Vì sao vàng đang lũ lượt “hồi hương“?

Vì sao vàng đang lũ lượt “hồi hương“?
(PLO) -  Nhiều quốc gia tại châu Âu đòi hồi hương vàng được ủy thác ở nước ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy tiền mặt đang đánh mất niềm tin và điều này báo trước một cuộc khủng hoảng sắp tới; hay chỉ là phản xạ của những người lo xa vẫn tin tưởng vào vàng là một ngoại tệ an toàn nhất ?

Vàng - “ngoại tệ” an toàn?

Cuối tháng 11/2014, Hà Lan chuyển 120 tấn vàng từ Mỹ về Amsterdam. Từ nay gần 1/3 dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương Hà Lan DNB “ngủ yên” ngay trên lãnh thổ quốc gia. DNB giải thích việc làm đó “đem lại niềm tin cho công luận”.
Trước Hà Lan, năm ngoái, Đức cũng đã thông báo kế hoạch hồi hương  phần lớn kho vàng quốc gia đang được cất giữ trong nhà kho của Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại New York.
Mới chỉ cách nay vài năm, vàng từng bị chê là “lỗi thời”, nhưng từ khi khủng hoảng tài chính trong khối euro mở màn, chưa bao giờ các ngân hàng trung ương trên thế giới tỏ ra quan tâm đến loại quý kim này hơn bao giờ hết. Nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy tích trữ vàng để đa dạng hóa các nguồn dự trữ ngoại tệ bên cạnh hai đơn vị tiền tệ mạnh khác của thế giới là USD và Euro.
Chỉ riêng trong năm 2013 các ngân hàng trung ương trên thế giới mua vào gần 500 tấn vàng. Theo thống kê của Hội đồng quản lý vàng thế giới (WGC), đây là một kỷ lục chưa từng có từ năm 1964. Và theo các nhà quan sát, kỷ lục của năm 2013 sẽ được vượt qua trong năm nay do trong 10 tháng đầu 2014, các nước Đông Âu đua nhau mua vàng. Nga cũng đã nhập cuộc và hiện giữ trong tay một khối lượng vàng cao nhất kể từ năm 1993 tới nay, khoảng hơn 1090 tấn.
Tại châu Á, theo các số liệu chính thức, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang ngồi trên một khối vàng hơn 1000 tấn, tương đương với 1,6 % khối dự trữ ngoại tệ của nền kinh tế số 2 thế giới này. Nếu đúng là như vậy thì Trung Quốc là siêu cường có nhiều vàng thứ nhì trên thế giới chỉ thua Mỹ.
Nhìn chung theo thống kê của IMF, các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đang kiểm soát 1/5 khối lượng vàng của thế giới cho dù là từ năm 1973, chế độ bản vị vàng đã bị xóa bỏ.
Đối với hầu hết các đơn vị tiền tệ trên thế giới, không còn một đồng tiền nào được cột chặt vào kim loại này. Thế nhưng như phân tích của ông Didier Bruneel, cựu nhân viên Ngân hàng Trung ương Pháp và cũng là tác giả của cuốn “Những bí mật của vàng”, từ muôn thuở, vàng luôn là “biểu tượng của sức mạnh và sự giàu có (…) và vẫn luôn được coi là phương tiện thanh toán sau cùng được quốc tế công nhận trong mọi trường hợp”.
Trữ vàng phòng rủi ro khối Euro tan vỡ ?
Không chỉ có Đức và Hà Lan quan tâm đến khối lượng vàng quốc gia. Tháng 5/2014 Áo cũng đòi kiểm kê kho vàng của mình ở trong nước và hải ngoại. Cuối tháng 11, đảng UDC của Thụy Sĩ đòi trưng cầu dân ý để ngân hàng trung ương phải kiểm thu hồi vàng được cất giữ ở Mỹ, Anh và Canada nước ngoài về nước.
Tại sao đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp lại chất vấn Ngân hàng Banque de France, đòi kiểm kê về khối lượng vàng quốc gia. Tổ chức này cũng đòi được biết ai đang nắm giữ vàng của nước Pháp. Trong trường hợp cần thiết, Pháp có dễ dàng huy động vàng để bảo đảm ổn định tài chính và kinh tế hay không? Phải chăng có một số hoài nghi về tính vững chắc của một số đơn vị tiền tệ, mà đứng đầu là đồng euro?
Thông thường, quyết định chuyển vàng cất giữ ở hải ngoại về nước diễn ra một cách kín đáo, như trong trường hợp của Hà Lan. Chỉ riêng tại Đức, nhiều người đặt câu hỏi vì sao Bundesbank vốn rất kín tiếng về khối lượng vàng đang nắm giữ, về những nơi cất giấu vàng … nhưng lần này lại “khua chiêng gióng trống” về chuyện đưa vàng về nước.
Phải chăng Đức không còn tin cậy vào đối tác tài chính Hoa Kỳ để gửi gắm đến gần một nửa kho vàng quốc gia? Tin Ngân hàng Trung ương Đức có kế hoạch thu hồi vàng về Frankfurt đã lập tức được nhiều trang mạng bình luận rộng rãi. Nhiều người nói tới “hồi kết không xa của khối euro”. Có những bài viết nêu lên đe dọa châu Âu bị chao đảo, trước khả năng Anh Quốc từng bước rút lui khỏi liên hiệp châu Âu. Một số khác lại lo ngại đe dọa đến từ phía Ý khi chính sách của thủ tướng Matteo Renzi không vực dậy nổi nền kinh tế đứng thứ ba trong khu vực đồng euro.
Nghiêm túc hơn một chút, như chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp – CNRS Gael Giraud, thì cho rằng nợ tư nhân trong khối euro đang bùng nổ và đó sẽ là quả bom nổ chậm đe dọa toàn thể khu vực.
Giữ vàng đề phòng thế giới trở lại với bản vị vàng ?
Về lập luận cho rằng USD đang mất dần vai trò trên sân khấu quốc tế và trong một tương lai không xa bản vị vàng sẽ được làm sống lại, tức là một quốc gia sẽ neo đơn vị tiền tệ của mình vào giá vàng, các chuyên gia nêu lên ít nhất hai lý do cho thấy kịch bản đó không thể xảy ra.
Lý do thứ nhất, bản vị vàng chỉ có thể được khôi phục lại với đồng thuận của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai là cho dù USD có mất đi vai trò dự trữ ngoại tệ quốc như điều đã xảy tới với đồng bảng Anh xưa kia, thì sự ra đi đó cũng sẽ chỉ diễn ra từng bước và trong trường hợp đó, thế giới sẽ ngày càng chú ý tới những đồng tiền mạnh khác, như là đồng euro của châu Âu hay nhân dân tệ của Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng cho rằng trở lại với bản vị vàng là điều không tưởng, vì những lý do chính trị: Trở lại với bản vị vàng, có nghĩa là gián tiếp trao cho cho các quốc gia có những mỏ vàng lớn nhất trên thế giới như Venezuela, Nga, Trung Quốc, Nam Phi … trọng trách “in tiền” cho thế giới. Cầm chắc là điều đó sẽ không bao giờ xảy ra !
Có một điều chắc chắn là cho tới nay, vàng vẫn là biểu tượng của sức mạnh và ổn định tài chính, kinh tế../.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.

Kinh nghiệm từ dự án mạch 3

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành, chính thức vận hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phát biểu tại Lễ khánh thành hôm qua (29/8) cho biết, có nhiều kỷ lục được xác lập tại dự án này.