất, đến từ việc thời gian thiếu máu nóng của phần dương vật bị đứt rời là khá lớn.

Theo đó, thời gian kể từ lúc bị cắt đến lúc nhập Bệnh viện Chợ Rẫy là 7 giờ, trong khi thời gian tối ưu đối với những trường hợp này là dưới 6 tiếng đồng hồ. Thứ hai, dương vật bị cắt bằng một cây kéo, đòi hỏi các bác sĩ phải xử trí vết thương, rửa phần bị đứt rời đúng cách để tránh bị nhiễm trùng. Thứ ba, về mặt kỹ thuật, đây là một phẫu thuật khó, đòi hỏi phải sử dụng kính vi phẫu chuyên dụng, đồng thời, phẫu thuật viên phải được đào tạo về phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật mạch máu”.

Bệnh nhân T. đã có sự hồi phục rất tốt. Ảnh: BVCC
 Bệnh nhân T. đã có sự hồi phục rất tốt. Ảnh: BVCC

Theo bác sĩ Tuân, bệnh nhân T. đã có sự hồi phục rất tốt. Ngay sau khi nối xong, tại bàn mổ, các bác sĩ đã ghi nhận được tình trạng tưới máu tới dương vật.

Sau 10 ngày hậu phẫu, phần quy đầu đã hồng hào, tình trạng tưới máu tại chỗ rất tốt. Và bệnh nhân cũng đã được xuất viện với tiên lượng rất khả quan về khả năng phục hồi của phần dương vật được nối.

PGS.TS.BS Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đứt lìa dương vật là dạng biến cố không thường gặp trong y khoa. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi năm khoa Ngoại tiết niệu tiếp nhận từ 5-10 trường hợp tương tự. Ở Mỹ mỗi năm trung bình có khoảng 250 trường hợp bị đứt lìa dương vật, với tỉ lệ tử vong lên tới 9%.

Đứt lìa dương vật thường xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính: Bệnh nhân tự cắt (do trầm cảm, rối loạn tâm thần); bị vợ, bạn gái… cắt (do ghen tuông, mâu thuẫn về tình cảm) hoặc do tai nạn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông…).

“Theo nguyên tắc xử lý một cơ quan đứt lìa, thời gian để xử lý tình trạng dứt lìa dương vật được khuyến cáo là trong vòng tối đa 6 giờ. Tuy nhiên, nếu phần dương vật bị dứt lìa cũng như vết thương ở dương vật được xử lý đúng cách ngay từ đầu, thời gian này có thể kéo dài thêm mà vẫn có khả năng phẫu thuật thành công. Chẳng hạn trước đây, Bệnh viện Chợ Rẫy đã từng nhiều lần phẫu thuật nối thành công dương vật sau 9-10 giờ kể từ khi bị đứt lìa”. PGS.TS.BS Thái Minh Sâm chia sẻ.

Về cách xử lý ban đầu nếu chẳng may gặp phải trường hợp hy hữu tương tự, bác sĩ Thái Minh Sâm cho biết, nên nhanh chóng làm sạch phần dương vật bị dứt lìa, quấn trong một chiếc gạc sạch, sau đó bỏ vào trong 2 lớp túi ni-lông, cột chặt miệng túi lại và bỏ túi vào môi trường nước đá đang tan (không để phần dương vật bị đứt lìa tiếp xúc trực tiếp với nước đá). Phần đầu gần (vết thương trên thân thể bệnh nhân) nên được băng ép lại để cầm máu.

Sau đó, lập tức chuyển bệnh nhân và vật dương vật bị dứt lên các cơ sở y tế chuyên sâu để nối lại.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.