Vĩnh Phúc tạo vùng xanh an toàn để tập trung phát triển kinh tế

Vĩnh Phúc tạo vùng xanh an toàn để tập trung phát triển kinh tế sau dịch COVID-19.
Vĩnh Phúc tạo vùng xanh an toàn để tập trung phát triển kinh tế sau dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với sự chủ động ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập từ bên ngoài, kiểm soát chặt chẽ nguy cơ dịch bùng phát ở bên trong, Vĩnh Phúc đã biết cách tạo cho mình một "vùng xanh” cũng như duy trì an toàn để phát triển kinh tế. 

Trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành trên cả nước, để đảm bảo an toàn cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cấp, các ngành tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Qua đó, tình hình kinh tế có nhiều điểm nhấn, tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm ước tăng 9,62% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó: Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 15,17%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,79%; ngành dịch vụ tăng 2,81%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 6,37% so cùng kỳ năm 2020. Trong khối ngành công nghiệp cấp II, có 17/24 ngành có chỉ số tăng so với cùng kỳ. Nổi bật là ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 28,31%.

Sản xuât công nghiệp tiếp tục giữ vị thế dẫn dầu, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, xe ô tô các loại tăng 10,72%; doanh thu dịch vụ sản xuất linh kiện điện tử tăng 25,75%; giày, dép thể thao tăng 18,81%; thức ăn gia súc tăng 2,64%; quần áo các loại tăng 10,82% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 13,55% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh sự tăng trưởng của khối ngành công nghiệp, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản cũng gặp nhiều thuận lợi từ điều kiện thời tiết, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục được triển khai tích cực, góp phần khuyến khích người nông dân tăng cường sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Kết quả năng suất một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa toàn tỉnh ước đạt 32.056 ha, đạt 100,17% so với kế hoạch và giảm 0,74% so với cùng kỳ.

Trong đó, diện tích trồng lúa đạt 23.825 ha, chiếm trên 74,32% tổng diện tích gieo trồng vụ mùa, năng suất lúa vụ mùa ước đạt 56,03 tạ/ha, tăng 1,67 tạ/ha; sản lượng ước đạt 133.482,18 tấn, tăng 3.143,78 tấn so với cùng kỳ (là vụ được mùa nhất trong mười năm trở lại đây).

Công nhân, lực lượng “tuyến đầu” góp phần tăng trưởng kinh tế.

Công nhân, lực lượng “tuyến đầu” góp phần tăng trưởng kinh tế.

Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn cơ sở, hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, thực hiện tái đàn phù hợp để đảm bảo cân bằng cung cầu và mang lại hiệu quả kinh tế cao; khuyến khích sản xuất theo hình thức công nghiệp, công nghệ cao và an toàn sinh học. Ước tính đến hết tháng 9, đàn trâu đạt 17.706 con, đàn bò 103.259 con, đàn lợn đạt 450.000 con, tăng 13,99%, đàn gia cầm đạt 11.700 nghìn con, tăng 0,33% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, công tác hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư được thực hiện thường xuyên, liên tục và kịp thời, tỉnh đã tiếp đón và làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn đầu tư nước ngoài đến thăm, làm việc và tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh; làm việc theo hình thức trực tuyến với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và châu Âu.

Duy trì thường xuyên chương trình “Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc gặp gỡ với doanh nhân hằng tuần”, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến tham vấn, đề xuất của doanh nghiệp về những cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

Từ sự nỗ lực đó, 9 tháng năm 2021, toàn tỉnh dự kiến thu hút được 48 dự án mới, trong đó có: 29 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 874,90 triệu USD và 117,58 triệu USD điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 992,48 triệu USD tăng 218,6% so với cùng kỳ năm 2020, bằng 248,12% kế hoạch năm; 19 dự án DDI mới với tổng vốn đầu tư 9,7 nghìn tỷ đồng, tăng vốn đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 16,3 nghìn tỷ đồng tăng 128% so với cùng kỳ năm 2020, bằng 291,14% kế hoạch năm.

Lũy kế đến hết tháng 9 năm 2021 toàn tỉnh có 428 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 7 tỷ USD và 821 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là hơn 106,2 nghìn tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 24.680,4 tỷ đồng, đạt 80% dự toán và bằng 123% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó thu nội địa 20.911,8 tỷ đồng, đạt 77% dự toán và bằng 124% so với cùng kỳ năm 2020.

Hạ tầng các KCN đồng bộ góp phần thu hút đầu tư.

Hạ tầng các KCN đồng bộ góp phần thu hút đầu tư.

Nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, tiếp tục thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, tạo nền tảng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách và tạo đột phá về thể chế, tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển cho tỉnh giai đoạn 2021-2025; trong đó tập trung hoàn thiện các chính sách: Nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là các điều kiện đầu vào cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát giá cả nguyên vật liệu, đáp ứng đủ nhu cầu lao động. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, đẩy nhanh chuyển đổi số. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính, tập trung đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai. Tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục triển khai các KCN trên địa bàn tỉnh. Rà soát quy hoạch phát triển KCN, cụm công nghiệp; xử lý các tồn tại, vướng mắc đối với phát triển các KCN; đẩy nhanh công tác bồi thường GPMB, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư.

Huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên cả 2 mặt trận chống dịch và phát triển kinh tế: Vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra./.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.