Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .

Tiếp nối thành công của 6 kỳ hội thảo trước đây đã được tổ chức tại Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, đây là kỳ thứ 7 chuỗi hội thảo quốc tế này được tổ chức.

Theo BTC, hội thảo lần này có hơn 150 đại biểu quốc tế, Việt Nam với hơn 160 tham luận khoa học đăng ký, 90 tham luận được chọn trình bày.

Hội thảo đã thu hút nhiều nhà khoa học uy tín quốc tế tham gia

Hội thảo đã thu hút nhiều nhà khoa học uy tín quốc tế tham gia

Theo tiến sĩ Hoàng Bảo Hùng (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Huế), hội thảo phân tích thảo luận về tác động bối cảnh công nghệ số, vai trò quan trọng của công nghệ số trong ứng dụng và phát triển toàn diện xã hội, văn hóa châu Á bền vững. Đó là những tác động có ích lẫn mặt trái của cuộc cách mạng công nghệ thời đại trí tuệ nhân tạo, trong bảo vệ, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục, môi trường, đa dạng kinh tế, trao quyền cho phụ nữ, trong xây dựng các chính sách và hướng dẫn toàn diện để phát triển và bảo vệ lợi ích của xã hội và người dân.

TS Hoàng Bảo Hùng tặng hoa cho diễn giả tại hội thảo

TS Hoàng Bảo Hùng tặng hoa cho diễn giả tại hội thảo

“Trường Cao đẳng Huế tự hào, vinh dự khi được tổ chức 1 hội thảo quy mô như thế này. Mọi thứ, nhà trường đều chuẩn bị chỉnh chu, kỹ càng; mong rằng hội thảo sẽ thành công tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế song song với giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp mang tính bản địa, đó là ngôn ngữ, xã hội và văn hóa trong bức tranh chung về một châu Á hội nhập và phát triển”, thầy giáo Hoàng Bảo Hùng nói.

Tại Hội thảo, ông Phan Thiên Định (UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế) phát biểu: Huế từ lâu được biết đến là Kinh đô của nhà Nguyễn. Phát huy các giá trị đó, Huế đã và đang trở thành trung tâm văn hóa- du lịch, giáo dục- đào tạo, y tế, khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực quốc tế; được công nhận nhiều danh hiệu như Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phố Du lịch Sạch ASEAN, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Hội thảo hôm nay, với chủ đề “Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số” diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam đang tiến hành các bước thảo luận cuối cùng để xem xét bỏ phiếu cho phép thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

Ông Phan Thiên Định cũng biểu dương sự chủ động, tích cực của Trường Cao đẳng Huế trong thời gian qua đã phối hợp cùng Viện Nhân học Văn hóa và các đơn vị, tổ chức liên quan để kết nối và tổ chức Hội thảo hôm nay.

Ông Định tin tưởng Hội thảo này sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, giới nghiên cứu trong tỉnh, trong nước cũng như quốc tế.

Ông Định tin tưởng Hội thảo này sẽ thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, giới nghiên cứu trong tỉnh, trong nước cũng như quốc tế.

Bên cạnh các phiên họp tại Hội thảo, các đại biểu sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hoá Huế, một vùng đất có truyền thống lâu đời với hàng trăm di tích lăng tẩm, chùa chiền, các công trình kiến trúc đặc biệt thời nhà Nguyễn nhưng không kém phần hiện đại và vươn mình bắt nhịp với cả nước và thế giới. Huế còn là kinh đô áo dài, kinh đô ẩm thực của Việt Nam, một điểm đến với 8 di sản được UNESCO công nhận, sẽ là điểm đến của những trải nghiệm, khám phá thú vị cho các đại biểu về tham dự Hội thảo.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tràn ngập sắc màu trên mâm bánh trôi ngày Tết Hàn Thực

Không chỉ có bánh trôi chay truyền thống, Tết Hàn Thực giờ đây còn là "lễ hội" của những bàn tay khéo léo tạo nên những tác phẩm bánh trôi nước nghệ thuật xinh đẹp (Ảnh: Thu Huong Vu)
(PLVN) - Tết Hàn Thực là dịp để người Việt tưởng nhớ tổ tiên qua những mâm cúng truyền thống với bánh trôi, bánh chay. Ngày nay, những viên bánh trắng ngần đã được biến tấu đa sắc, tạo nên một bức tranh ẩm thực đầy màu sắc nhưng vẫn giữ trọn tinh thần văn hóa dân tộc.

Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025

Chương trình văn nghệ tại Lễ khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025
(PLVN) - Chiều 30/3, tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, diễn ra Lễ khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và giải Marathon Cát Bà Amatina - Heritage Road (sải bước trên miền di sản).

Du khách nô nức hành hương về Đền Hùng

Du khách nô nức hành hương về Đền Hùng
(PLVN) - Dù trời rét kèm theo mưa, nhưng hôm nay, 30/3 (tức mùng 2 tháng 3 âm lịch), rất đông người dân và du khách thập phương vẫn đến dâng hương tại Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ)...

Kiến trúc Hà Nội trong 'dòng chảy'công nghiệp văn hóa

Toàn cảnh Hà Nội xưa. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, công trình kiến trúc - nghệ thuật độc đáo, có thể trở thành những không gian sáng tạo, được kỳ vọng hòa cùng sự phát triển công nghiệp văn hóa, Thành phố sáng tạo.

Balade en France 2025: Bữa tiệc vị giác đậm chất Pháp

Balade en France 2025: Bữa tiệc vị giác đậm chất Pháp
(PLVN) - Nhiều người đã đổ về Công viên Thống Nhất trong ngày 29/3 để thưởng thức tinh hoa ẩm thực Pháp qua gần 80 gian hàng, từ các bánh ngọt kinh điển đến rượu vang hảo hạng tại Lễ hội Balade en France 2025 - một không gian lễ hội đậm chất Pháp.

Giải mã sức hút của những biểu tượng kiến trúc Hà Nội

Giải mã sức hút của những biểu tượng kiến trúc Hà Nội
(PLVN) - Là điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Việt Nam, Thủ đô Hà Nội hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa - lịch sử quý báu, cảnh quan thơ mộng, nền ẩm thực đặc sắc và đặc biệt là những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng.

Hồn thơ Hà Nội xoa dịu tâm hồn

Hà Nội có nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử sôi động giúp mọi người thư giãn, giải trí. (Ảnh minh họa trong bài: PV)
(PLVN) - Hà Nội mang vẻ đẹp của người thiếu nữ mặn mà, luôn dịu dàng, đằm thắm. Đến với Hà Nội, ta như bước vào bức tranh cổ kính, càng đi, càng chữa lành cho tâm hồn đang bề bộn suy nghĩ.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller
(PLVN) - “Bố con cá gai” của tác giả Cho Chang-In, ra mắt lần đầu tại Việt Nam năm 2017, là câu chuyện đầy cảm động và day dứt về tình cha con, về sự hy sinh của người cha cho đứa con bị bệnh nặng. Cuốn sách nhanh chóng được độc giả mọi lứa tuổi yêu mến, trở thành best-seller trong suốt nhiều năm qua.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Phố hàng Hà Nội qua quan sát của người Pháp

 Nguồn ảnh: Bác sĩ Hocquard
(PLVN) - Hà Nội 36 phố phường, có những con phố còn lưu dấu xưa lại bây giờ và vẫn làm ăn, buôn bán sầm uất, nhưng cũng có những con phố không còn theo nghề cũ do thời thế đổi thay. Cách nhìn của những nhà chính trị, nghiên cứu người Pháp về phố phường Kẻ Chợ quả là lý thú.

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'
(PLVN) - Cây cầu Long Biên là một điểm nhấn của Hà Nội mà ai ghé Thủ đô đều tới đó một lần. Đã 2 thế kỷ trôi qua, cây cầu đã chứng kiến biến đổi lịch sử của nước nhà từ Pháp thuộc, đến độc lập, đến chiến tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Ngược dòng lịch sử để chúng ta tìm hiểu câu chuyện người thợ Việt Nam xây dựng cây cầu mang tên “Paul Doumer”, nay là cầu Long Biên.

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...