Việt Nam, muôn nẻo đường tơ

Làng lụa Vạn Phúc nay là điểm đến du lịch ngay cửa ngõ Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Làng lụa Vạn Phúc nay là điểm đến du lịch ngay cửa ngõ Hà Nội. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong lịch sử ngành hàng tơ lụa thế giới, Việt Nam tuy không phải là một “đế chế” trên con đường tơ lụa vĩ đại của nhân loại. Song Việt Nam được thế giới nhìn nhận như một quốc gia có lịch sử nghề tơ lụa lâu đời.

Nghề dệt lụa, trồng dâu, nuôi tằm có từ thời Hùng Vương

Mượt mà, óng ả và quý phái, từ hàng nghìn năm trước, tơ lụa đã được xem là mặt hàng may mặc thượng hạng, xa xỉ, là biểu tượng của quyền lực và địa vị của giới thượng lưu. Thậm chí có thời kì, nó còn có giá trị cao hơn cả vàng, được sử dụng như một đơn vị tiền tệ trong việc giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên con đường tơ lụa huyền thoại.

Tại Việt Nam, theo các tài liệu lịch sử, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa có từ thời Hùng Vương, tức là cách đây khoảng hơn 4.000 năm về trước. Từ tơ tằm người Việt đã dệt nên nhiều loại lụa đặc sắc như: trừu là lụa thô và to sợi; the là lụa nhẹ màu sáng; sa là lụa mỏng và trơn; lượt là lụa thưa và trơn; xuyến là lụa trơn dày hơn, màu sáng; nhiễu là lụa trơn, dày và bền; lãnh là lụa trơn, dày và nhuộm đen; đoạn cũng là một loại lãnh nhưng chất lượng tốt hơn; vóc là lụa bóng mịn có dệt hoa; văn là loại lụa có dệt hoa lớn, dày, chất lượng cao hơn và gấm là lụa cao cấp nhất...

Tơ lụa Việt Nam từ xưa đã nổi tiếng óng mượt, mịn màng và bền đẹp không thua gì tơ lụa của Trung Hoa, Nhật Bản và các nước khác. Ở miền Bắc, lụa Cổ Đô xưa được mệnh danh là “lụa cống”, tức là loại lụa thượng hạng dùng để cống nạp cho triều đình.

Tương truyền, Cổ Đô là một làng quê nằm bên dòng sông Đà, thuộc huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội. Xưa làng Cổ Đô nổi tiếng với sản phẩm lụa tiến vua. Nghề dệt lụa Cổ Đô xưa gắn liền với bà tổ nghề là Công chúa Thiều Hoa con Vua Hùng Vương thứ 6. Tương truyền, Công chúa Thiều Hoa, từ thành Phong Châu sang Cổ Đô dạy dân nghề dệt lụa. Cứ thế phát triển, lụa làng Cổ Đô trở thành sản vật tiến Vua và đi vào câu ca dao vang tiếng muôn đời… Tuy nhiên, ngày nay nghề lụa ở Cổ Đô đã không còn được lưu truyền.

Cùng với vải the ở làng La Cả (gồm làng La Nội và Ỷ La), vải lĩnh ở Kẻ Bưởi, vải nhiễu Mỗ Bôn, trải qua những biến thiên lịch sử, lụa Vạn Phúc là một trong các sản phẩm văn vật tiêu biểu tạo nên danh tiếng nơi tứ chiếng tụ hội, bách nghệ phồn hoa Thăng Long xưa.

Những truyền thuyết, sự tích về quá trình hình thành làng Vạn Phúc đều cho thấy, nghề dệt lụa nơi đây có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Nghề dệt ra đời đều do những phụ nữ thành thạo nuôi tằm, dệt lụa, đem tâm huyết, công sức giúp dân Vạn Phúc có nghề sinh sống, làm ăn phát đạt tới ngày nay. Tất cả được lưu danh trong ngôi đền lớn cạnh chùa làng, ghi rõ: Đền thờ liệt vị tổ sư nghề dệt.

