Vì sao ngành giải trí được dự báo khó phục hồi sau dịch?

Cụm Rạp CGV vốn có lượng khách hàng đầu cả nước, trước thời điểm dịch chỉ đạt doanh thu 1/5 so với cùng kì.
Cụm Rạp CGV vốn có lượng khách hàng đầu cả nước, trước thời điểm dịch chỉ đạt doanh thu 1/5 so với cùng kì.
(PLVN) - Thời điểm này, hầu hết các lĩnh vực trong đời sống đều bị ngưng trệ. Với ngành giải trí, nhiều người trong nghề cho rằng, sau dịch ngành này sẽ khó phục hồi hơn nhiều ngành nghề khác bởi nhiều nguyên nhân.

Điện ảnh điêu đứng 

Việc các rạp chiếu phim hoàn toàn ngưng hoạt động, các bộ phim không thể tiếp tục quay hoặc công chiếu đã dẫn đến một hệ lụy là sự “chôn vốn” của hàng loạt doanh nghiệp ngành điện ảnh.  

Các rạp chiếu phim bắt đầu thực hiện quy định đóng cửa hoàn toàn bắt đầu từ giữa tháng 3. Tuy nhiên, trước đó hàng tháng trời, từ khi thông tin dịch bệnh bùng phát, người ta đã chứng kiến sự vắng lặng, giảm sút lượng khách của các hệ thống rạp. CGV- cụm rạp hiện đại hàng đầu cả nước trước khi đóng cửa thu hút 1 triệu lượt khách, chỉ bằng 1/5 so với cùng kì năm 2019; doanh thu đạt 75 tỉ đồng, cũng xấp xỉ 1/5 so với cùng kì.

Các cụm rạp có vốn nước ngoài hoặc thương hiệu đến từ nước ngoài, mọi thứ vẫn còn có thể chống chọi được. Với các rạp trong nước, chủ doanh nghiệp phải “kêu trời” vì gánh nặng chi phí quá lớn trong khi doanh thu hoàn toàn không có. Galaxy, BHD, những cụm rạp Việt Nam chất lượng cao được tiết lộ chi phí duy trì lên đến hàng chục tỉ đồng mỗi tháng. Các doanh nghiệp này lo lắng không biết có “gồng” được qua mùa dịch hay không.

Ngoài các cụm rạp thì nhà sản xuất phim cũng đang “than trời” vì dự án bị đóng băng. Hiện tại, các dự án phim đã hoàn tất có “Trạng Tí”, “Chị 13”, “Lật mặt 5”, “Bí mật của gió”, “Thanh Sói”, “Tiệc trăng máu”… Trong đó, “Bí mật của gió” là bộ phim “xui xẻo” vì đã tổ chức ra mắt khán giả, chuẩn bị công chiếu nhưng bị dời lịch ngay sát ngày.

Trong số các phim bị hoãn lịch chiếu do đại dịch, có không ít phim đầu tư kinh phí khủng, vài chục tỉ đồng và từng đặt ra mức kì vọng “hai trăm tỉ” sau khi ra mắt. Nhiều bộ phim thậm chí đã bỏ không ít tiền quảng bá. Bị ngắt quãng đúng mùa dịch, có lẽ số tiền quảng bá đã trở nên “đổ sông, đổ bể”, vì sau này muốn nhắc khán giả nhớ đến phải làm lại từ đầu. 

Đó là còn chưa kể đến, hầu hết nhiều nhà sản xuất phim đều làm theo dạng vốn “gối đầu”, có khi phải cầm nhà, cầm cố tài sản giá trị để làm. Chính vì thế, dời ngày nào là khốn khổ ngày ấy với người làm phim. Nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp điện ảnh đã lên tiếng cho biết mình đang đứng trước bờ vực phá sản. 

