Sống lại không khí trong ngày “Đất nước trọn niềm vui”

Bài hát “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà ra đời trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang sục sôi ngày vui thống nhất. (Nhạc sĩ Hoàng Hà, nguồn: Tư liệu)
Bài hát “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà ra đời trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang sục sôi ngày vui thống nhất. (Nhạc sĩ Hoàng Hà, nguồn: Tư liệu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần 50 năm sau ngày ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” được sáng tác và thu âm lần đầu tiên. Đến nay, lời ca “Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay...” vẫn mang lại nhiều cảm xúc cho những ca sĩ biểu diễn.

Hạnh phúc trào dâng

Đêm ngày 26/4/1975, tại nhà riêng ở Hà Nội, nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác ca khúc “Đất nước trọn niềm vui”. Ông từng chia sẻ, giọng hò cao vút, âm thanh sôi nổi, giàu sức sống của cô văn công ở Đồng Tháp đã “trợ hứng” để ông hoàn thiện ca khúc. Ngay ngày hôm sau, nhạc sĩ Hoàng Hà đưa bài hát đến Đài Tiếng nói Việt Nam giao cho nhạc sĩ Nguyễn An lúc đó là Tổ trưởng Biên tập nhạc đọc và duyệt, sau đó lập tức bài hát được chuyển cho nhạc sĩ Triều Dâng dựng cho kịp.

Người được “chọn mặt, gửi vàng” thực hiện ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” là NSND Trung Kiên, ông là một ca sĩ nhạc đỏ nổi tiếng, hát thành công rất nhiều bài như “Bài ca Trường Sơn”, “Dáng đứng Việt Nam”, “Phất cờ nam tiến”,...

Trong một bài phỏng vấn, khi nói về ca khúc “Đất nước trọn niềm vui”, NSND Trung Kiên cho biết thời kháng chiến, nhạc sĩ, ca sĩ đều phải sáng tác thật nhanh, hát nhanh cho kịp với thông tin ở chiến trường. Đối với bài hát “Đất nước trọn niềm vui”, NSND Trung Kiên chỉ có một vài tiếng chuẩn bị trước khi thu âm.

Mặc dù gấp như vậy, nhưng NSND Trung Kiên không mất nhiều thời gian để hòa chung nhịp đập con tim vào từng lời ca, giai điệu của bài hát. Ông chia sẻ: “Lần đầu tiên hát “Đất nước trọn niềm vui” tôi đã vô cùng xúc động. Giai điệu của bài hát tươi vui, hào sảng, đầy khí thế. Giữa lúc ấy, tin thắng trận báo về từng giờ. Hòa trong không khí chiến thắng thiêng liêng của đất nước, tôi đã hát “Đất nước trọn niềm vui” với sự xúc động mạnh mẽ, chen lẫn nhiều cảm xúc khó tả”.

Bài hát được phát vào ngày 1/5/1975 trên Đài Phát thanh giải phóng cùng với ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Lời hát “Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông? Rạo rực sao hôm nay Bác vui với hội toàn dân/Thành đồng ơi, sắt son đã vang khải hoàn”... Tựa như tiếng của non sông đất nước Việt Nam nghìn năm anh hùng vọng lại, không chỉ khiến NSND Trung Kiên, mà tất cả những người dân nghe lúc bấy giờ đều hòa chung vào không khí tưng bừng, háo hức, hân hoan đón chào nền độc lập đang được nối kết trên dải đất hình chữ S.

Dù đã hàng chục năm trôi qua, nhưng tiết tấu nhanh, mạnh mẽ, hào hùng, vui tươi của ca khúc vẫn luôn in đậm trong lòng mỗi người con Việt Nam, cứ đến ngày 30/4 - 1/5, ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” lại được cất lên khiến hàng triệu con tim thổn thức.

Cố nhạc sĩ Hoàng Hà đã đưa ra lời nhận xét: “Tôi dự buổi thu thanh, nghe mà cảm phục anh Trung Kiên sao lại có sự đồng cảm đến thế. Giọng hát của anh đã thực sự chắp cánh cho bài hát của tôi bay lên, hoàn toàn như tôi đã tưởng tượng một ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và đất nước thống nhất”.

Tiếp nối hào khí Việt Nam

Đối với NSND Tạ Minh Tâm, bài hát “Đất nước trọn niềm vui” gắn bó với ông như máu thịt. (Nguồn: Báo Lao động).

Đối với NSND Tạ Minh Tâm, bài hát “Đất nước trọn niềm vui” gắn bó với ông như máu thịt. (Nguồn: Báo Lao động).

Sau NSND Trung Kiên, có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng đã hát vang ca khúc “Đất nước trọn niềm vui”, NSND Tạ Minh Tâm là cái tên được nhiều người biết đến. Ông đã có hơn năm thập kỷ gắn bó với ca khúc này. NSND Tạ Minh Tâm chia sẻ, vào năm 1975, ông được nghe ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” từ các ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Bài hát để lại dấu ấn khó phai trong trái tim ông. Đến năm 1985, khi đang là sinh viên Trường Quốc gia Âm nhạc TP HCM, ông may mắn được thực hiện ca khúc yêu dấu của mình tại Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thống nhất đất nước tổ chức tại TP HCM. Giọng hát của ông ngay lập tức được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Cũng từ đây, tên tuổi của Tạ Minh Tâm dần gắn liền với bài hát “Đất nước trọn niềm vui”.

Ca khúc này đã theo ông hơn 40 năm sự nghiệp ca hát. NSND Tạ Minh Tâm chia sẻ, bài hát đã gắn liền với ông như “máu thịt”, như tình yêu Tổ quốc thân thương mãi rực cháy trong trái tim. Nghệ sĩ đã cùng bài hát đi đến nhiều mảnh đất, vùng quê, tỉnh, thành, hải đảo xa xôi. Mỗi nơi để lại trong ông những cảm xúc khó phai mờ. Dù hiện tại, NSND Tạ Minh Tâm đã nghỉ hưu, nhưng đối với ông, ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong cuộc đời của mình, ông từng chia sẻ: “Ngày 30/4, tôi sẽ tiếp tục hát cho một số chương trình. Nếu không có ngày đất nước thống nhất thì cũng không có một Tạ Minh Tâm của ngày hôm nay, nên tôi rất trân trọng và tự hào được hát “Đất nước trọn niềm vui””.

Mặc dù thời đại thay đổi, xã hội phát triển, nhưng dòng nhạc cách mạng ở Việt Nam vẫn được người trẻ yêu mến, có rất nhiều nghệ sĩ trẻ dành tình yêu cho khúc khải hoàn ca “Đất nước trọn niềm vui” như: ca sĩ Trung Quang, Trọng Tấn, Đàm Vĩnh Hưng,... trình bày bài hát bằng nhiều cách khác nhau, sáng tạo, độc đáo, nhưng vẫn giữ được hào khí Việt Nam.

Mới gần đây nhất, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền (sinh năm 1980) đã ra MV “Đất nước trọn niềm vui” được đầu tư công phu, quay lại nhiều địa danh nổi tiếng như ga Hà Nội, ga Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử quân sự, vườn Bách Thảo (Hà Nội)... và tất nhiên không thể thiếu hội trường Thống Nhất. MV là sự kết hợp của nhạc đỏ với hơi thở của âm nhạc đương thời. Nữ nghệ sĩ trẻ chia sẻ, cô làm MV để gửi tình yêu đến ngày thống nhất đất nước, tri ân Tổ quốc, hướng về cội nguồn. Cô cũng mong muốn thế hệ trẻ của Việt Nam tiếp nối truyền thống yêu nước, giữ vững tinh thần mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.