Đến thời nhà Nguyễn, gấm, lụa Vạn Phúc đều được đem cung tiến triều đình, được Vua Tự Đức, Khải Định khen ngợi, ban thưởng cho các nghệ nhân. Trong thời kỳ Pháp đô hộ, lụa Vạn Phúc thường xuyên tham dự nhiều hội chợ đấu xảo ở Marseille, Paris, Pháp. Điển hình vào năm 1931, nghệ nhân Đỗ Đình Lương nhận giải thưởng về gấm với tấm Nam Long Bội Tinh, mề đay vàng ở triển lãm các nước thuộc địa tổ chức tại Paris, triển lãm Batavia (Indonesia) vào năm 1939. Danh tiếng lụa Vạn Phúc, loại vải độc đáo của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới biết đến. Những năm đầu thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc mở rộng chất lượng, mẫu mã, nhanh chóng phát triển đa dạng kiểu loại như: vân, the, đũi, tuýt, so, lụa hoa văn…

Phơi tơ lụa tại làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông.

Phơi tơ lụa tại làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông.

Và những dòng tơ chảy mãi

Theo hành trình tơ lụa Việt Nam, một số làng nghề có lịch sử lâu đời khác như Nha Xá (Hà Nam), Cổ Chất (Nam Định),… cũng là những vùng đất còn lưu truyền những kỹ thuật dệt độc đáo để làm ra những tấm lụa thượng hạng trong ngành tơ lụa của Việt Nam.

Theo đó, từ lâu, nghề ươm tơ làng Cổ Chất, xã Phương Đình (Trực Ninh - Nam Định) đã nổi tiếng khắp vùng miền gần xa, đây là nơi khởi sinh loại tơ tằm đẹp nhất thành Nam. Thời Pháp thuộc giới tư bản Pháp đã đầu tư xây dựng cả nhà máy ươm tơ ở làng để khai thác kỹ năng lao động lành nghề của người dân địa phương và tiềm năng vùng dâu tằm dọc bờ sông Ninh.

Ở làng Cổ Chất ngày nay dễ dàng bắt gặp những bó tơ trắng, tơ vàng óng ả phơi trên những thanh sào tre. Mỗi gia đình ở Cổ Chất được ví như một lò ươm tơ, các bà, các chị làm việc miệt mài trong màn khói nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Kén tằm cho vào nồi được khỏa liên tục thi nhau nhảy lên bàn kéo sợi. Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng đang quay tít, để rồi tạo nên những sợ tơ thanh mảnh, mềm mại, màu sắc tươi sáng.

Còn ở làng lụa Nha Xá, xã Mộc Nam (Duy Tiên - Hà Nam) hiện cũng là nơi được lưu truyền với nghề dệt lụa truyền thống gần 600 năm tuổi. Hiện toàn thôn có khoảng 400 máy dệt, trong đó có 11 máy dệt công nghiệp, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 900 nghìn m2 vải, đũi, 460 nghìn khăn lụa các loại. Theo thống kê mỗi tháng, làng lụa Nha Xá sản xuất được khoảng 1.200-1.500 mét lụa, trong đó có 50% lụa hoa, 50% lụa trơn và các sản phẩm khác. Nghề dệt lụa đã mang lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân trong xã.

Các nghệ nhân trong làng cho biết, để có được tấm lụa đẹp, người thợ dệt Nha Xá phải quay tơ sau đó mới đưa qua máy dệt. Tấm lụa mộc dệt xong lại đem ra tẩy chuội, nhuộm màu rồi cán khô. Mỗi công đoạn đều có cách làm riêng, kỳ công, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải thật chuyên tâm, tinh tường. Theo các nghệ nhân, lụa từ làng nghề dệt lụa truyền thống Nha Xá có chất liệu 100% tơ tằm, sờ trên tay cảm thấy mát, mỏng, nhẹ, đặc biệt ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Ngoài ra, màu sắc của lụa đảm bảo phai màu ở mức độ thấp nhất.

