Viện Kiểm sát và HĐXX bác nhiều đề nghị của các luật sư trong “đại án” Huyền Như

bị cáo Huyền Như và Anh Tuấn tại phiên tòa.
bị cáo Huyền Như và Anh Tuấn tại phiên tòa.
(PLO) - Ngay trong phần thủ tục phiên tòa hôm nay (28/5), không khí bắt đầu “nóng” lên khi các luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn dân sự đề nghị HĐXX triệu tập nguyên lãnh đạo của Vietinbank cùng đại diện Ngân hàng Nhà nước để làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên luật sư bảo vệ cho Viettinbank cũng như đại diện VKS ngay lập tức đề nghị HĐXX bác bỏ vì đã được làm rõ trong quá trình điều tra cũng như tại các phiên tòa trước đó.

Bác các đề nghị của luật sư phía nguyên đơn dân sự

      Ngày 28/5, phiên tòa phúc thẩm xử “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, quê Tiền Giang) – cựu Quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh TP HCM cùng Võ Anh Tuấn (SN 1972, quê Thái Bình) – cựu Phó Giám đốc Chi nhánh Nhà Bè Ngân hàng Vietinbank lừa đảo hơn 1 ngàn tỷ đồng được Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đưa ra xét xử.

     Trước đó vào tháng 2/2018, TAND TP.HCM TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Huyền Như tù chung thân về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh, bị cáo Võ Anh Tuấn bị tuyên 7 năm tù.   

    Về phần trách nhiệm dân sự, cấp sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Huyền Như bồi thường cho bốn công ty: Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya, Công ty CP Chứng khoán Phương Đông, Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty CP Đầu tư và thương mại An Lộc; buộc Huyền Như và Anh Tuấn bồi thường cho Công ty CP Đầu tư Hưng Yên với tổng số tiền hơn 1 ngàn tỷ đồng.

     Theo nhận định của bản án sơ thẩm thì số tiền hơn 1 ngàn tỷ đồng của các công ty nói trên đã bị Huyền Như chiếm đoạt, bởi lẽ từ khi Huyền Như hình thành ý thức chiếm đoạt đến khi tội phạm hoàn thành là hành vi lừa đảo. Huyền Như đã lợi dụng các cá nhân, đơn vị muốn nhận lãi suất cao (một số cá nhân là người môi giới, đại diện các đơn vị gửi tiền có ý thức tư lợi) để thỏa thuận trái pháp luật, dẫn dụ họ gửi tiền vào VietinBank. Sau khi những người đó gửi tiền vào thì Huyền Như lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống được trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho Huyền Như. Bằng thủ đoạn này, chỉ trong vòng 5 tháng (từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011) Huyền Như đã chiếm đoạt được hơn 1 ngàn tỷ đồng.

     Sau bản án sơ thẩm, Huyền Như không kháng cáo. Tuy nhiên bị cáo Võ Anh Tuấn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng 5 nguyên đơn dân sự thì có 4 nguyên đơn dân sự kháng cáo bản án. Chỉ riêng Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên không kháng cáo.

Bị cáo Huyền Như
Bị cáo Huyền Như

    Tại phiên tòa phúc thẩm, các luật sư của phía nguyên đơn dân sự đã đề nghị triệu tập một số người liên quan, trong đó có cả Ngân hàng Nhà nước. Có luật sư đề nghị hoãn phiên tòa để làm rõ một số vấn đề… Tuy nhiên phía luật sư của bảo vệ cho ngân hàng Vietinbank đề nghị HĐXX không chấp nhận những yêu cầu này vì vụ án được điều tra rất kỹ lưỡng.

     Phát biểu quan điểm của mình về những lời đề nghị của các luật sư, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị HĐXX bác những đề nghị này, bởi thực tế qua quá trình điều tra và diễn biến những phiên tòa trước, những cá nhân, đơn vị này đã có đầy đủ lời khai.

     Sau khi hội ý, HĐXX đã chấp nhấp nhận lời đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, không chấp nhận đề nghị của các luật sư phía nguyên đơn dân sự.

Việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như đã rõ?

