Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.

“Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”: Bức tranh hiện thực của một giai đoạn lịch sử rực rỡ

“Mùa xuân này về trên quê ta…”, những câu hát đầu tiên của bài hát được ra đời cùng với những bước chân thần tốc của đoàn quân giải phóng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã ấp ủ và viết bài hát ấy trên hành trình “tiến về Sài Gòn”. Bài hát được hoàn thiện sau khi nhạc sĩ cùng đồng đội về nhận công tác tại thành phố Sài Gòn và được sống trong niềm vui cả nước “rợp bóng cờ bay”, sống trong cảm giác hạnh phúc đến nghẹn ngào “vui sao nước mắt lại trào”!

Nhạc sĩ Dân Huyền kể về sự ra đời của bài hát như sau: “Cuốn nhật ký của tôi ghi 4 lần nhạc sĩ Xuân Hồng đến thăm Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng tôi nhớ nhất là lần cuối năm 1974, khi chúng tôi mới đi “sơ tán” xa trở về Hà Nội. Hôm đó, Xuân Hồng cùng đi với nhà thơ Bảo Định Giang (người từng giữ chức Trưởng Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam từ thời 1956). Tôi không dự buổi tiếp, vì được Trưởng Ban Phạm Tuân giao nhiệm vụ đi đặt bữa “chả cá Lã Vọng” chiêu đãi các bạn miền Nam.

Bữa ăn đơn giản, nhưng là “đặc sản” Hà Nội, nên anh Xuân Hồng nói vui rằng: “Sang năm là năm Mẹo (Ất Mão - 1975), mà mèo lại thích ăn cá, chắc là báo hiệu cho năm Mão thắng to”. Anh Bảo Định Giang nói luôn: “Chắc là cá sắp hóa rồng rồi!”. Sau đó anh đọc bài thơ “Xuân Sài Gòn”, trong đó có câu “Xuân này em lại gặp anh - Bến Nghé sóng hát, Bến Thành chợ đông”. Anh Xuân Hồng buột miệng hát luôn “Mùa xuân này về trên quê ta, khắp đất trời biển rộng bao la…”.

Chúng tôi nghe mà cứ nghĩ đó là mở đầu cho một bài hát mùa xuân cho quê hương, đất nước nói chung. Ai ngờ, đó chính là tiền đề cho ca khúc “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” sau ngày đất nước thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà. Cái ý về địa danh Bến Nghé, Bến Thành ấy của nhà thơ cũng được nhạc sĩ đưa vào bài hát.

“Như có Bác trong ngày vui đại thắng”: Khúc hoan ca mừng chiến thắng

Nhạc sĩ Xuân Hồng. (Ảnh:TL Hội Nhạc sĩ Việt Nam)

Nhạc sĩ Xuân Hồng. (Ảnh:TL Hội Nhạc sĩ Việt Nam)

Đêm 28/4/1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của đài có tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 9 giờ 30 phút tối đến 11 giờ, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết xong bài “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Nhưng mọi người Việt Nam vẫn quen gọi đó là bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, theo câu hát mở đầu trong bài.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể lại rằng, sáng hôm sau (ngày 29/4/1975), ông mang bản nhạc lên Đài Phát thanh để thu thì Giám đốc Đài lúc đó là nhà báo Trần Lâm nói: “Bài hay lắm nhưng nếu cho thu bây giờ thì sẽ mang tiếng là “lạc quan tếu”, vì đã thống nhất đâu. Để dành đến ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ rồi thu vậy”. “Đến ngày 30/4/1975 thì tin chiến thắng tràn đi khắp nơi. Giám đốc bảo tôi đưa bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” để tốp ca của đoàn ca nhạc thu gấp, phát trong bản tin đặc biệt”.

17h, Trung ương công bố tin đại thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ra toàn thế giới. Đài Phát thanh phát tin xong là mở bài “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Bản thu đó, đoàn ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Cao Việt Bách.

Bài hát vỏn vẹn 60 ca từ đã có tới 20 từ là “Việt Nam Hồ Chí Minh”, giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích… thế nhưng ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” lại có một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, thậm chí vượt quá cả sự mong đợi của chính tác giả bài hát - nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Đọc thêm

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .