Vì sao có yêu cầu tạm dừng triển lãm hội họa Điện Biên Phủ?

Khán giả đến xem triển lãm Điện Biên Phủ phải dừng lại trước cánh cửa phòng triển lãm đóng chặt - Ảnh: T.ĐIỂU
Khán giả đến xem triển lãm Điện Biên Phủ phải dừng lại trước cánh cửa phòng triển lãm đóng chặt - Ảnh: T.ĐIỂU
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội yêu cầu tạm dừng triển lãm này vì có thông tin cho rằng một số bức tranh dễ gây hiểu nhầm, đợi sở thành lập hội đồng thẩm định lại "trong một thời gian gần nhất có thể".

Triển lãm hội họa Điện Biên Phủ của họa sĩ Mai Duy Minh dự định khai mạc chiều 7-5, nhằm ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng đã phải tạm hoãn theo yêu cầu của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội - nơi từng cấp phép cho triển lãm này.

Chiều tối 7-5, khi bạn bè họa sĩ và công chúng đến dự khai mạc triển lãm Điện Biên Phủ của họa sĩ Mai Duy Minh tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) thì bất ngờ được họa sĩ xin lỗi và thông báo triển lãm phải tạm hoãn.

Ngay trước giờ khai mạc triển lãm, họa sĩ Mai Duy Minh đã có buổi họp với đại diện Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội (đơn vị trước đó đã cấp phép cho triển lãm này), đại diện Cục Mỹ thuật - nhiếp ảnh và triển lãm và đại diện Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam (nơi cho thuê địa điểm triển lãm).

Kết quả, sau buổi làm việc, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội yêu cầu tạm dừng triển lãm này vì có thông tin cho rằng một số bức tranh dễ gây hiểu nhầm, đợi Sở thành lập hội đồng thẩm định lại "trong một thời gian gần nhất có thể".

Nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo - một thành viên hội đồng duyệt triển lãm thuộc Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội, từng tham gia trong thành phần duyệt triển lãm này - cho biết sở dĩ có việc bất ngờ này là vì sáng 7-5, Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội nhận được văn bản của Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đề nghị xem xét lại triển lãm này.

Ông Bảo cũng nói Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm có ý kiến xem xét lại triển lãm nhưng lại không chỉ ra cái sai ở chỗ nào. Ông cho rằng "như thế là thiếu trách nhiệm".

Lý do khiến triển lãm phải tạm hoãn được ông Nguyễn Đỗ Bảo chia sẻ là do có những ý kiến cho rằng bức tranh chính của triển lãm Điện Biên Phủ vẽ lá cờ bị rách quá và vẽ anh bộ đội không đẹp, không đúng về giải phẫu.

Về anh bộ đội "không đúng về giải phẫu", ông Bảo nói trên thế giới có một trường phái như vậy. Còn chuyện lá cờ giữa trận chiến bị rách, ông Bảo nói: "Thực ra mà nói, bảo không có vấn đề cũng được, nó là một trường phái hiện thực khách quan, mà bảo có vấn đề thì cũng được, cờ trong trận chiến ác liệt như thế thì nó phải rách nhưng đây lại rách quá, đáng lẽ vẽ rách ít thôi".

Họa sĩ Mai Duy Minh bên tác phẩm Điện Biên Phủ - Ảnh: T.ĐIỂU

Họa sĩ Mai Duy Minh bên tác phẩm Điện Biên Phủ - Ảnh: T.ĐIỂU

Về những chi tiết gây tranh cãi này, họa sĩ Mai Duy Minh trước đó đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online anh muốn cố gắng đem đến cảm nhận chân thực nhất về một sự kiện lịch sử trong tác phẩm của mình.

Đó là chiến tranh, là máu lửa, là đau thương chứ không chỉ là niềm vui của anh bộ đội về làng, khoảnh khắc những cô gái tóc dài nở nụ cười thật tươi tay cầm hoa vẫy chào đoàn quân chiến thắng.

Tác phẩm kể với người xem một hiện thực rằng dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh rất nhiều để có được chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu.

Mai Duy Minh đã mất 10 năm để vẽ tác phẩm Điện Biên Phủ, đã vẽ cả ngàn bức phác thảo, ký họa trong quá trình vẽ bức tranh này.

Còn nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) thì lý giải tác phẩm này vẽ theo ngôn ngữ hiện thực nhưng không bị chi phối bởi phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa mang màu sắc ngợi ca một chiều.

Do đó, hình tượng người lính phất lá cờ bị rách vì bom đạn, những người nông dân gầy gò, hình thể nhuốm đầy khói súng rất khác với những hình tượng vạm vỡ, cường tráng được ca ngợi trước đây.

Đọc thêm

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.