Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Phạm Đức Long giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các khách mời về giải pháp, sản phẩm do VNPT phát triển.
Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Phạm Đức Long giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các khách mời về giải pháp, sản phẩm do VNPT phát triển.

VNPT: Tiên phong dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia

(PLVN) - Năm 2020, Tập đoàn VNPT đã từng bước đặt những dấu chân vững chắc trên hành trình chuyển đổi số, thể hiện được vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia. Đó là cơ sở vững chắc để VNPT tiếp tục triển khai các nhiệm vụ chiến lược, đưa Tập đoàn phát triển đúng tầm nhìn trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số của khu vực châu Á.

Khẳng định uy tín và năng lực, kinh nghiệm trong các dự án quốc gia trọng điểm

Cách đây đúng một năm, Cổng Dịch vụ công quốc gia do Văn phòng Chính phủ điều hành trên nền tảng do Tập đoàn VNPT xây dựng và phát triển được khai trương. "Từ tám dịch vụ công được cung cấp từ thời điểm khai trương, đến ngày 30/12/ 2020, Cổng đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp" - Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.

Lễ khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia.
 Lễ khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia.

Rất nhiều thủ tục, giấy tờ hành chính, hay nộp phạt vi phạm giao thông, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế cho đến cấp đổi giấy phép lái xe cấp độ 4, xin giấy phép xây dựng nhà ở, đăng ký biển số xe và nộp thuế trước bạ khi mua ô tô..., người dân chỉ cần ngồi nhà đăng ký qua mạng thay vì phải đi đi lại lại, chen chúc xếp hàng, chầu chực để giải quyết trực tiếp, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí.

Kết quả cụ thể nhất có thể nhìn thấy ngay sau một năm vận hành Cổng DVCQG là "tiết kiệm chi phí xã hội được hơn 6700 tỉ đồng/năm khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Nhưng hơn thế nữa, sau một năm vận hành, đến nay Cổng DVCQG ngày càng trở thành cầu nối tin cậy, thiết thực và hiệu quả giữa cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa thủ tục hành chính, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng Chính phủ không giấy tờ và là một trong những giải pháp quan trọng phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam" – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá.

VNPT trình diễn các giải pháp đô thị thông minh "Make in Vietnam" tại ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020.
VNPT trình diễn các giải pháp đô thị thông minh "Make in Vietnam" tại ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020. 

Tháng 6/2020, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV lần đầu tiên được triển khai bằng hình thức trực tuyến. Mô hình này được đánh giá là một bước đổi mới, là tiền đề để cải tiến cách thức tổ chức các kỳ họp của Quốc hội trong thời gian tới và thích hợp để mở rộng các hoạt động của Quốc hội trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Để sẵn sàng đón đầu lộ trình chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp trong hệ sinh thái Chính quyền số của mình. Bên cạnh đó, VNPT đã tham gia sâu vào chuyển đổi số các ngành kinh tế trọng tâm như giáo dục, y tế, nông nghiệp, du lịch thông minh… đồng thời tham thúc đẩy thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp từ các tập đoàn kinh tế nhà nước tới doanh nghiệp SMEs.

Với vai trò là đơn vị triển khai, việc tổ chức thành công phiên họp trực tuyến đầu tiên của Quốc hội này là tiền đề quan trọng để VNPT tiếp tục đồng hành với Quốc hội Việt Nam trong triển khai quốc hội điện tử, đồng thời một lần nữa khẳng định uy tín và năng lực, kinh nghiệm của VNPT trong các dự án trọng điểm quốc gia” – ông Phạm Đức Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc VNPT, cho biết.

Tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột, tiên phong, dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia, năm 2020, VNPT đã tham gia sâu rộng vào chương trình chuyển đổi số quốc gia và để lại nhiều dấu ấn về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của mình trong các chương trình trọng điểm quốc gia về chuyển đổi số.

Trong các ứng dụng nền tảng chuyển đổi số của Quốc gia và Cơ sở dữ liệu, VNPT đã tham gia triển khai các dự án cốt lõi như Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cổng Dịch vụ công Quốc gia kết nối 95 đơn vị Bộ, ngành địa phương và 63 tỉnh/thành phố với Chính phủ. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư kết nối xử lý dữ liệu với quy mô gần 11.000 xã, hơn 700 quận, huyện đến Trung ương; Trung tâm điều hành thông minh IOC triển khai trên gần 30 tỉnh, thành phố. 

Ông Phạm Đức Long - Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.
Ông Phạm Đức Long - Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.

"IOC đem lại giá trị thật cho các địa phương. Lãnh đạo tỉnh thành có thể điều hành công việc từ bất cứ đâu với một cái laptop  hay thậm chí smartphone, nắm được tình hình, số liệu cập nhật liên tục. Là một kho dữ liệu, đây là nền tảng của chính quyền điện tử và là bước đi quan trọng để xây dựng chính quyền số. Muốn có chính phủ số, chính quyền số, phải có cơ sở dữ liệu. IOC chính là bước khởi đầu, là kho dữ liệu", ông Phạm Đức Long - Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, lý giải về sức mạnh của IOC trong điều hành hoạt động của các địa phương.

"VNPT đã triển khai thành công các nền tảng dùng chung cho Chính phủ, bộ ngành, mở rộng triển khai đến các tỉnh, thành phố giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển Chính phủ số. Hiện tại tại 63 tỉnh, thành phố đều có sự hiện diện của giải pháp do VNPT cung cấp, trong đó 30/63 tỉnh sử dụng gần như trọn vẹn Bộ giải pháp trong hệ sinh thái Chính quyền số của VNPT" - ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, cho hay.

VNPT đã hỗ trợ 40 UBND tỉnh, thành phố khảo sát, tư vấn xây dựng đề án đô thị thông minh. Đến thời điểm này, tập đoàn đã triển khai 36 trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Với nền tảng IOC gồm chín học phần bao quát hết các lĩnh vực như quản lý từ giáo dục, y tế, giao thông, đất đai, an ninh, quản lý điều hành... 

“Biến thách thức thành hành động”

Nhắc lại thời điểm khi được Chính phủ "đặt hàng", VNPT đã dốc toàn lực để mất đúng 6 tháng là hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hạ tầng đưa Cổng Dịch vụ công quốc gia vào hoạt động, ông Phạm Đức Long nói: “Một trong những lợi thế cạnh tranh của VNPT là “Nói được, làm được”. Chúng tôi luôn cố gắng không để địa phương nào, lãnh đạo nào phải thất vọng về VNPT".

Vượt qua những thách thức của dịch bệnh COVID-19, thiên tai, lũ lụt, với tinh thần chủ động "Biến thách thức thành hành động" cùng sự chung sức, đồng lòng, năm 2020, Tập đoàn VNPT vẫn luôn thể hiện rõ trách nhiệm của đơn vị chủ lực về viễn thông- công nghệ thông tin với đất nước, với cộng đồng, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia. 

Ông Huỳnh Quang Liêm - Phó Tổng giám đốc VNPT.
Ông Huỳnh Quang Liêm - Phó Tổng giám đốc VNPT.

Theo Phó Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm, vấn đề cốt lõi của quá trình phát triển đô thị thông minh là xây dựng mạng thông tin mở giữa chính quyền và người dân, minh bạch thông tin; nâng cao chất lượng sống của người dân bằng chính hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Trong năm qua, với quyết tâm song hành cùng Chính phủ triển khai mục tiêu kép "phòng chống dịch" và phát triển kinh tế, VNPT đã kịp thời vận dụng toàn bộ hệ sinh thái của mình, cùng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp quyết liệt phòng chống COVID-19. Ngay từ đầu đại dịch, VNPT đã chủ động cung cấp Hạ tầng mạng lưới viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ điều hành chỉ đạo của Nhà nước cũng như phục vụ người dân, hàng triệu khách hàng được bổ sung dung lượng đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa, làm việc trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội.

“Là một tập đoàn công nghệ, chúng tôi nhận lấy sứ mệnh chủ lực, dẫn dắt triển khai chương trình Chuyển đổi số Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị và Quyết định 749 của Thủ tướng Chính phủ”, ông Phạm Đức Long nói. 

