Vì sao quá nhiều người dân Mỹ sở hữu súng đạn?

Một cửa hàng bán súng ở Pompano Beach, bang Florida, Mỹ
Một cửa hàng bán súng ở Pompano Beach, bang Florida, Mỹ
(PLO) -Sau vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ hôm 1/10 vừa qua tại thành phố Las Vegas khiến 59 người thiệt mạng và hơn 500 người khác bị thương, người ta đặt câu hỏi là vì sao quá nhiều người Mỹ sở hữu súng đạn đến vậy. 

Theo Vụ khảo cứu Quốc hội, cơ quan nghiên cứu chính sách công của Quốc hội Mỹ, có khoảng 300 triệu khẩu súng trôi nổi ở Mỹ thuộc sở hữu của các cá nhân. Một báo cáo về vũ khí hạng nhẹ chỉ ra rằng, trong tương quan so sánh trên phạm vi toàn thế giới, Mỹ chiếm khoảng 5% dân số thế giới song  Mỹ chiếm từ 35-50% số vũ khí hạng nhẹ thuộc sở hữu dân sự trên thế giới. Còn theo Văn phòng LHQ về phòng chống Ma túy và Tội phạm, Mỹ có số dân sở hữu súng đạn cao nhất trên thế giới. 

Từ “lo bị xâm lược” đến “tự do cá nhân”

Có vô vàn lý do cho điều này. Trước hết, quyền sở hữu súng đạn được quy định trong Hiến pháp Mỹ. Các bậc lập quốc xưa cho rằng việc người dân sở hữu vũ khí là cần thiết để bảo vệ nước Mỹ trước những kẻ xâm lược ngoại bang, trong bối cảnh nước Mỹ khi ấy vừa thoát khỏi ách thống trị của Anh. Những thế hệ lập quốc này đã phải huy động những lực lượng bán dân sự để đánh bại sự cai trị của Anh và giành độc lập.

Nhiều người Mỹ, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vẫn cho rằng việc người dân sở hữu vũ khí là một biện pháp ngăn chặn thế lực xâm lược bên ngoài. Một số nhà quan sát thì cho rằng những người sợ bị xâm lược đã phần nào bị ám ảnh bởi cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài hàng chục năm trước đây giữa Mỹ và Liên Xô. Trong những năm 1950, học sinh Mỹ phải thực hành các kỹ năng tự bảo vệ mình trước tác động của một vụ nổ hạt nhân - bằng cách ẩn nấp dưới gầm bàn. 

Một lý do khác là do lịch sử canh phòng của Mỹ. Trước kia, các bang của nước Mỹ thưa dân sinh sống. Các nhà sử học giải thích rằng ở một số khu vực thưa dân như vậy, đồn cảnh sát gần nhất cũng cách khu vực dân cư sinh sống hàng giờ đồng hồ đi lại, do đó người dân cần vũ khí để bảo vệ đất đai và gia đình mình. Cũng trong thời gian đó, nhiều người Mỹ có nhu cầu săn bắn làm thực phẩm, do đó, hoạt động săn bắn đã "ăn sâu bám rễ"  vào văn hóa người Mỹ hàng trăm năm qua. 

Lý do tiếp theo là để tự vệ trước tội phạm. Theo một khảo sát công bố hồi tháng 6 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ),  nhu cầu tự vệ đã chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách những lý do sở hữu súng. Có 67% số người sở hữu súng dẫn lý do là "để tự vệ". Khảo sát này dựa trên 3.930 đối tượng là người lớn, trong đó có 1.269 người sở hữu súng. Trong khi đó, những người sở hữu súng tranh luận rằng cảnh sát không thể có mặt tại hiện trường ngay lập tức, và điều này đồng nghĩa là đôi khi cá nhân cần tự bảo vệ mình.

Người mua súng ở Mỹ cần đáp ứng quy định về tuổi, lý lịch trong sạch, không mắc bệnh tâm thần, được cấp giấy phép mua và sở hữu súng
Người mua súng ở Mỹ cần đáp ứng quy định về tuổi, lý lịch trong sạch, không mắc bệnh tâm thần, được cấp giấy phép mua và sở hữu súng

Những người ủng hộ việc sở hữu súng đạn nêu những vụ chủ nhà đã bảo vệ gia đình mình trước những kẻ đột nhập nguy hiểm nhờ sở hữu súng. Một vụ việc gây náo động dư luận và truyền thông đã xảy ra hồi năm 2016 khi một kẻ đã bắt thành viên của một gia đình ở bang Mississippi làm con tin. Gia đình này đã bắn chết đối tượng trên bằng súng cất trong nhà của mình, để có thể cứu sống người thân. 

Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ), có một lý khác cho việc sở hữu súng đạn liên quan đến ý thức về sự tự do cá nhân của người Mỹ. Có đến 91% người sở hữu súng theo đảng Cộng hòa nói rằng việc sở hữu súng là quyền tự do cá nhân của họ. 

Vì sao các luật về súng đạn ở Mỹ không thay đổi?

Sau vụ xả súng ở Las Vegas, những người ủng hộ việc kiểm soát súng đạn lại đưa ra những lời kêu gọi mới về việc thắt chặt các quy định sử dụng súng. Ở cấp liên bang, sự quan tâm chú ý tới quy định mới này hầu như không dẫn tới hành động nào trong nhiều thập kỷ qua, bất chấp một loạt kết quả thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng đối với các biện pháp như tăng cường kiểm tra lý lịch và cấm xuất bản một số loại tạp chí về súng đạn. 

