Vì sao Met Gala là sự kiện thời trang lớn nhất nước Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Met Gala trong thời trang được so sánh tương đương với giải Oscar trong điện ảnh. "Đêm diễn thời trang lớn nhất hàng năm” diễn ra với sự xuất hiện của hàng loạt ngôi sao Hollywood cùng các khách mời nổi tiếng trong giới chính trị, giới sáng tạo.

Met Gala 2022, tiếp nối chủ đề năm ngoái, cũng xoay quanh các nguyên lý của phong cách Mỹ và tiếp tục tôn vinh những người hùng vô danh về thiết kế của đất nước này. Chủ đề năm nay có tên gọi "In American: An Anthology of Fashion”.

Mục đích lớn nhất của Met Gala chính là gây quỹ thường niên cho Viện trang phục của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, Mỹ - một trong những Bảo tàng đẹp nhất thế giới. Khoảng 22,4 triệu đô la Mỹ đã được huy động trong sự kiện vào năm ngoái.

Tại Met Gala 2022, nữ chính trị gia Hillary Clinton đã mặc một thiết kế riêng của Joseph Altuzarra có thêu tên của 60 người phụ nữ đã truyền cảm hứng cho bà, từ Rosa Park đến mẹ ruột của bà. Ảnh: Jamie McCarthy / Getty Images.

Tại Met Gala 2022, nữ chính trị gia Hillary Clinton đã mặc một thiết kế riêng của Joseph Altuzarra có thêu tên của 60 người phụ nữ đã truyền cảm hứng cho bà, từ Rosa Park đến mẹ ruột của bà. Ảnh: Jamie McCarthy / Getty Images.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công chúng cũng tò mò về những yếu tố đã làm nên sự thành công và nổi tiếng của sự kiện này, khiến nó trở thành buổi trình diễn thời trang lớn nhất tại nước Mỹ?

Met Gala lần đầu chính thức tổ chức vào năm 1948 bởi nhà báo thời trang Eleanor Lambert để khuyến khích các khoản đóng góp từ giới thượng lưu New York. Sự kiện được duy trì đều đặn đến nay và thu hút sự chú ý, quan tâm của hàng tỷ người.

Hằng năm, nhắc tới Met Gala người ta sẽ nhớ tới Anna Wintour với vai trò chủ trì quan trọng và những người đồng tổ chức đều là những tên tuổi lớn của năm. Anna Wintour - Tổng biên tập của tạp chí Vogue đã điều hành buổi dạ tiệc từ năm 1995. Met gala năm 2021 gọi tên các đồng chủ tịch khác như Timothée Chalamet, Billie Eilish, Amanda Gorman và Naomi Osaka sẽ là người điều khiển sự kiện.

Tổng biên tập Vogue, đồng chủ tịch của Met Gala 2022 - Anna Wintour diện bộ đầm trong Bộ sưu tập Haute Couture Xuân-Hè 2022 của CHANEL. Điểm nhấn là chiếc vương miện tiara gia truyền từ năm 1910. Ảnh: David Fisher/ Shutterstock.

Tổng biên tập Vogue, đồng chủ tịch của Met Gala 2022 - Anna Wintour diện bộ đầm trong Bộ sưu tập Haute Couture Xuân-Hè 2022 của CHANEL. Điểm nhấn là chiếc vương miện tiara gia truyền từ năm 1910. Ảnh: David Fisher/ Shutterstock.

Còn năm 2022, sự kiện chứng kiến ​​Regina King, Blake Lively, Ryan Reynolds và Lin-Manuel Miranda làm đồng chủ tịch, trong khi Tom Ford, Adam Mosseri và Anna Wintour vẫn là đồng chủ tịch danh dự.

Theo tạp chí Vogue, một chỗ ngồi trong sự kiện Met Gala 2022 trị giá khoảng 35.000 USD. Tuy nhiên, mỗi khách mời đều phải được Anna Wintour chấp thuận. Danh sách người tham dự trong Met Gala năm 2022 được chia sẻ trước sự kiện là khoảng hơn 500 người.

Blake Lively gây chú ý với một thiết kế Atelier Versace. Ban đầu là một chiếc đầm màu đồng cổ điển, thắt nơ duyên dáng trên hông. Nhưng chỉ một lát sau đó, chiếc nơ khổng lồ ấy "nở bung" thành một tà váy khổng lồ. Ảnh: Dimitrios Kambouris/Getty Image.

Blake Lively gây chú ý với một thiết kế Atelier Versace. Ban đầu là một chiếc đầm màu đồng cổ điển, thắt nơ duyên dáng trên hông. Nhưng chỉ một lát sau đó, chiếc nơ khổng lồ ấy "nở bung" thành một tà váy khổng lồ. Ảnh: Dimitrios Kambouris/Getty Image.

