Văn hóa giáo dục

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Giáo dục thời nào cũng vậy, chức năng là "tải đạo", hình thành nên nhân cách con người và các phẩm chất tri thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thời đại và xã hội đó

Vì thế, nội hàm của giáo dục đã là văn hóa, ví dụ, những kiến thức truyền dạy cùng với tư cách ông thầy phải là "khuôn vàng, thước ngọc", được chọn lọc và tiếp thu từ tri thức nhân loại và truyền thống dân tộc, giáo dục cũng chính là bảo tồn văn hóa và bồi đắp văn hóa, tạo nên nền văn hóa của đất nước, dân tộc.

Với ý nghĩa đó thì tinh thần "giáo dục là quốc sách" phải được thấm nhuần trong tất cả các lĩnh vực của xã hội chứ không chỉ nhăm nhăm vào tỷ lệ ngân sách quốc gia dành cho giáo dục.

Chưa năm nào vào năm học mới mà "sôi động" những ý kiến trái chiều như năm học này. Hình như những dồn nén, ức chế bởi một nền giáo dục bất cập có dịp được bung ra và người ta sỉ vả không tiếc lời, không cần đến văn hóa ứng xử và bỏ qua cả cái đạo lý truyền thống "tôn sư, trọng đạo". Những người tỏ thái độ bằng những ý kiến phê phán nặng nề này đều là lớp học sinh trước kia của nền giáo dục hiện tại, đó cũng là biểu hiện một phần của kết quả đào tạo.

"Cả giận mất khôn" người ta đã đánh đồng hai sự việc khác hoàn toàn nhau vào chung một "rọ": Đó là chữ viết "cải cách" của Tiến sỹ Bùi Hiền và chương trình cải cách giáo dục ở bậc tiểu học của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Về chữ cải cách của ông Bùi Hiền đã không được chấp nhận ở bất cứ nơi đâu thì chẳng nên bới lại làm gì.

Riêng chương trình giáo dục thực nghiệm của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã được tiến hành 40 năm nay và được nhiều phụ huynh tín nhiệm. Giáo sư đã dành cả cuộc đời mình để tìm con đường giáo dục đúng đắn, hợp quy luật, đi cùng sự tiến bộ nhân loại và thích ứng với điều kiện nước nhà như vậy thì cần trân trọng tâm huyết của ông. Mục đích của Giáo sư không đi cùng đường với những người "cải cách để chia tiền" mà ông đã thẳng thắn chỉ ra.

Những bất cập của nền giáo dục hiện nay, ông Đại không liên quan gì cả. Còn chương trình giáo dục thực nghiệm của ông có hữu ích không, có phải là hướng đi đúng đắn của giáo dục hiện đại không, đó lại là chuyện khác. Cái này cần có cái nhìn tổng thể, toàn diện và đánh giá khách quan chứ không thể "thầy bói xem voi" mà phê phán, chỉ căn cứ vào tiểu tiết thôi là quá phiến diện. Những học sinh ở trường thực nghiệm Giảng Võ đã trưởng thành, làm nhiều công việc khác nhau, đảm trách nhiều cương vị trong xã hội hoặc trong nghiên cứu khoa học, hãy hỏi họ xem họ đánh giá về chương trình này cùng các người thầy đã dạy họ như thế nào.

Một lần nữa, trước khi Luật Giáo dục (sửa đổi) được thông qua cần xem xét kỹ càng chủ trương "giáo dục là quốc sách" đã được thực hiện như thế nào trong bối cảnh giáo dục đang có những biểu hiện bất công, bất cập, rất nhiều tiêu cực hiện nay. Từ đó mà khai quang, mở ra "con đường sáng" cho tương lai nước nhà.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là tìm cách xử lý những “điểm nghẽn” về thể chế để bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. (Ảnh: quochoi.vn)

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 1: Nhu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan

(PLVN) -  Tại sao việc tinh gọn tổ chức bộ máy lại trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và vì sao người dân ngày càng tin tưởng, kỳ vọng vào quá trình đổi mới này? Những câu hỏi đó đang dần có lời đáp bằng những quyết tâm, quyết sách hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, nhằm giải quyết những bức thiết đặt ra từ thực tiễn.

Đọc thêm

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Cần chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm doanh nghiệp có thể bảo vệ sáng tạo của mình và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền lợi. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp lý hiệu quả, công bằng và linh hoạt. Đây là hướng đi phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.