Với mức độ thương vong lớn như vụ việc lần này, có thể sức ép đòi thay đổi sẽ lớn hơn nhưng vẫn có nhiều trở ngại lớn cản trở việc kiểm soát súng đạn. Trước hết, Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) là một trong các nhóm lợi ích có ảnh hưởng nhất trên chính trường Mỹ - không chỉ bởi số tiền mà họ sử dụng để vận động các chính khách mà còn bởi sự tham gia của 5 triệu thành viên.

NRA phản đối hầu hết các đề xuất tăng cường quy định kiểm soát súng và đứng sau các nỗ lực ở cấp độ liên bang và tiểu bang nhằm giảm bớt các hạn chế trong việc sở hữu súng đạn. Năm 2016, NRA giành 4 triệu USD để vận động hành lang và đóng góp trực tiếp cho các chính khách, dành hơn 50 triệu USD cho vận động tranh cử, bao gồm một khoản ước tính vào khoảng 30 triệu USD để giúp Tổng thống Donald Trump thắng cử. 

Tổng ngân sách hàng năm của NRA là khoảng 250 triệu USD, được phân bổ cho các chương trình giáo dục, súng đạn, chương trình hội viên, học bổng, vận động các nhà lập pháp và các nỗ lực liên quan. Tuy nhiên, hơn cả các con số đơn thuần đó, NRA đã nổi danh tại Washington như là một thế lực chính trị có thể “tạo dựng hay hạ bệ” các chính khách quyền lực nhất. 

Các nhóm ủng hộ kiểm soát súng đạn, được hậu thuẫn bởi các nhà bảo trợ giàu có như cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg, đã trở nên có tổ chức hơn trong những năm gần đây, với nỗ lực sánh ngang với sức mạnh chính trị của NRA. Tuy vậy, chừng nào các nhóm ủng hộ việc sử dụng súng đạn còn can thiệp vào bầu cử và ngành lập pháp, thì họ vẫn là “bá chủ”. 

Hầu hết các nỗ lực gần đây để thông qua các luật liên bang mới nhằm kiểm soát súng đạn đã bị dập tắt trước khi được bắt đầu, đặc biệt bị ngăn chặn tại Hạ viện Mỹ, vốn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa kể từ năm 2011. Tháng 6/2016, một nhóm chính khách đảng Dân chủ đã tổ chức cuộc biểu tình ngồi tại Hạ viện để phản đối quyết định không tổ chức bỏ phiếu về hai dự luật kiểm soát súng đạn của giới lãnh đạo Hạ viện.

Do cách thức phân vùng khu vực bầu cử của Hạ viện được vạch ra bởi nhiều cơ quan lập pháp do đảng Cộng hòa kiểm soát, đảng Cộng hòa có nhiều ghế hơn so với đảng Dân chủ. Nếu không có một làn sóng các nhân vật theo quan điểm tự do ở thành phố lớn mong muốn đổ về vùng quê sinh sống thì tình hình nhân khẩu học sẽ vẫn như vậy.

Có 67% số người sở hữu súng dẫn lý do là "để tự vệ"
Có 67% số người sở hữu súng dẫn lý do là "để tự vệ"

Nếu dự luật kiểm soát súng đạn được thông qua tại Hạ viện, thì nó vẫn đối mặt với thách thức tại Thượng viện, nơi sự chia rẽ giữa thành thị và nông thôn cũng có ảnh hưởng ở cấp độ tiểu bang. Các bang chịu sự chi phối của các cử tri thành thị, như New York, Massachusetts or California bị áp đảo bởi các bang nông thôn phía Nam với làn sóng ủng hộ sở hữu súng đạn. 

Các thủ tục trong Thượng viện cũng có thể dập tắt các nỗ lực nhằm ban hành một quy định kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt hơn. Bởi thủ tục “filibuster” (quyền được tranh luận không giới hạn trong nghị trường), nên hầu hết các quy định cần tới 60/100 phiếu ủng hộ tại Thượng viện để được thông qua, thay vì đa số 51 phiếu. Ông Trump có lẽ là người ủng hộ lớn tiếng nhất việc loại bỏ thủ tục “filibuster” tại Thượng viện, bởi ông coi đây là trở ngại đối với việc ban hành đạo luật theo chương trình nghị sự của ông; tuy nhiên, để thay đổi nguyên tắc này cần đa số Thượng nghị sĩ ủng hộ. 

Với việc Quốc hội có xu hướng giảm bớt các quy định kiểm soát súng đạn hiện hành thay vì thực thi các quy định mới, các bang theo cánh tả của Mỹ đã đóng vai trò lớn hơn trong việc thực thi các biện pháp kiểm soát súng đạn. Sau vụ xả súng tại Newtown, bang Connecticut năm 2012, 21 bang đã thông qua các quy định kiểm soát súng đạn mới, bao gồm việc áp đặt lệnh cấm bán vũ khí tấn công tại bang Connecticut, Maryland và New York.

Tuy nhiên, một số quy định đã vấp phải một rào cản khác - đó là hệ thống tòa án Mỹ. Trong những năm gần đây, Tòa án Tối cao đã 2 lần khẳng định rằng quyền sở hữu vũ khí cá nhân như súng ngắn được ghi trong Hiến pháp Mỹ… 

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.