ĐBQH mang thuốc lá lậu vào hội trường chất vấn lực lượng chức năng

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương thảo luận tại hội trường. Ảnh: Q.H
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương thảo luận tại hội trường. Ảnh: Q.H
(PLO) -Giơ túi thuốc lá lậu vừa mua được, ĐBQH đặt câu hỏi trực tiếp cho lực lượng chức năng ngay tại Hội trường Diên Hồng trong phiên thảo luận sáng nay.

Sáng nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương - Phó chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại, cho rằng tình trạng buôn lậu đang xảy ra rất sôi động trên biển, đất liền, gây thiệt hại rất lớn và chưa có thống kê.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương đã đưa ra minh chứng trực tiếp về vấn nạn này. Đơn cử về nạn buôn lậu thuốc lá mà bản thân chứng kiến trực tiếp từ chuyến đi thực tế một số tỉnh phía Nam, ông Cương phản ánh, tại khu vực ngã ba thị trấn Châu Đốc (An Giang) xe máy chở thuốc lá lậu đi thành từng nhóm, chạy với tốc độ kinh hoàng.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương đem đến nghị trường một gói lớn đựng nhiều bao thuốc lá lậu mua được ở An Giang. Ông cho biết: trong 3 ngày đi thực tế tại đây, ông không hề thấy bóng dáng của lực lượng chống buôn lậu ở điểm nóng này.

ĐB thẳng thắn: “Tôi không phủ nhận nỗ lực và những kết quả đã đạt được của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tế là muốn mua thuốc lá gì cũng có. Nếu lực lượng chức năng không đẩy mạnh chống tiêu cực thì buôn lậu còn gia tăng”. 

Cũng liên quan đến thuốc lá, ông Cương băn khoăn việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá lại đang có hiệu ứng ngược, thực chất là “kích cầu cho thuốc lá lậu”, khi giá thuốc sản xuất trong nước 10.000 đồng một bao thì giá thuốc lá lậu chỉ 4.000 đồng. 

Ngay sau khi ĐB Nguyễn Sỹ Cương phát biểu, ĐB  Mai Thị Ánh Tuyết - nguyên Giám đốc Sở Công Thương An Giang, cho rằng, “thực tế đại biểu Cương phản ánh chỉ mang tính nhất thời ở một thời điểm”. bà cho biết, An Giang vào mùa nước nổi , với đặc điểm biên giới dài hơn 120 km nên việc kiểm soát, kiểm tra và chống buôn lậu thuốc giá thời điểm này gặp nhiều khó khăn. “Các lực lượng chống buôn lậu của tỉnh vẫn đang kiểm soát, kiểm tra ngày đêm”, ĐB tỉnh An Giang khẳng định. 

Trước đó, mở đầu phiên thảo luận, ông Nguyễn Đắc Quỳnh (Sơn La) bày tỏ tin tưởng rằng với các nhóm giải pháp toàn diện mà Chính phủ đưa ra, tăng trưởng năm nay sẽ đạt mục tiêu là 6,7%. ĐB đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đại biểu này lưu ý đến sự cần thiết phải ứng phó với các biến đổi trên thị trường, giảm nhẹ thiên tai,...

Theo ĐB, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo phòng chống thiên tai, vừa lo xây dựng vừa lo giữ gìn thành quả đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Về số liệu tăng trưởng, ĐB Quốc hội Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) cho rằng con số báo cáo không hợp lý, các quý cuối năm thường tăng đột biến. Tốc độ tăng trưởng GDP rất thần kỳ ở quý 3 và 4 dù khá thấp ở 2 quý đầu năm.

Ông Hàm đề nghị chính phủ làm rõ và khắc phục ngay tình trạng này để đảm bảo tăng trưởng thực chất và hiệu quả.

ĐB kiến nghị một số giải pháp cụ thể để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, trong đó có ưu tiên giảm bội chi, đẩy mạnh tinh giản biên chế, giữ vững an toàn nợ công, sắp xếp lại kế hoạch đầu tư công trung hạn, tăng vốn đầu tư cho hai dự án làm đường cao tốc Bắc Nam và xây sân bay Long Thành, đẩy nhanh cơ chế tự chủ, khoán chi không thường xuyên, ưu tiên giảm bội chi trả nợ, cắt giảm phát hành trái phiếu,...

Liên quan đến vấn đề FDI, ĐB Phạm Trọng Nhân cho rằng sự đóng góp của đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế là đáng ghi nhận, nhưng sau “cơn địa chấn thu hút FDI” là nỗi lo. Ông Nhân phân tích, 25 năm qua, khu vực FDI từ chỗ đóng góp 2% GDP năm 1992 lên 20% năm 2016, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động và góp bình quân thu nhập đầu người hơn 2.000 USD... Nhưng khu vực này chỉ góp vào ngân sách 15-17%.

Theo ông, cả nước có 50 doanh nghiệp FDI kê khai lỗ và càng lỗ lại càng mở rộng sản xuất. Dẫn số liệu từ Oxfarm, ông Nhân nói mỗi năm các quốc gia nghèo (trong đó có Việt Nam) thất thoát 170 tỷ USD tiền thuế do một nửa giá trị thương mại phải "ở lại" những thiên đường thuế vì ý đồ tránh, trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia.

Ngoài ra, 80% khoản thu của doanh nghiệp ngoại được nộp về chính quốc, chỉ 20% số này góp vào thuế thu nhập doanh nghiệp song với số doanh nghiệp báo lỗ lớn thì “số thu này gần như bằng không”. 

Ông Nhân nhận định: Doanh nghiệp ngoại có nhiều ưu đãi, trong khi doanh nghiệp trong nước lại đứng trước hàng loạt rào cản. “Nếu không đơn giản hoá thủ tục hành chính, muc tiêu có một triệu doanh nghiệp thành lập mới vào năm 2020 chỉ có ý nghĩa về mặt con số”, ông nói và kiến nghị, không thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá mà phải chọn lọc, đưa ra cam kết chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá chặt chẽ hơn với doanh nghiệp FDI.

Chiều nay, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này. Nội dung cuộc thảo luận sẽ kéo dài đến hết sáng 2/11.

Đọc thêm

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.