Tất nhiên, đó là tình hình chung của toàn bộ ngành điện ảnh toàn thế giới. Khắp các nơi, từ kinh đô điện ảnh Mỹ cho đến các nước châu Âu và đặc biệt Trung Quốc, tình trạng đóng băng của điện ảnh cũng như nguy cơ phá sản của nhiều người kinh doanh trong ngành này đã thấy rõ. Sau dịch, có lẽ ngành điện ảnh thế giới còn sẽ đối mặt với nhiều điều đáng lo lắng hơn, trong đó có chuyện, rạp mở cửa nhưng “khủng hoảng thiếu” phim ra rạp. 

Nghệ sĩ trước nguy cơ bị lãng quên

Các show nhạc thôi không trình diễn, phim ngưng sản xuất, show thời trang hoãn vô thời hạn… sẽ dẫn đến hệ lụy là các nghệ sĩ cũng phải “ngồi không”. Đối với những người làm nghệ thuật, đây không chỉ là thất thu về mặt doanh thu, cát xê, mà thực chất là mối nguy lâu dài.  Thực tế, ngành giải trí là lĩnh vực có sức đào thải rất lớn. Liên tục có sự thay cũ, đổi mới.

Khán giả liên tục cần ở nghệ sĩ những sản phẩm nghệ thuật mới mẻ. Hoặc ít ra, nếu không có sản phẩm mới thì ít ra phải có hình ảnh mới, tên tuổi liên tục được hâm nóng.  Bởi thế, sự ngưng lại phần nào đó, hoặc ít xuất hiện trực tiếp trước công chúng có thể khiến họ bị lãng quên.

Hiện, một số nghệ sĩ “thức thời” vẫn tiếp tục duy trì hình ảnh, tên tuổi của mình bằng nhiều cách thức khác nhau. Đó là những liveshow trực tuyến mini, những MV quay đơn giản. Hoặc, nhiều nghệ sĩ vẫn dành thời gian cố định hàng ngày, hàng tuần để hát, giao lưu với khán giả.

Tuy nhiên, tỉ lệ nghệ sĩ duy trì làm nghệ thuật trong mùa dịch rất ít, còn đa phần, các nghệ sĩ đã “nghỉ đông”, hoặc chuyển những nghề nghiệp khác có thể đem lại doanh thu tức thời, như bán hàng online…

Không có sự chuẩn bị, “ngủ quên” trong thời gian làng nghệ thuật tạm ngưng hoạt động, rất có thể khi mọi thứ khởi động trở lại, nhiều nghệ sĩ nhận ra mình đã “chậm nhịp”, đã lỡ mất những cơ hội vàng, duy trì vị trí trong lòng khán giả. Và trong làng giải trí, vị trí đã mất đi, muốn lấy lại được không phải là chuyện dễ dàng gì. 

NSND Quang Vinh - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Thị trường biểu diễn online khó có thể thay thế hoàn toàn cho truyền thống

Các chương trình biểu diễn chào mừng 30/4, 1/5... đã được chuẩn bị, dàn dựng từ trước khi thực hiện cách ly toàn xã hội. Không biết liệu những khúc ca khải hoàn này có được diễn ra theo đúng kế hoạch hay không, nhưng các nghệ sĩ luôn luôn sẵn sàng.

Để gỡ khó cho thị trường biểu diễn sau dịch, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã họp với một số đơn vị nghệ thuật để tìm hướng đi phù hợp. Dịch Covid-19 khiến người ta phải nhìn nhận và định nghĩa lại một số giá trị. Đây cũng là cơ hội để xuất hiện những giao dịch nghệ thuật khác.

Cuộc sống chậm lại nhưng lại mở ra nhiều hướng đi mới tác động đến tương lai, đời sống biểu diễn nói riêng và đời sống nghệ thuật nói chung. Thị trường biểu diễn online xuất hiện là tín hiệu mừng nhưng tất nhiên nó không thể thay thế hoàn toàn cho thị trường biểu diễn truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.