    Trước đó, trong suốt quá trình điều tra, Huyền Như khai nhận về hành vi lừa dối đối với từng công ty. Cụ thể, đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank - Berjaya ("Công ty SBBS"), Huyền Như đã thỏa thuận với Vũ Thị Mỹ Linh - Kế toán trưởng của Công ty SBBS - về việc huy động vốn với lãi suất trong Hợp đồng là 14%, ngoài Hợp đồng từ 16-18% (tổng cộng là 30-32%). Sau đó Như đã làm giả Hợp đồng (chữ ký giả, con dấu giả) đề lừa Công ty SBBS chuyển số tiền 225 tỷ đồng vào tài khoản mở tại VietinBank sau đó chiếm đoạt 210 tỷ đồng. Sau khi Công ty SBBS chuyển tiền, Huyền Như khai đã trả cho Vũ Thị Mỹ Linh (thông qua Vũ Minh Hải bạn của Vũ Thị Mỹ Linh) số tiền 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hải chỉ thừa nhận đã nhận 20 tỷ đồng và khai đã chuyển cho Vũ Thị Mỹ Linh 13 tỷ đồng (nhưng Vũ Thị Mỹ Linh chỉ thừa nhận có nhận 9.9 tỷ đồng và đã nộp lại cho Cơ quan điều tra 7 tỷ đồng).

     Đối với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu: Thông qua Lê Huyền Trân và Nguyễn Thành Thuận, Như đã gặp Lê Thanh Trúc Giang - trợ lý Tổng giám đốc Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu và thỏa thuận huy động vốn với lãi suất trong Hợp đồng là 14%, lãi ngoài hợp đồng là 2%, chi cho cá nhân người trực tiếp giao dịch là 0,35%/tổng số tiền gửi. Sau đó, Như đã làm giả Hợp đồng (chữ ký và con dấu giả) để lừa Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu chuyển số tiền 125 tỷ đồng vào tài khoản mở tại VietinBank sau đó chuyển tiền đi chiếm đoạt gần 125 tỷ đồng. Như khai đã trả tiền mặt cho Lê Thanh Trúc Giang 6,7 tỷ đồng (trong đó 5 tỷ đồng thông qua Nguyễn Thành Thuận và 1,7 tỷ đồng đưa trực tiếp cho Lê Thanh Trúc Giang). Nguyễn Thành Thuận thừa nhận đã nhận của Như hơn 5 tỷ đồng và đã chuyển cho Lê Thanh Trúc Giang hơn 2 tỷ đồng còn gần 3 tỷ đồng đã tiêu sài hết). Tuy nhiên, do đưa tiền mặt nên Lê Thanh Trúc Giang phủ nhận vấn đề này.

     Đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (Công ty ORS) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại An Lộc (Công ty An Lộc): Năm 2011, Lê Thị Thanh Phương (Giám đốc Khối nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong) chủ động liên lạc với Như để đặt vấn đề gửi tiền thông qua Công ty ORS và Công ty An Lộc. Như và Lê Thị Thanh Phương đã thỏa thuận lãi suất huy động vốn trên Hợp đồng là 14%, lãi suất ngoài Hợp đồng từ 5,2-5,5%, phí trả riêng cho Lê Thị Thanh Phương là 2% và trả cho Công ty ORS là 0,3% trên tổng số tiền gửi. Sau khi Công ty ORS và Công ty An Lộc chuyển vào tài khoản mở tại VietinBank tổng số tiền hơn 1,7 ngàn tỷ đồng, Như đã chuyển tiền chiếm đoạt của Công ty ORS 380 tỷ đồng và Công ty An Lộc 170 tỷ đồng. Như khai, đã chuyển cho các cá nhân có liên quan 47,5 tỷ đồng tiền phí ( trong đó Lê Thị Thanh Phương 40 tỷ đồng, Vũ Hồng Hạnh - Tổng giám đốc Công ty ORS - số tiền 6 tỷ đồng), Nguyễn Thị Quy - Kế toán trưởng Công ty ORS - số tiền 1.5 tỷ đồng)

     Như vậy, theo lời khai của Huyền Như thì Như đã sử dụng tiền của mình (thực chất là chiếm đoạt của các tổ chức, cá nhân khác) để trả lãi ngoài hợp đồng và các khoản chi cho các cá nhân của 05 công ty trên với tổng số tiền là hơn 90 tỷ đồng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc các cá nhân đại diện của 05 công ty nêu trên đã buông lỏng việc quản lý tài khoản, bỏ qua các yếu tố mâu thuẫn phi lý (ký Hợp đồng với VietinBank Chi nhánh Nhà Bè nhưng lại chuyển tiền về tài khoản mở tại VietinBank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và biết Như là nhân viên của VietinBank TP. Hồ Chí Minh), nghe theo chỉ đạo của Như và bị Huyền Như chiếm đoạt số tiền hơn 1 ngàn tỷ đồng như đã nêu trên.

    Cũng chính vì những nguyên nhân đó mà HĐXX cấp sơ thẩm đã tuyên mức án chung thân đối với bị cáo Huyền Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".