Vì sao thất bại?

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Sau Hội nghị lần thứ 6 (Khóa 12) đến nay vấn đề “giảm biên chế” được bàn luận sôi nổi ngay tại Kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XIV) và cả trên các mặt báo. Ngay trước Hội nghị TƯ 6, Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 4/10/2017 đã có bài “Không còn đường lùi” nói về vấn đề này. Xin bàn thêm nhân “không khí” được thảo luận với tinh thần có vẻ “quyết liệt”.

“Không khoan nhượng” là ý kiến của đại biểu Hoàng Minh Sơn đưa ra tại phiên thảo luận chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước diễn ra hôm 30/10. Không khoan nhượng vì với bộ máy hành chính cồng kềnh hiện nay thì “nồi cơm Thạch Sanh” cũng không nuôi nổi, theo cách ví von của đại biểu này.

Còn nhiều ý kiến không khoan nhượng khác, rất táo bạo và đột phá, như ý kiến của ông Phạm Văn Hoà - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: “Việt Nam có 63 tỉnh, thành như hiện nay là quá nhiều. Bộ, ngành quản lý rất vất vả. Cần nghiên cứu hợp nhất một số tỉnh cũng như một số bộ, ngành có điểm tương đồng về chức năng, nhiệm vụ”. 

Đã có nhiều tỉnh tách ra, nay chẳng lẽ nhập lại, đó là điều nhiều người sẽ phản đối, đặc biệt là những địa phương (có thể) được “hợp nhất”, bởi vì ai cũng muốn có chức, có quyền, nếu sáp nhập thì không chừng mất chức hoặc xuống chức. Nhưng hãy vì cái chung mà tỉnh táo nhận ra rằng, nếu như việc sáp nhập một số tỉnh có lợi cho nước, cho dân hơn thì làm. Có những việc phù hợp thời điểm này, nhưng cần thay đổi ở thời điểm khác, đó là đòi hỏi và là quy luật của phát triển, đại biểu này luận.

Than ôi, bài ca “tách – nhập” muôn thuở lại được nói đến. Câu chuyện tách tỉnh, tách huyện, tách xã ở Việt Nam đã được thực hiện theo đúng tư duy nhà mặt phố, sợ thu hồi đất mở đường nên các cặp vợ chồng cùng sống trong căn hộ thi đua “tách khẩu”. Ngộ nhỡ thu hồi còn hưởng đền bù.

Chúng ta đã từng dễ dãi khi cho các bộ nhao nhao thành lập các tổng cục, tổng cục là nơi lãnh đạo các cục “ghé vào” được hưởng cấp hàm, phụ cấp lãnh đạo, “phong trào” nâng vụ lên cục, “phong trào” hàm vụ trưởng, hàm vụ phó... Y chang “xôi chùa” đã cho phải “cho đều”, đến mức ngân sách đã không còn chịu đựng nổi.

Giảm là đúng nhưng xem ra cái gốc của vấn đề chưa được chỉ ra. Nếu tính từ năm 1972 chúng ta đã qua 45 năm “tinh giản”, “giảm biên chế”. Vì chưa chỉ ra được gốc của vấn đề nên thất bại. Tháng 8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tuyên ngôn: xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được việc này phải “thiết kế” lại bộ máy hành chính, xác định được như thế nào là “kiến tạo”. Chừng nào Nhà nước còn làm thay thị trường, bộ máy hành chính còn can thiệp thô bạo vào các quan hệ kinh tế, dân sự thì đừng nói đến “giảm biên chế”.

“Văn hóa mâm, bát” luôn ngự trị trong mọi toan tính. Ví dụ, vấn đề chuyển chức năng hiện nay đang được Tổng cục VIII Bộ Công an đảm trách về Tổng cục Thi hành án của Bộ Tư pháp đã bàn rất nhiều nhưng không thể thực hiện được. Tức là nếu “thiết kế” bộ máy hành chính không vì mục đích “kiến tạo” mà chỉ vì lợi ích ngành, bộ phận thì muôn đời thất bại! 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Cần chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm doanh nghiệp có thể bảo vệ sáng tạo của mình và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền lợi. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp lý hiệu quả, công bằng và linh hoạt. Đây là hướng đi phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trước ngày 30/6/2025, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Bộ, ngành Trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý.

Đẩy mạnh đối thoại trong hội nhập

Thủ tướng Chính phủ trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành phố đã có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Chiều 8/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 17 FTA với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Quang cảnh buổi họp báo
(PLVN) - Chiều 8/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế thông tin về Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư. Theo thông tại buổi họp baó từ ngày 14-17/4/2025, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị P4G tại Hà Nội với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” .

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương giỗ tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương giỗ tổ Hùng Vương.
(PLVN) - Sáng 7/4 (tức ngày 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thay mặt đồng bào cả nước tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Dự lễ dâng hương có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường.

Hoàn thiện thể chế khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) - Góp ý xây dựng Dự án Luật Khoa học và Đổi mới sáng tạo, các chuyên gia cho rằng, hoàn thiện thể chế khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW là yêu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó, cần tạo hành lang pháp lý, “cởi trói” cho hoạt động tổ chức khoa học - công nghệ.