Vị khách Hàn Quốc cắt tay tự vẫn “trốn tội” chiếm đoạt 80 ngàn USD?

Ba bị cáo tại phiên tòa.
Ba bị cáo tại phiên tòa.
(PLO) - Bị khống chế, người đàn ông này dùng dao cứa tay tự vẫn nhưng được Lực phát hiện kịp thời đưa đi cấp cứu. Hai ngày sau, Lực lại đưa về nhà “giam lỏng” và bị công an phường kiểm tra bắt quả tang.

Cuộc “truy tìm” đối tác “lật kèo”

Từng có thời gian dài sống ở Hàn Quốc, Nguyễn Văn Lực (SN 1974, ngụ phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội) quen biết với một số người bản địa. Sau khi về Việt Nam, Lực và Trần Văn Hà (SN 1981, ngụ thị xã Sao Đỏ, tỉnh Hải Dương) móc nối với nhóm người trên tổ chức đưa người Việt Nam sang Hàn Quốc trái phép. Đến khi “đối tác” không thực hiện cam kết bỏ trốn vào miền Nam, Lực và Hà đã đi tìm, đưa về giam giữ trái phép. Bị “giam lỏng” hơn một tháng, vị khách nước ngoài đã cắt tay tự vẫn.

Theo Kết luận điều tra: Khoảng 10h40 ngày 29/7/2015, Công an phường Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội) kiểm tra nơi ở của Lực tại tòa nhà Hansinco bắt quả tang chủ nhà đang giam giữ anh Jeong Young Bok (SN 1980, quốc tịch Hàn Quốc) trái pháp luật.

Công an còn thu giữ thêm các vật dụng gồm máy tính xách tay, đầu CPU máy tính, USB, 144 quyển hộ chiếu, một visa, một sổ hộ khẩu, năm giấy chứng minh nhân dân và bốn con dấu được cho là tang vật vụ án.

Quá trình điều tra, Lực khai nhận trong thời gian sống ở nước ngoài đã quen anh Jeong Young Bok. Khoảng tháng 3/2015, anh Bok nhập cảnh vào Việt Nam đi du lịch và mua cây cảnh đem về Hàn Quốc. Cả hai gặp nhau, Lực hỏi về việc đưa người Việt sang Hàn Quốc theo diện du lịch và khám chữa bệnh. Anh Bok nói có mối quan hệ ở Hàn Quốc có thể giúp đỡ.

Lực bàn với Hà đưa cho anh Bok và Kim Jong Do (SN 1985, quốc tịch Hàn Quốc) tổng cộng 80 ngàn USD để đưa người Việt sang Hàn. Quốc. Trong thời gian chờ đợi xuất ngoại, Hà đến Công an phường Sao Đỏ (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đăng kí tạm trú cho anh Bok và Kim Jong Do.

Đến ngày 15/6/2015 hết hạn thỏa thuận nhưng không đưa được ai đi, sợ bị đòi lại tiền, hai người đàn ông ngoại quốc trốn vào TP.HCM. Hà quyết vào tận nơi tìm bằng được. 

Ngày 19/6/2015, Hà tìm được ba người Hàn Quốc, trong đó có anh Bok và Kim Jong Do tại quận Tân Bình, đưa về Công an phường 4 quận này giải quyết, đồng thời gọi điện báo tin và yêu cầu Lực vào hỗ trợ. 

Tại công an phường, Hà nói với những người nước ngoài là quen biết nhiều lãnh đạo công an cấp cao, nếu không trả lại tiền sẽ “cho đi tù”. Hai người trên sợ nên đồng ý theo về Hà Nội trả tiền.

Sau đó, Lực và Hà đưa ba người Hàn Quốc theo xe khách từ TP.HCM ra Hà Nội vào ngày 22/6/2015. Tại đây, cả hai thỏa thuận đưa anh Kim Jong Do và Kin Sun Six về nhà Hà ở Hải Dương “tạm giữ”, còn Lực đưa anh Bok về giữ tại nhà riêng, giao cho Nguyễn Văn Mạnh (SN 1992, ngụ xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) giám sát, nếu người này ra ngoài thì Mạnh đi theo trông chừng.

Trong thời gian này, Hà nhiều lần tới gặp anh Bok đòi lại tiền, dọa không trả sẽ báo công an. Do bị giam giữ nhiều ngày và bị đe dọa, anh Bok buồn chán, suy nghĩ tiêu cực.

Ngày 24/7/2015, người đàn ông này dùng dao cứa tay tự vẫn nhưng được Lực phát hiện kịp thời đưa đi cấp cứu. Hai ngày sau, Lực lại đưa anh Bok về nhà “giam lỏng”. Đến ngày 29/7, công an phường kiểm tra bắt quả tang như trên. Ngày 4/11/2015, công an bắt tạm giam Hà.

Còn hai người Hàn Quốc được đưa về Hải Dương, Hà đưa ra công an phường đăng kí tạm trú sau đó thả cho hai người này về nước. Một người được về trước vì không liên quan đến việc nhận tiền. Người còn lại sau khi liên lạc với gia đình gửi tiền sang trả lại Hà cũng được cho về.

Với hành vi trên, CQĐT truy tố Hà và Lực về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”, truy tố Mạnh về tội “Giữ người trái pháp luật”.

Vị khách Hàn Quốc tự nguyện ở lại?

Phiên tòa sơ thẩm ngày 6/7/2016 vắng mặt bị hại, đại diện ủy quyền của anh Bok cho biết hiện anh này không có mặt tại Việt Nam. Trước đó, bị hại không có yêu cầu bồi thường. 