Buổi dạ tiệc năm nay trùng với thời điểm khai mạc phần thứ hai của cuộc triển lãm tại Viện Trang phục. Quy định về trang phục của buổi tối là sự quyến rũ mạ vàng và cà vạt trắng, nhằm làm sống lại một "Thời đại Mạ vàng" - thời kỳ cuối thế kỷ XIX khi nước Mỹ phát triển chóng mặt, các dòng tiền liên tục đổ vào và giới thượng lưu ở đó là một tập những “đại gia” giàu có nhất thế giới. Đó là thời đại tràn đầy sự hùng vĩ và kịch tính.

Andrew Bolton - người phụ trách chính của Viện Trang phục - cho biết triển lãm sẽ tập trung vào sự phát triển của người Mỹ, bao gồm công việc của những người thợ may và nhà thiết kế. Bên cạnh những cái tên quen thuộc như Charles James, Halston và Oscar de la Renta, "rất nhiều cái tên khác thực sự đã bị lãng quên, bị bỏ qua hoặc bị xếp hạng vào phần chú thích của lịch sử thời trang”. Ông nhấn mạnh, một trong những mục đích chính của triển lãm là làm nổi bật tài năng và sự đóng góp của những cá nhân này, nhiều người trong số họ là phụ nữ.

Không gian bên trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan. Ảnh: Anna-Marie Kellen.

Không gian bên trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan. Ảnh: Anna-Marie Kellen.

Ngoài thời trang, Met Gala 2022 cũng chứng kiến ​​những "họa tiết điện ảnh" đồng hành cùng triển lãm, vì bảo tàng đã hợp tác với một số đạo diễn điện ảnh như Martin Scorsese, Sofia Coppola và Chloé Zhao.

Giống như những năm trước, Met Gala 2022 diễn ra với dàn ngôi sao dự kiến tạo dáng trên những bậc thang mang tính biểu tượng của bảo tàng trước sự kiện. Sau phần thảm đỏ của buổi tối, những người nổi tiếng và khách mời sẽ vào bên trong bảo tàng.

Dưới đây là một số hình ảnh khác của những ngôi sao tham gia Met Gala 2022:

Kaia Gerber diện thiết kế cổ điển của Alexander McQueen. Ảnh: Dimitrios Kambouris/Getty Images.

Kaia Gerber diện thiết kế cổ điển của Alexander McQueen. Ảnh: Dimitrios Kambouris/Getty Images.

Cặp đôi Alessandro Michele và Jared Leto trong trang phục của nhà mốt Gucci. Ảnh: Jamie McCarthy/Getty Images.

Cặp đôi Alessandro Michele và Jared Leto trong trang phục của nhà mốt Gucci. Ảnh: Jamie McCarthy/Getty Images.

Tessa Thompson trong bộ đầm kinh điển của nhà thiết kế Carolina Hererra. Ảnh: Jamie McCarthy/Getty Images.

Tessa Thompson trong bộ đầm kinh điển của nhà thiết kế Carolina Hererra. Ảnh: Jamie McCarthy/Getty Images.

Brooklyn Beckham và Nicola Peltz. Ảnh : Evan Agostini/AP.

Brooklyn Beckham và Nicola Peltz. Ảnh : Evan Agostini/AP.

Cardi B. Ảnh: Dimitrios Kambouris/Vogue.

Cardi B. Ảnh: Dimitrios Kambouris/Vogue.

Alicia Keys trong chiếc đầm của Ralph Lauren. Ảnh: Jamie McCarthy/Getty Images.

Alicia Keys trong chiếc đầm của Ralph Lauren. Ảnh: Jamie McCarthy/Getty Images.

Olivia Rodrigo. Ảnh: Evan Agostini/AP.

Olivia Rodrigo. Ảnh: Evan Agostini/AP.

Sau khi tham quan triển lãm của Viện Trang phục, các vị khách tiếp tục tham dự một bữa tiệc cocktail trước bữa tối cùng các hoạt động giải trí khác.

Đáng nói, Met Gala chưa bao giờ được tiết lộ chính xác những gì xảy ra bên trong, khiến nó trở nên bí ẩn hơn. Một nhà báo của The New York Times từng chia sẻ rằng những gì diễn ra bên trong Met Gala là bí mật, vì "mọi người tham dự bị cấm đăng lên mạng xã hội về những gì diễn ra sau thảm đỏ".

Năm 2021, người dẫn chương trình Keke Palmer đã từng chỉ trích, đùa cợt về bữa tối của Met Gala trên tạp chí Vogue. Nhưng ngay sau đó, cô đã phải xin lỗi Marcus Samuelsson - vị đầu bếp nổi tiếng đứng sau thực đơn Met Gala 2021.

Có thể thấy, không phải tất cả mọi người đều tuân thủ quy tắc không được chia sẻ về những gì diễn ra trong Met Gala trên mạng xã hội, hay giới truyền thông. Trước đó, năm 2018, Priyanka Chopra đã chia sẻ bức ảnh tự sướng trong nhà vệ sinh của Met Gala, cùng Tiffany Haddish và Karlie Kloss.

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .