Về chợ Ú xem tậu trâu

Chợ Ú bắt đầu họp từ 4h và kết thúc vào lúc 9h cùng ngày.
Chợ Ú bắt đầu họp từ 4h và kết thúc vào lúc 9h cùng ngày.
(PLVN) - “Ai về chợ Ú Đại Sơn/Mua con trâu mộng lập nên đại điền”, câu ca dao lưu truyền trong dân gian trên nói về phiên chợ độc đáo ở xứ Nghệ. Đây cũng là chợ trâu bò lớn nhất Việt Nam, thậm chí là lớn nhất Đông Nam Á. 

Mỗi tháng, chợ họp 6 phiên, mỗi phiên có gần 1.700 con trâu, bò được giao dịch. Chính ngôi chợ đặc biệt này đã giúp cho vùng quê nghèo thay da đổi thịt từ nghề buôn trâu, bò và những nghề khác “ăn theo”. 

Mua bán trâu, bò bằng mắt

Ngay giữa ngã ba trung tâm xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An) có một ngôi chợ độc đáo bậc nhất xứ Nghệ chuyên buôn bán trâu bò. Đó là chợ Ú. Chợ họp ngay giữa ngã ba trung tâm xã nên là vị trí thuận lợi cho việc đi lại. Từ đây, có thể ngược lên trung tâm huyện Đô Lương hoặc theo đường N5 về TP.Vinh, cũng có thể rẽ qua huyện Yên Thành để ra Quốc lộ 7A. Đó là lý do vào những ngày họp chợ, người dân tứ xứ lại đổ về chợ Ú để giao dịch mua bán trâu, bò.

Chợ Ú thường bắt đầu từ tờ mờ sáng và kết thúc khoảng 9h cùng ngày. Với 5 giờ đồng hồ trao đổi, trả giá..., hàng nghìn con trâu, bò đã được trao cho chủ mới. Ai đã từng về Đại Sơn để chứng kiến phiên chợ Ú tập nập giao dịch chắc hẳn sẽ không quên một nét rất riêng trong mua bán gia súc xứ này: mua bán trâu bò bằng đôi mắt.

Anh Võ Văn Thịnh, một người có 16 năm kinh nghiệm mua bán trâu, bò bật mí, muốn bước chân vào chợ này, đầu tiên phải có cái nhìn chuẩn xác, tinh tường. Bởi, mọi quá trình mặc cả, ra giá tại phiên chợ đều dựa trên sự quan sát bằng mắt chứ không qua bất kỳ một công đoạn cân đo nào khi giao dịch. 

“Mỗi ngày tôi mua khoảng 50 con trâu, bò để bán lại cho khách. Tiêu chí đầu tiên mà tôi lựa chọn mua là trâu, bò phải cao, dài, nhiều thịt. Những kinh nghiệm đó mình vừa học hỏi, vừa tích lũy sau thời gian dài làm nghề này”, lời anh Thịnh.

Được biết, ngoài việc sang tận Thái Lan mua trâu, bò thì cứ đến phiên chợ, anh Thịnh lại đến chợ để tận tay chọn những con trâu, bò ưng ý nhất. Nhờ kinh nghiệm lâu năm mà công việc buôn bán của anh ngày càng phát đạt. 

Đối với những người dân đến đây mua trâu, bò để làm đầu cơ nghệp, việc lựa chọn chúng sẽ kỹ càng hơn. Người nông dân nào đi chợ cũng đều thuộc nằm lòng câu “đầu tang, xoáy tóc, hàm sà, trong ba thứ ấy cửa nhà ra đi”, để tránh. Ngoài ra, họ rất kỵ loại “trâu cười”, hay trâu “tam trinh” tức là ba mắt - có một cục lồi giữa trán giống như mắt thứ ba. Còn bò, thì kỵ bò “bạch thiệt” tức trắng lưỡi, hay bò “đốm đuôi” tức đuôi bị trắng... 

Loại trâu, bò được ưa chuộng nhất là “mồm gấu dai, tai lá mít, đít lồng bàn”, đó là giống tạp ăn, dễ nuôi. 

Đối với thương lái, việc thua lỗ trong mua bán là bình thường. Nhưng với nông dân luôn xem trâu, bò là con vật quý nên mua nhầm trâu bò “nghịch” là điều tối kỵ. Vì vậy, khi đi mua một con giống, họ thường nhờ cả chục người, bao gồm anh em nội, ngoại và những vị cao niên trong làng. Sau phiên chợ, sẽ có một bữa cơm thân mật được bày dọn như để cảm ơn mọi người và chào đón con giống mới, với hi vọng “người bạn đồng hành” sẽ giúp kinh tế gia đình đi lên. 

 

Muôn kiểu kiếm tiền từ chợ Ú

Theo những bậc cao niên tại Đại Sơn, chợ Ú chính thức có từ năm 1976. Chợ họp mỗi tháng 6 phiên vào các ngày 1, 6,11,16,21,26 âm lịch. Ngoài việc mua bán, tại chợ Ú, người dân ở đây còn kiếm tiền bằng nhiều cách nữa.

Đầu tiên là nghề “đòi trâu” - dắt trâu, bò thuê. Đây là nghề mà nhiều phụ nữ và trẻ em nơi đây có thể làm. Cứ đến phiên chợ, những người này lại theo chân những lái trâu đi tìm “hang”. Công việc của họ là dắt trâu bò mà lái trâu mua ở chợ đến địa điểm đã chỉ sẵn với tiền công nhất định. Giá cả phụ thuộc vào chặng đường ngắn hoặc dài. Công việc này tuy vất vả và mạo hiểm nhưng mức tiền công cao nên nhiều người vẫn theo đuổi.

Thứ đến là nghề “quản trâu”. Do quá trình vận chuyển qua nhiều ngày nên trâu, bò bị bỏ đói và gầy đi. Thế nên, các thương lái thuê người dân địa phương chăn thả trâu, bò để “hàng” béo tốt lên sẽ được giá hơn lúc đem ra chợ. Khi trâu, bò về đến nơi nhưng chưa đến ngày họp chợ, người chủ thường thuê người dân địa phương cho trâu ra đồng ăn cỏ. Vì thế, rất dễ bắt gặp dọc theo tuyến N5, tại địa phận Đại Sơn, hai bên đường có rất nhiều trâu, bò đang được chăn thả. 

Anh Võ Văn Thanh, trú xã Đại Sơn - người chuyên đi vỗ béo trâu thuê cho biết, mỗi ngày anh được trả khoảng 200 nghìn đồng để dọn dẹp, cho trâu, bò ăn. “Công việc không quá vất vả nhưng đòi hỏi người làm phải chịu khó”, anh Thanh nói. 

Tại chợ Ú cũng dễ dàng bắt gặp cách kiếm tiền của những thương lái có uy tín tại địa phương. Công việc của họ chỉ là bắt giùm “hàng” cho những chủ lò mổ đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, sau đó lãnh “hoa hồng”. Thực tế đây là một hình thức mua rẻ bán đắt nhờ việc thỏa thuận được giá cả khá cao với chủ lò mổ cùng con mắt nghề dày dặn khi mua, nên mỗi phiên chợ những thương lái này cũng thu về khoản tiền kha khá mà không cần bỏ vốn. 

Bên cạnh những người có nhu cầu mua bán trâu bò, hiện nay trên địa bàn gần chợ này còn xuất hiện một số người làm nghề “cò” trâu bò. Mỗi phiên chợ, “cò” giúp khách tìm đúng hàng, đứng ra góp ý thống nhất chốt giá cho cả hai bên. Khi cuộc mua bán thành công, họ được nhận “hoa hồng”. Việc này đôi khi có phiền lòng, nhưng khách hàng lâu dần thành quen, xem đó như một thực tế hiển nhiên trong mua bán tại chợ. 

Gần khu vực chợ Ú, không ít gia đình đã tận dụng diện tích đất sẵn có dựng rặc (chuồng tạm bợ) làm nơi trú chân cho trâu, bò trong lúc chờ đưa lên xe. Các thương lái khi mua đủ hàng thì phải thuê rặc. Nếu chưa mua đủ chuyến hàng thì phải mua thức ăn như cỏ, rơm từ người dân địa phương. Từ đó, nghề trồng cỏ voi tại đây càng mở rộng. 

Khách quan mà nói, nhờ có chợ Ú, kinh tế của người dân nơi đây khá dần lên, diện mạo của xã Đại Sơn giờ thay đổi. Ông Nguyễn Cảnh Lâm - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cũng thừa nhận điều này. Không ít hộ dân đã làm giàu từ nghề buôn trâu, bò. Và cũng không ít người kiếm được tiền từ những nghề liên quan quanh chợ. Thậm chí, nhiều hộ gia đình đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng hoa màu không hiệu quả để trồng cỏ bán cho các hộ buôn trâu, bò. 

Chủ tịch Lâm cho hay, từ lâu chợ Ú đã trở thành nét riêng của xứ Nghệ. Chính quyền và người dân nơi đây luôn ý thức để gìn giữ nét văn hóa đó. Ngoài việc duy trì phiên chợ, chính quyền cũng phổ biến cho người dân về văn hóa ứng xử, mua bán trong chợ, tránh tình trạng lời to, tiếng nặng…

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.