Quá trình xét hỏi, các bị cáo đều cho rằng không bắt giữ bị hại, anh Bok tự nguyện xin về ở tại nhà bị cáo Lực. Tại tòa, bị cáo Lực khai nhờ bị hại đưa người sang Hàn Quốc theo con đường du lịch và khám bệnh.

Số tiền 80 ngàn USD bao gồm chi phí ăn ở, bị hại đã nhận đủ tiền mặt. Bị hại nhiều lần hứa hẹn mà không đưa được ai sang nên ngày 20/5/2015 nói sẽ hoàn tiền. Chưa đến ngày hẹn, bị hại đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, cho đến khi Hà vào TP.HCM tìm được, gọi Lực nhờ giúp đỡ.

“Lúc đó, bị cáo có gọi sang cho anh trai của bị hại nói là Bok đang bị công an Việt Nam bắt. Khi thỏa thuận xong, bị cáo đưa ba người về Hà Nội. Trên đường về, bị hại nói là “cho tao về nhà mày ở”. Bị cáo thương hại, xuống đến bến xe Nước Ngầm thì nói Hà cho Bok về nhà bị cáo ở, sáng hôm sau sẽ đưa về Hải Dương trình báo”, bị cáo Lực khai. 

Cũng theo Lực, chính bị hại năn nỉ xin được ở lại Hà Nội và xin ở nhà Lực vì không ăn được món ăn Việt, nên ở cùng nhờ Lực nấu món Hàn Quốc. Trong thời gian sống cùng, Lực còn rủ Bok kinh doanh miếng chống cháy bán cho các chung cư. Bị cáo cho rằng không giam giữ bị hại và cũng không thấy Bok đòi về Hàn Quốc. Khi được hỏi có đe dọa bị hại không, bị cáo khẳng định “không”.

“Không ai muốn về mà lại đòi cắt tay tự tử. Bị cáo còn nhờ Mạnh giám sát, không cho bị hại đi đâu. Vậy mà nói không giam giữ?”, vị chủ tọa nghiêm giọng. HĐXX lấy dẫn chứng lời khai của bị hại tại CQĐT khẳng định tại TP.HCM, bị cáo nói không về sẽ cho đi tù. “Câu đó là Hà nói chứ bị cáo không nói gì”, Lực thanh minh. 

Sau một hồi quanh co, Lực thừa nhận có vài lần anh Bok nói nguyện vọng muốn về nước, nhưng nghĩ đến số tiền bị hại cầm quá lớn nên Lực không cho về.

Bị cáo Hà cũng phủ nhận việc giữ hoặc không cho bị hại đi ra ngoài. Hà cho rằng trước đó đã có đơn kiện Bok lên Công an thị xã Chí Linh. Việc Lực đưa Bok lên Hà Nội, Hà đã báo cáo công an. Hà phủ nhận việc dọa dẫm bị hại: “Bị cáo chỉ nói nếu Bok không trả tiền sẽ đưa về Công an Hải Dương để làm việc”. 

Theo lời Hà, trong quá trình bị hại bị Lực bắt giữ, Hà lên Hà Nội khoảng bốn lần. Vì Hà phủ nhận việc nói giữ bị hại lại, trong khi Lực khai Hà nói câu này, HĐXX đã cho đối chất. HĐXX cũng công bố lời khai của Hà tại CQĐT: “Bok đã cầm tiền thì phải để ý nó, để bỏ trốn về Hàn Quốc thì mệt lắm”.

Đại diện VKS TP.Hà Nội giải thích cho các bị cáo đi tìm anh Bok vì đã cầm số tiền 80 ngàn USD, nếu chỉ chấm dứt ở việc đưa bị hại đến công an phường 4 thì các bị cáo không phạm tội. Nhưng sau đó, bị cáo Hà còn gọi Lực vào TP.HCM và sau đó bắt giữ Bok trong thời gian dài.

HĐXX cũng nhận định việc bị cáo Hà khai báo tạm trú là đúng thủ tục, nhưng sau đó bắt giữ người là trái pháp luật. Trong vụ án, Hà trực tiếp vào TP.HCM tìm đưa bị hại về miền Bắc, Lực giam giữ và Mạnh đóng vai trò trợ giúp đắc lực. Tuy nhiên, xét thấy bị hại cũng có một phần lỗi, bị cáo Lực sau khi phát hiện đã đưa anh Bok đi cấp cứu là những tình tiết giảm nhẹ. 

Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt Lực 36 tháng tù, Hà 30 tháng tù về tội “bắt giữ người trái pháp luật”. Còn Mạnh nhận 24 tháng tù về tội “giữ người trái pháp luật”.

Lực và Hà còn khai, khoảng cuối tháng 12/2014, cả hai thu của 21 người Việt Nam hơn 200 ngàn USD để làm thủ tục đưa những người này sang Hàn Quốc du lịch và chữa bệnh. Những người nộp tiền đã được đưa sang Hàn Quốc và quay về Việt Nam trong thời gian hơn một tháng như cam kết.
Sau đó, Lực và Hà tiếp tục tổ chức cho những người trên đi lần hai nhưng chỉ ba người được cấp visa. Hành vi của Lực và Hà có dấu hiệu tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép nên Công an Hà Nội ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, tách hồ sơ điều tra mở rộng.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Truy tố ông Trần Đình Triển

(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Đọc thêm

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.