Vì sao Trung tâm Hành chính Đà Nẵng bị ruồng bỏ?

Vì sao Trung tâm Hành chính Đà Nẵng bị ruồng bỏ?
(PLO) - Nằm tại ngã tư Trần Phú – Lý Tự Trọng, hướng ra sông Hàn, Trung tâm Hành chính Đà Nẵng được coi là công trình điểm nhấn cho toàn thành phố.

Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng được đầu tư xây dựng với kinh phí gần 2.000 tỷ đồng, vừa mới được đưa vào sử dụng vào ngày 8/9/2014. 

Có tổng vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ thi công tiên tiến, thiết kế hiện đại, chế độ vận hành thông minh, đây cũng chính là công trình tiêu biểu đánh dấu khởi đầu mới của một thành phố dịch vụ công.

Công trình được xây dựng tại khu đất rộng 23.318 m2 theo phong cách hiện đại với khối làm việc chính cao 166,8 m gồm 34 tầng nổi, 2 tầng hầm, khối đế 4 tầng, khối tháp hình trụ tròn nhỏ dần ở đáy và đỉnh. Tổng diện tích sàn toàn bộ toà nhà là 65.234 m2.

Công trình được lấy ý tưởng kiến trúc là ngọn hải đăng dẫn đường
Công trình được lấy ý tưởng kiến trúc là ngọn hải đăng dẫn đường

Lấy ý tưởng kiến trúc tạo hình ngọn hải đăng dẫn đường với phần đế là hình ảnh cách điệu của chiếc thuyền kết hợp với mái hình cánh buồm đang vươn ra khơi, công trình Tòa nhà Trung tâm thành phố thể hiện khát vọng vươn xa của một Thành phố trẻ, năng động, đang phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu.

Với tiêu chí xây dựng tòa nhà xanh, thân thiện với môi trường, hệ thống cảnh quan – sân vườn của tòa nhà được bao phủ bởi các khuôn viên hoa đầy màu sắc, những khóm trúc tươi mát và nhiều loại cây tán rộng khác nhau.

Một góc cây xanh của Toà nhà
Một góc cây xanh của Toà nhà

Đặc biệt tại tòa nhà Trung Tâm Hành Chính Thành Phố Đà Nẵng, các tầng làm việc đều có khuôn viên trồng cây xanh trong khu vực làm việc của các đơn vị, mang lại không khí trong lành và sự thoải mái đến tới các cán bộ làm việc tại đây và người dân đến giải quyết các thủ tục hành chính.

Công trình này từng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng với khách du lịch
Công trình này từng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng với khách du lịch

Với việc các cơ quan hành chính về đóng tại một tòa nhà, áp dụng hệ thống quản trị hiện đại, Thành Ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố từng kỳ vọng rằng, tiện ích và dịch vụ công sẽ ngày càng được hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho người dân Đà Nẵng.

Đà Nẵng từng kỳ vọng công trình này sẽ khiến bộ máy công vụ của Thành phố phục vụ tốt hơn cho người dân
Đà Nẵng từng kỳ vọng công trình này sẽ khiến bộ máy công vụ của Thành phố phục vụ tốt hơn cho người dân

Công trình do Văn phòng UBND thành phố làm chủ đầu tư và được thiết kế bởi Công ty Mooyoung Architects & Engineers (Hàn Quốc).

Hệ thống đèn báo không được lắp đặt tại tầng áp mái của Toà nhà
Hệ thống đèn báo không được lắp đặt tại tầng áp mái của Toà nhà

Tại kỳ họp HĐND Thành phố Đà Nẵng ngày hôm nay, lý do mà Thành phố cho biết về nguyên nhân định ruồng bỏ công trình nghìn tỷ này là do qua quá trình sử dụng, tòa nhà đã bộc lộ một số tồn tại bất cập như không khí chưa sạch, nhiệt độ trong tòa nhà quá nóng. Thành phố đã yêu cầu quản lý tòa nhà bơm thêm khí tươi và nhiều biện pháp khác nhưng chưa khắc phục được.

Hiện việc xây dựng Khu hành chính mới đã giao cho nhiều ngành nghiên cứu, đánh giá và đề xuất lấy ý kiến rộng rãi.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.