Để hiện thực hoá chiến lược này, trong năm 2021 VNPT tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Phát triển hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng mạng cáp quang tới từng hộ gia đình; thử nghiệm và sẵn sàng triển khai hạ tầng di động 5G, hạ tầng điện toán đám mây; Tập trung xây dựng tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và nền tảng số cung cấp ở quy mô quốc gia giúp hình thành Chính phủ số và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. 

VNPT cũng phối hợp chặt chẽ cùng UBND các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng đô thị thông minh. Đầu tư nguồn lực hoàn thiện các giải pháp và triển khai các hệ sinh thái sản phẩm .dịch vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Triển khai công dân số thông qua việc cung cấp những ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân để tiến đến xây dựng xã hội số.Có thể thấy, năm 2020 khép lại, Tập đoàn VNPT đã từng bước đặt những dấu chân vững chắc trên hành trình chuyển đổi số, thể hiện được vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia. Đó là cơ sở vững chắc để VNPT tiếp tục triển khai các nhiệm vụ chiến lược, đưa tập đoàn phát triển đúng tầm nhìn trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số của khu vực châu Á.

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) thành phố Đà Lạt do VNPT xây dựng.
Trung tâm điều hành thông minh (IOC) thành phố  Đà Lạt do VNPT xây dựng.

Hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu đề ra

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid – 19 và thiên tai bão lụt, nhưng với tinh thần quyết tâm cao, ngay từ đầu năm, VNPT đã tập trung triển khai các giải pháp sản xuất, kinh doanh (SXKD). Nhờ đó, VNPT đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu. 

Kết quả, tổng doanh thu toàn VNPT đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu Công ty mẹ đạt 43,2 nghìn tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch (nếu loại trừ yếu tố ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là khoảng 2.000 tỷ đồng thì VNPT hoàn thành kế hoạch doanh thu). Lợi nhuận VNPT đạt 7,1 nghìn tỷ đồng, trong đó lợi nhuận Công ty mẹ đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch. Nộp ngân sách nhà nước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của VNPT đạt 10,4%. 

Vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, VNPT đã đảm bảo việc làm và thu nhập bình quân người lao động năm 2020 ổn định so với năm 2019.

Năm 2020, VNPT tiếp tục giữ vững và phát triển thương hiệu VNPT. Theo công bố của Brand Finance tháng 12/2020, với giá trị 2,4 tỷ USD, thương hiệu VNPT từ vị trí 72 năm 2019 đã tăng lên vị trí 55 với tốc độ 42% và giữ vị trí top 2 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Các sản phẩm, giải pháp của VNPT tại ITU Digital World 2020.
Các sản phẩm, giải pháp của VNPT tại ITU Digital World 2020.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.
(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Thị trường chứng khoán Việt Nam như người mặc áo chật

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương
(PLVN) - Theo Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã đạt được độ lớn, như người mặc áo chật, cần bước lên bước tiến mới, và trải nghiệm của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài là một trong những yếu tố nâng hạng TTCK

Vẫn chưa có lộ trình đưa hệ thống KRX vào vận hành

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán tại HoSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)
(PLVN) - Bộ Tài chính cho biết, nhà thầu KRX đang rà soát, kiểm thử thêm để đánh giá về việc vận hành của hệ thống. Căn cứ kết quả kiểm thử, rà soát, Chủ đầu tư sẽ báo cáo Bộ Tài chính lộ trình triển khai tiếp theo.

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?
(PLVN) - Mức vốn hóa hiện tại cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được cho rằng chưa phản ánh đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Điều này là do với chỉ tổng vốn hóa của hai tài sản là Masan Consumer và ngân hàng Techcombank đã vượt qua giá trị của MSN.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE. BCG Energy là một trong các công ty thành viên trụ cột của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), phụ trách mảng năng lượng tái tạo.

Thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, ổn định dù nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm việc với HOSE chiều 13/6.
(PLVN) - 6 tháng đầu năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) liên tục bán ròng, với giá trị bán ròng lũy kế trên 38 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên theo lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch, thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế…

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật: