Vì sao trẻ sơ sinh dị tật ngày một tăng?

Mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có được hạnh phúc đó. Nhiều đứa trẻ sơ sinh chẳng sống được nổi một tuần đời. Tìm ở đâu cơ hội sống cho con, đó là câu hỏi của nhiều ông bố bà mẹ

Mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có được hạnh phúc đó. Nhiều đứa trẻ sơ sinh chẳng sống được nổi một tuần đời. Tìm ở đâu cơ hội sống cho con, đó là câu hỏi của nhiều ông bố bà mẹ

Trả lại con cuộc đời

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu sống bé sơ sinh Hoàng Chi M. (ở phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh, khiến toàn bộ ruột, dạ dày, đại tràng và lá lách bị đẩy lên trên, nằm ở vị trí ngực trái. Hậu quả là chèn ép gây xẹp phổi bên trái, đẩy trái tim sang hẳn ngực phải.

Hình chỉ mang tính minh họa (Internet)
Hình chỉ mang tính minh họa (Internet)

“Rất may mắn là từ tuần thai thứ tám, mẹ bé M. đã được Bệnh viện Phụ sản Hà Nội siêu âm và chẩn đoán có khối thoát vị cơ hoành. Do thai nhi chưa đủ tháng, dễ có nguy cơ tử vong, mắc bệnh tật cũng như kém phát triển thể chất và trí tuệ, nên các bác sĩ của viện này đã phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành hội chẩn, sau đó tất cả cùng thống nhất với phương án theo dõi sát sao sự phát triển của bào thai. Ngay sau khi bé sinh ra hôm 3/1, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mau chóng đặt nội khí quản và chuyển sang Bệnh viện Nhi cấp cứu”, TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Trước tình trạng của bé M., ngay lập tức các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã cho thở khí NO để giảm áp lực động mạch phổi, ổn định tình trạng chung của cơ thể để phẫu thuật.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc bệnh viện là người trực tiếp thực hiện ca mổ nội soi ngay tại giường hồi sức dưới sự hỗ trợ thở của máy thở cao tần (HFO). Sau 50 phút phẫu thuật, bác sĩ đã đưa toàn bộ phần tạng “nhầm chỗ” trở lại ổ bụng bệnh nhi, đưa tim về đúng vị trí, đồng thời khâu phục hồi cơ hoành.

Trước đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xử lý thoát vị cơ hoành không có cách nào khác là mổ mở. Tỉ lệ tử vong sau mổ cao và phụ thuộc vào thời gian xuất hiện các triệu chứng suy hô hấp. Khi phẫu thuật nội soi ra đời, các nhà phẫu thuật Mỹ đã áp dụng kỹ thuật này để xử lý thoát vị cơ hoành, nhưng họ đã không thành công khi mổ nội soi cho bệnh nhân sơ sinh.

Từ năm 2000, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ứng dụng nội soi phẫu thuật bệnh lý thoát vị cơ hoành trên bệnh nhân nhi và từ đó Việt Nam trở thành nước thứ ba trên thế giới thực hiện thành công phương pháp này.

Trong thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến thêm một bước nữa là mổ nội soi thoát vị cơ hoành trên bệnh nhân nhi sơ sinh. Thành công này đã được giới y học thế giới ghi nhận, Việt Nam là nước đầu tiên áp dụng kỹ thuật trên ở trẻ sơ sinh.

Ước mơ có thật

Mặc dù chưa có các nghiên cứu toàn diện về dị tật bẩm sinh ở Việt Nam nhưng qua các nghiên cứu độc lập của nhiều nhà khao học, có thể ước tính hàng năm trên toàn quốc có khoảng từ 22.000 đến 30.000 trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh. Việc gia tăng dị tật thai nhi trở thành nỗi ám ảnh đối với hầu hết các gia đình thai phụ.  

“Điều quan trọng để cứu sống bệnh nhân chính là sự phối hợp giữa chuyên ngành sản và nhi. Vì có sự chẩn đoán chính xác và sớm trong thời kỳ mang thai của bên sản khoa nên khi chuyển sang cấp cứu, phía nhi khoa tiến hành cấp cứu kịp thời”, TS. Trần Minh Điển chia sẻ.

Do đó, việc gộp hai khoa này lại với nhau thành một bệnh viện là hợp lý, TS. Trần Minh Điển nhấn mạnh. Mô hình Bệnh viện sản - nhi đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành như: TP. HCM, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình… trong khi đó Hà Nội lại chưa có.

Nhìn nhận về hệ thống chuyên khoa sản, nhi của Hà Nội, BS Lê Thanh Thúy, PGĐ Bệnh viện phụ sản Hà Nội cũng bày tỏ: “Tôi cảm thấy rất buồn vì Hà Nội là Thủ đô của cả nước mà không có nổi một Bệnh viện sản - nhi nào. Bệnh viện Nhi dự định sẽ xây nhưng người dân cũng phải chờ chưa biết đến khi nào”.

Lý giải vì sao cần có một bệnh viện chuyên sản - nhi, bà cho rằng, sản và nhi thường phải gắn liền nhau, bởi thực tế, nhiều ca sơ sinh vừa lọt lòng cần cấp cứu, bác sĩ sản không thể thực hiện được mà phải chuyển bác sĩ nhi. Có ca chỉ cần chậm 5 đến 10 phút là khó cứu.

Vốn dĩ sơ sinh là giai đoạn nguy cơ cao nhất trong cuộc đời trẻ. Trẻ phải tập thích nghi dần với môi trường sống mới, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, đặc biệt rất cần đến sự can thiệp của nhân viên y tế. Do đó, đặc thù của công tác cấp cứu, điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh đòi hỏi phải có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn sâu về nhi sơ sinh và trang thiết bị đầy đủ.

Thu Hồng

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.