Việt Nam - New Zealand tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lập pháp

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý làm việc tại Quốc hội New Zealand. (Ảnh: Khánh Linh/Vietnam+
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý làm việc tại Quốc hội New Zealand. (Ảnh: Khánh Linh/Vietnam+
(PLO) - Từ ngày 5-7/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Pháp luật (UBPL) của Quốc hội (QH) Việt Nam do Chủ nhiệm UBPL của QH Phan Trung Lý làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại thủ đô Wellington, New Zealand.

Trong thời gian ở Wellington, Đoàn đã tới thăm QH New Zealand và có buổi làm việc với Chủ tịch UBPL Kanwaljit Singh Bakshi và các thành viên UBPL của Nghị viện New Zealand; Nghị sỹ Damien O’Connor, Chủ tịch nhóm Nghị sỹ Hữu nghị New Zealand - Việt Nam.

Đoàn cũng đã có buổi làm việc với Bộ Tư pháp, Hội đồng thành phố Wellington và Văn phòng Luật sư Nghị viện New Zealand.

Tại các buổi trao đổi, ông Phan Trung Lý cho biết chuyến thăm và làm việc của Đoàn nhằm tìm hiểu tổ chức chính quyền, hệ thống tư pháp và quy trình lập pháp đặc thù của New Zealand phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp, nhất là công tác soạn thảo văn bản luật của Việt Nam; vấn đề hoàn thiện tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 và chuẩn bị bầu cử đại biểu QH khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021.

Đọc thêm

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2024
(PLVN) - Trường Đại học Luật Hà Nội vừa chính thức ban hành thông tin tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy năm 2025, áp dụng cho cả trụ sở chính tại Hà Nội và phân hiệu tại Đắk Lắk. Theo đó, với 2.650 chỉ tiêu cho 5 ngành đào tạo, nhà trường tiếp tục đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, đồng thời áp dụng nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo cơ hội học tập bình đẳng cho thí sinh trên cả nước.

Cổng Pháp luật quốc gia: Kết nối mạnh mẽ, phục vụ thiết thực người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các đại biểu đã thực hiện nghi thức bấm nút khai trương chính thức Cổng Pháp luật quốc gia.
(PLVN) -Sau hơn một tuần chính thức hoàn thiện và vận hành, Cổng Pháp luật quốc gia đang chứng tỏ vai trò là kênh cung cấp thông tin pháp luật chính thống, hữu ích cho người dân, doanh nghiệp. Không chỉ ghi nhận lượng truy cập ấn tượng, Cổng còn bước đầu phát huy hiệu quả ứng dụng AI Pháp luật, tích hợp dữ liệu phong phú, kết nối liên thông với các nền tảng công nghệ hiện đại.

Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Theo Quyết định phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp do Phó thủ tướng Lê Thành Long ký, từ ngày 10/6, Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp và 3 trường cao đẳng luật là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ...

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: “Không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý nhà nước nào”

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều nay (11/6), Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính với nhiều ý kiến quan tâm tới phạm vi sửa đổi, bổ sung của Luật cũng như việc sửa đổi mức phạt tiền tối đa. Bên hành lang Quốc hội, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về vấn đề này.

Tạo ra những đột phá mới về thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp. Ảnh: Báo Nhân Dân.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh – Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) vừa ký ban hành Thông báo Số 05-TB/BCĐTW, thông báo kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Chấp hành viên và hành trình gian nan thực thi công lý Bài 3: Cần cơ chế đủ mạnh “giữ chân” chấp hành viên

Đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Cục trưởng Cục THADS TP Hồ Chí Minh phát biểu tại một Hội nghị chuyển đổi số do Tổng cục THADS tổ chức. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) -  Công việc khó khăn, vất vả, áp lực từ nhiều phía, cộng với chủ trương tinh gọn bộ máy, dẫn đến nhiều chấp hành viên ồ ạt đệ đơn xin nghỉ sớm. Với cơ chế như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng sẽ khó có thể giữ chân chấp hành viên, khó thu hút người tài vào bộ máy.