Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong nước, còn hơn 14.000 người cách ly

Người dân cần đeo khẩu trang khi ra ngoài để cuộc chiến chống Covid - 19 sớm kết thúc.
Người dân cần đeo khẩu trang khi ra ngoài để cuộc chiến chống Covid - 19 sớm kết thúc.
(PLVN) - Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết sáng nay, 31/10, không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới nào. Cả nước hiện còn hơn 14.000 người thực hiện cách ly.

Tính đến 6h ngày 31/10, Việt Nam vẫn giữ tổng số 1.177 ca mắc COVID-19, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca. Đến hôm nay, Việt Nam bước sang ngày thứ 59 không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 14.713 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 174 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 13.208 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 1.339 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 lần 1 là 6 ca, lần 2 là 4 ca, lần 3 là 7 ca.

Việt Nam đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 là 35 ca, số ca điều trị khỏi là 1.063 ca.

Để phòng, chống dịch COVID Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt các việc sau đây:

- Hạn chế đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2m

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn

- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt tiếp xúc.

- Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.

- Liên hệ ngay với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.