Làng tơ lụa Mã Châu ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Hình thành từ thế kỷ XV, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, làng Mã Châu nổi danh khắp nơi nhờ việc được chọn là vùng chuyên dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong triều đình. Các công việc trồng dâu, nuôi tằm, se tơ rồi dệt lụa đều được thực hiện trong làng, với sự tham gia của hàng trăm hộ sản xuất thủ công.

Khi xứ Đàng Trong mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng Hội An thì tơ lụa Mã Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Từ cuối thế kỷ XIX, làng Mã Châu mặc dù có thêm nghề dệt vải bông nhưng nghề dệt lụa tơ tằm và lụa tơ tằm vẫn là mặt hàng chủ yếu được ưa chuộng nhất lúc bấy giờ. Trong khoảng thời gian này, phương thức sản xuất của làng lụa đã được cải tiến hơn so với trước đây. Từ chỗ sử dụng các máy móc hoàn toàn thủ công đã chuyển một phần sang bán cơ giới, rồi tiến đến tự động hoá như ngày nay.

Lụa lãnh Mỹ A

Lụa lãnh Mỹ A

Làng lụa Mã Châu chỉ thực sự nổi tiếng từ thế kỷ XVI. Từ những khung cửi gỗ với khổ lụa nhỏ, người dân đã đầu tư mua máy sắt giá hàng chục triệu đồng để sản xuất, phát triển làng nghề theo hướng dệt công nghiệp hiện đại. Những năm 1960, Mã Châu là vùng đất nức tiếng với hơn 4.000 khung cửi làm việc ngày đêm.

Ngôi làng bên sông Thu Bồn này nổi danh với nghề trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa nhiều thế kỷ. Thế rồi, sự phát triển của làng nghề Mã Châu bị chững lại bởi không cạnh tranh được với giá tơ lụa nước ngoài. Diện tích đất trồng dâu đã giảm mạnh, thay vào đó là các loại cây trồng khác và người dệt lụa cũng chuyển sang làm công việc khác.

Dù vậy, vẫn còn những gia đình cố bám trụ với khung cửi vì quá yêu nghề, vì đó là tâm nguyện của ông bà, của cha mẹ và là thứ tốt đẹp nhất mà họ được thừa hưởng.

Khoảng 15 năm trở lại đây, quyết không để làng nghề bị mai một, những người con Mã Châu đã quyết định trở về giúp đỡ khôi phục làng nghề. Được biết, cho đến hiện tại làng dệt Mã Châu có duy nhất Hợp tác xã tơ lụa Mã Châu còn giữ được phương thức dệt lụa tơ tằm truyền thống với hơn 2.000 khung cửi.

Trong thế hệ nghệ nhân mới ở làng Phùng Xá, năm 2017 có nghệ nhân nghiên cứu thành công phương pháp dệt lụa từ tơ sen. Theo phương pháp này để dệt một chiếc khăn sen có kích thước như chiếc khăn bình thường, một người thợ ở Phùng Xá phải mất khoảng 10 ngày để rút tơ từ gần 3.000 cuống sen. Để làm ra chiếc khăn dài 1,7m phải cần tới 4.800 cuống sen, dệt được một mét lụa, cần khoảng 15.000 cuống sen. Với sự ra đời của sản phẩm lụa dệt từ tơ sen này đã lưu dấu một nét vàng son của ngành tơ lụa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Đọc thêm

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Xôn xao bức ảnh hành lang một lớp ngoại ngữ, làm gì để 'gỡ' gánh nặng cho người già?

Không nên để việc trông cháu thành gánh nặng cho người cao tuổi. (Nguồn: LAP)
(PLVN) - Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay “gánh nặng” chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.

Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.